Trung bình mỗi năm, nước ta chào đón khoảng 1,5 triệu trẻ ra đời, trong đó có 1,5% đến 2%, tương đương với 22.500 đến 30.000 trẻ không may mắn mắc các dị tật bẩm sinh.
Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh là một trong những giải pháp giúp trẻ sinh ra tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Năm 2015, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh thực hiện chương trình sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh tại 20 xã thuộc 4 huyện/ thị/ thành phố là: thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, Yên Bình và thị xã Nghĩa Lộ.
Việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh là một trong những giải pháp giúp trẻ sinh ra tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Đây là một chương trình mới, có ý nghĩa quan trọng khi mà tỉnh ta còn là một tỉnh nghèo, trình độ dân trí chưa đồng đều, người dân, đặc biệt là người dân ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn chưa được tiếp cận với các thông tin, mục đích, ý nghĩa của việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
Đối với mô hình sàng lọc trước sinh, bà mẹ mang thai dưới 14 tuần sẽ được siêu âm đo độ dày da gáy thai nhi, nếu da gáy dày bất thường sẽ chuyển người mẹ lên tuyến trên - nơi có đủ trang thiết bị để phát hiện những dị tật ở thai nhi. Còn với sàng lọc sơ sinh, em bé sinh ra từ 24 - 48 giờ được lấy 2 giọt máu ở gót chân rồi gửi về Bệnh viện Phụ sản Trung ương xét nghiệm.
Kết quả có chỉ sau vài ngày, nhờ đó, sớm phát hiện được những dị tật ở trẻ sơ sinh mà mắt thường không nhìn thấy được như: hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh khác. Từ đó, các bác sĩ sẽ tìm biện pháp can thiệp kịp thời đối với những bệnh có thể chữa được và tư vấn tâm lý cho người mẹ cũng như gia đình.
Để người dân hiểu được tác dụng của việc sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, năm vừa qua, Chi cục DS-KHHGĐ tiếp tục phối hợp với các trung tâm DS-KHHGĐ tại các huyện, thị, thành phố tổ chức 42 buổi truyền thông nhóm, nói chuyện chuyên đề với trên 1.200 đối tượng phụ nữ mang thai và phụ nữ sắp kết hôn tham gia; tư vấn trực tiếp cho 122 hộ gia đình có phụ nữ mang thai. Nhờ vậy, nhận thức của phụ nữ trong độ tuổi sinh nở ngày càng được nâng cao.
Chị Hoàng Diệu Thúy ở thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Trước đây, tôi không biết gì về sàng lọc trước sinh hay sàng lọc sơ sinh cả, đến khi có bầu, được các chị cán bộ dân số phân tích, tư vấn cặn kẽ từng nội dung, lúc đấy tôi mới thấy được tầm quan trọng của việc khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Vì vậy, tôi thường xuyên đi khám thai định kỳ và khi sinh cháu được 1 ngày tuổi tôi cho cháu thực hiện lấy máu gót chân. Khi nhận tờ kết quả âm tính tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Giờ con tôi khỏe mạnh, cân nặng lúc nào cũng nhỉnh hơn chúng bạn”.
Ngoài việc tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ y tế, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh còn cung cấp các trang thiết bị, dụng cụ lấy mẫu máu cho các trung tâm y tế huyện, thị xã. Trong năm 2017, các địa phương triển khai chương trình đã tiến hành siêu âm sàng lọc trước sinh cho 1.500 phụ nữ mang thai, phát hiện 25 trường hợp dị tật, bất thường; 71 trẻ sơ sinh được lấy máu gót chân, phát hiện đoán 02 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD chuyển lên tuyến trên điều trị.
Bà Vũ Thị Nga - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: "Con số này vẫn là quá ít so nhu cầu thực tế. Cũng bởi đây là chương trình mới, chỉ thực hiện chi trả cho một số nhóm đối tượng như người nghèo, cận nghèo, bà con đồng bào dân tộc thiểu số giới hạn trong 20 xã tại 4 huyện/ thị/ thành phố trong tỉnh. Bởi vậy, để chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh thực sự đi vào cuộc sống cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, tích cực của các cấp, các ngành, nhất là người dân cần nâng cao nhận thức, hiểu biết của mình về công tác này. Đặc biệt, cần tăng cường xã hội hóa dịch vụ này để nhiều trẻ được sàng lọc hơn, từ đó mới có thể phát hiện sớm bệnh và hạn chế tối đa việc để lại di chứng bệnh tật ở trẻ, góp phần nâng cao chất lượng dân số”.
1328 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Trung bình mỗi năm, nước ta chào đón khoảng 1,5 triệu trẻ ra đời, trong đó có 1,5% đến 2%, tương đương với 22.500 đến 30.000 trẻ không may mắn mắc các dị tật bẩm sinh. Năm 2015, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh thực hiện chương trình sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh tại 20 xã thuộc 4 huyện/ thị/ thành phố là: thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, Yên Bình và thị xã Nghĩa Lộ.
Việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh là một trong những giải pháp giúp trẻ sinh ra tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Đây là một chương trình mới, có ý nghĩa quan trọng khi mà tỉnh ta còn là một tỉnh nghèo, trình độ dân trí chưa đồng đều, người dân, đặc biệt là người dân ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn chưa được tiếp cận với các thông tin, mục đích, ý nghĩa của việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
Đối với mô hình sàng lọc trước sinh, bà mẹ mang thai dưới 14 tuần sẽ được siêu âm đo độ dày da gáy thai nhi, nếu da gáy dày bất thường sẽ chuyển người mẹ lên tuyến trên - nơi có đủ trang thiết bị để phát hiện những dị tật ở thai nhi. Còn với sàng lọc sơ sinh, em bé sinh ra từ 24 - 48 giờ được lấy 2 giọt máu ở gót chân rồi gửi về Bệnh viện Phụ sản Trung ương xét nghiệm.
Kết quả có chỉ sau vài ngày, nhờ đó, sớm phát hiện được những dị tật ở trẻ sơ sinh mà mắt thường không nhìn thấy được như: hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh khác. Từ đó, các bác sĩ sẽ tìm biện pháp can thiệp kịp thời đối với những bệnh có thể chữa được và tư vấn tâm lý cho người mẹ cũng như gia đình.
Để người dân hiểu được tác dụng của việc sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, năm vừa qua, Chi cục DS-KHHGĐ tiếp tục phối hợp với các trung tâm DS-KHHGĐ tại các huyện, thị, thành phố tổ chức 42 buổi truyền thông nhóm, nói chuyện chuyên đề với trên 1.200 đối tượng phụ nữ mang thai và phụ nữ sắp kết hôn tham gia; tư vấn trực tiếp cho 122 hộ gia đình có phụ nữ mang thai. Nhờ vậy, nhận thức của phụ nữ trong độ tuổi sinh nở ngày càng được nâng cao.
Chị Hoàng Diệu Thúy ở thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Trước đây, tôi không biết gì về sàng lọc trước sinh hay sàng lọc sơ sinh cả, đến khi có bầu, được các chị cán bộ dân số phân tích, tư vấn cặn kẽ từng nội dung, lúc đấy tôi mới thấy được tầm quan trọng của việc khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Vì vậy, tôi thường xuyên đi khám thai định kỳ và khi sinh cháu được 1 ngày tuổi tôi cho cháu thực hiện lấy máu gót chân. Khi nhận tờ kết quả âm tính tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Giờ con tôi khỏe mạnh, cân nặng lúc nào cũng nhỉnh hơn chúng bạn”.
Ngoài việc tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ y tế, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh còn cung cấp các trang thiết bị, dụng cụ lấy mẫu máu cho các trung tâm y tế huyện, thị xã. Trong năm 2017, các địa phương triển khai chương trình đã tiến hành siêu âm sàng lọc trước sinh cho 1.500 phụ nữ mang thai, phát hiện 25 trường hợp dị tật, bất thường; 71 trẻ sơ sinh được lấy máu gót chân, phát hiện đoán 02 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD chuyển lên tuyến trên điều trị.
Bà Vũ Thị Nga - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: "Con số này vẫn là quá ít so nhu cầu thực tế. Cũng bởi đây là chương trình mới, chỉ thực hiện chi trả cho một số nhóm đối tượng như người nghèo, cận nghèo, bà con đồng bào dân tộc thiểu số giới hạn trong 20 xã tại 4 huyện/ thị/ thành phố trong tỉnh. Bởi vậy, để chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh thực sự đi vào cuộc sống cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, tích cực của các cấp, các ngành, nhất là người dân cần nâng cao nhận thức, hiểu biết của mình về công tác này. Đặc biệt, cần tăng cường xã hội hóa dịch vụ này để nhiều trẻ được sàng lọc hơn, từ đó mới có thể phát hiện sớm bệnh và hạn chế tối đa việc để lại di chứng bệnh tật ở trẻ, góp phần nâng cao chất lượng dân số”.