CTTĐT – Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng vụ khô hanh 2015 - 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 – 2017 được tổ chức vào chiều nay 18/11 tại UBND huyện Văn Yên.
Quang cảnh Hội nghị
Trong năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng đã có sự chuyển biến tích cực. Các cấp, các ngành và chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng. Tính đến hết năm 2015, diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái là trên 428 nghìn ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 62,2%. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch bảo vệ gần 153 nghìn ha rừng phòng hộ, đặc dụng và thực hiện ký hợp đồng giao khoán bảo vệ trên 49 nghìn ha rừng tự nhiên sản xuất sau quy hoạch bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh. Để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và phát triển rừng ngay tại cơ sở, lực lượng kiểm lâm đã bố trí cho toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh đều có cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn để kịp thời tham mưu giúp chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương. Công tác phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội và chính quyền địa phương được duy trì thường xuyên. Nhờ vậy tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển, chế biến, tàng trữ lâm sản và động vật rừng trái phép trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được kiểm soát tại cơ sở. Các vụ việc vi phạm được xử lý kịp thời. Trong 10 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh đã kiểm tra và lập biên bản 219 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, xử lý 208 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước trên 700 triệu đồng. Công tác phát triển rừng được chú trọng. Tính đến 20/09/2016, trên địa bàn tỉnh đã trồng được trên 14.736 ha rừng, đạt 98,2% kế hoạch năm.
Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm và đôn đốc thường xuyên. Công tác giáo dục tuyên truyền, tập huấn về phòng cháy chữa cháy rừng được chú trọng. Nhờ vậy ý thức, trách nhiệm của chính quyền, địa phương, chủ rừng và người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên đã được nâng cao; đặc biệt là ở cấp cơ sở đã thu hút sự tham gia tích cực của người dân địa phương đối với việc bảo vệ và phát triển rừng. Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thống kê danh sách, diện tích rừng của các chủ rừng, phê duyệt kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng; kiểm tra, nghiệm thu, thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng được đảm bảo đúng quy định và được thực hiện chặt chẽ từ tỉnh đến huyện.
Tuy nhiên, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép; công tác chỉ đạo về quản lý bảo vệ rừng chưa được thường xuyên, thiếu quyết liệt; nội dung và hình thức tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa đa dạng; việc xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng ở cấp xã còn chưa cụ thể ở từng khu vực; công tác kiểm tra, đôn đốc của các chủ rừng nhà nước chưa thường xuyên, công tác khoán bảo vệ rừng chưa gắn trách nhiệm của hộ nhận khoán với diện tích rừng bị phá, bị cháy… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
Tại Hội nghị, các địa phương đã tập trung thảo luận, bàn các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian tới. Trong đó tập trung vào các nội dung như đánh giá về kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các địa phương, việc xử lý vi phạm về bảo vệ rừng, giải quyết vi phạm tại các vùng giáp ranh, vấn đề chi trả phí môi trường rừng, sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong quản lý, bảo vệ rừng…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bô tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và biểu dương những kết quả mà các cấp, các ngành, các địa phương đã đạt đạt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian qua. Để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô hanh năm 2016 -2017, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, đoàn thể, các địa phương và các chủ rừng cần thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1685/CT-TTg; Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 568/CT-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chỉ thị số 16/CT-UBND của UBND tỉnh về tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Đối với công tác phòng cháy chữa cháy rừng, đồng chí đề nghị cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong từng cộng đồng dân cư; Làm tốt công tác dự báo cháy rừng, kịp thời thông tin về dự báo cháy rừng, đặc biệt là trong những tháng cao điểm; ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động xây dựng bảng các cấp phòng cháy; Huy động các lực lượng trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Làm tốt công tác phối hợp giữa lực lượng Công an, quân đội với các lực lượng khác để làm tốt công tác phòng chống cháy rừng. Thực hiện tốt các quy định phòng cháy chữa cháy, quản lý chặt chẽ việc đốt nương rẫy, hướng dẫn nhân dân về cách đốt nương. Ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ lâm sản trái phép. Nắm bắt, theo dõi, xử lý thông tin, dự báo, cảnh báo tình hình cháy rừng. Kịp thời tham mưu đề xuất các biện pháp chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng. Chấn chỉnh, nâng cao năng lực của lực lượng chuyên trách ngành; rà soát, bố trí tăng cường cán bộ tại các điểm nóng về phá rừng, có nguy cơ cháy rừng cao. Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt phương châm “phòng cháy là chính, chữa cháy phải khẩn trương, kịp thời” theo phương châm 4 tại chỗ. Cần thường xuyên đôn đốc thực hiện các phương pháp phòng cháy, chữa cháy….
Trong công tác phát triển rừng, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm cần thực hiện tốt công tác quản lý và phát triển rừng. Quan tâm trồng mới diện tích rừng đầu nguồn, đặc biệt là ở 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Đối với trồng rừng sản xuất cần chuẩn bị tốt các điều kiện về đất, về giống để nâng cao năng suất, chất lượng của diện tích rừng trồng mới. Ngăn chặn và đẩy lùi việc phá rừng làm nương rẫy, việc buôn bán và vận chuyển lâm sản trái phép. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các đối tượng vi phạm Luật bảo vệ rừng; kịp thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
937 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng vụ khô hanh 2015 - 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 – 2017 được tổ chức vào chiều nay 18/11 tại UBND huyện Văn Yên.Trong năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng đã có sự chuyển biến tích cực. Các cấp, các ngành và chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng. Tính đến hết năm 2015, diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái là trên 428 nghìn ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 62,2%. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch bảo vệ gần 153 nghìn ha rừng phòng hộ, đặc dụng và thực hiện ký hợp đồng giao khoán bảo vệ trên 49 nghìn ha rừng tự nhiên sản xuất sau quy hoạch bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh. Để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và phát triển rừng ngay tại cơ sở, lực lượng kiểm lâm đã bố trí cho toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh đều có cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn để kịp thời tham mưu giúp chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương. Công tác phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội và chính quyền địa phương được duy trì thường xuyên. Nhờ vậy tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển, chế biến, tàng trữ lâm sản và động vật rừng trái phép trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được kiểm soát tại cơ sở. Các vụ việc vi phạm được xử lý kịp thời. Trong 10 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh đã kiểm tra và lập biên bản 219 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, xử lý 208 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước trên 700 triệu đồng. Công tác phát triển rừng được chú trọng. Tính đến 20/09/2016, trên địa bàn tỉnh đã trồng được trên 14.736 ha rừng, đạt 98,2% kế hoạch năm.
Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm và đôn đốc thường xuyên. Công tác giáo dục tuyên truyền, tập huấn về phòng cháy chữa cháy rừng được chú trọng. Nhờ vậy ý thức, trách nhiệm của chính quyền, địa phương, chủ rừng và người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên đã được nâng cao; đặc biệt là ở cấp cơ sở đã thu hút sự tham gia tích cực của người dân địa phương đối với việc bảo vệ và phát triển rừng. Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thống kê danh sách, diện tích rừng của các chủ rừng, phê duyệt kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng; kiểm tra, nghiệm thu, thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng được đảm bảo đúng quy định và được thực hiện chặt chẽ từ tỉnh đến huyện.
Tuy nhiên, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép; công tác chỉ đạo về quản lý bảo vệ rừng chưa được thường xuyên, thiếu quyết liệt; nội dung và hình thức tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa đa dạng; việc xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng ở cấp xã còn chưa cụ thể ở từng khu vực; công tác kiểm tra, đôn đốc của các chủ rừng nhà nước chưa thường xuyên, công tác khoán bảo vệ rừng chưa gắn trách nhiệm của hộ nhận khoán với diện tích rừng bị phá, bị cháy… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
Tại Hội nghị, các địa phương đã tập trung thảo luận, bàn các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian tới. Trong đó tập trung vào các nội dung như đánh giá về kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các địa phương, việc xử lý vi phạm về bảo vệ rừng, giải quyết vi phạm tại các vùng giáp ranh, vấn đề chi trả phí môi trường rừng, sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong quản lý, bảo vệ rừng…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bô tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và biểu dương những kết quả mà các cấp, các ngành, các địa phương đã đạt đạt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian qua. Để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô hanh năm 2016 -2017, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, đoàn thể, các địa phương và các chủ rừng cần thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1685/CT-TTg; Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 568/CT-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chỉ thị số 16/CT-UBND của UBND tỉnh về tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Đối với công tác phòng cháy chữa cháy rừng, đồng chí đề nghị cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong từng cộng đồng dân cư; Làm tốt công tác dự báo cháy rừng, kịp thời thông tin về dự báo cháy rừng, đặc biệt là trong những tháng cao điểm; ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động xây dựng bảng các cấp phòng cháy; Huy động các lực lượng trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Làm tốt công tác phối hợp giữa lực lượng Công an, quân đội với các lực lượng khác để làm tốt công tác phòng chống cháy rừng. Thực hiện tốt các quy định phòng cháy chữa cháy, quản lý chặt chẽ việc đốt nương rẫy, hướng dẫn nhân dân về cách đốt nương. Ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ lâm sản trái phép. Nắm bắt, theo dõi, xử lý thông tin, dự báo, cảnh báo tình hình cháy rừng. Kịp thời tham mưu đề xuất các biện pháp chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng. Chấn chỉnh, nâng cao năng lực của lực lượng chuyên trách ngành; rà soát, bố trí tăng cường cán bộ tại các điểm nóng về phá rừng, có nguy cơ cháy rừng cao. Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt phương châm “phòng cháy là chính, chữa cháy phải khẩn trương, kịp thời” theo phương châm 4 tại chỗ. Cần thường xuyên đôn đốc thực hiện các phương pháp phòng cháy, chữa cháy….
Trong công tác phát triển rừng, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm cần thực hiện tốt công tác quản lý và phát triển rừng. Quan tâm trồng mới diện tích rừng đầu nguồn, đặc biệt là ở 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Đối với trồng rừng sản xuất cần chuẩn bị tốt các điều kiện về đất, về giống để nâng cao năng suất, chất lượng của diện tích rừng trồng mới. Ngăn chặn và đẩy lùi việc phá rừng làm nương rẫy, việc buôn bán và vận chuyển lâm sản trái phép. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các đối tượng vi phạm Luật bảo vệ rừng; kịp thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.