CTTĐT - Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, các công trình công trên địa bàn khi có mưa bão, lũ lớn xảy ra, năm 2018 Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) thị xã Nghĩa Lộ đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm và chủ động phòng chống ngay từ những ngày đầu năm.
Xã Nghĩa Lợi kiểm tra các điểm xung yếu khi có mưa lũ
Thị xã Nghĩa Lộ là địa phương nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, mưa bão và ngập úng cao của tỉnh. Năm 2017, thị xã bị ảnh hưởng trực tiếp của 3 cơn bão và 1 trận áp thấp nhiệt đới đã gây mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn, cuốn trôi nhiều tài sản, hoa màu, cơ sở vật chất và tính mạng của người dân, ước thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Dù được dự báo trước nhưng chính quyền và nhân dân địa phương, đặc biệt là các thôn bản nơi gần suối, vùng có nguy cơ sạt lở, ngập úng cũng không thể lường trước được với sự biến đổi bất ngờ của thời tiết.
Xác định rõ việc phòng tránh thiên tai cho nhân dân là việc cấp bách và quan trọng, rút kinh nghiệm từ mùa mưa bão những năm qua, đặc biệt là năm 2017, sau khi bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng trực tiếp từ trận áp thấp nhiệt đới xảy ra vào tháng 10, UBND Thị xã Nghĩa Lộ đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND 7 xã phường, đặc biệt là Ban Chỉ huy PCTT-TKCN thị xã khẩn trương khoanh vùng và xác định các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống ngay từ đầu năm.
Theo đó, thị xã xác định rõ, cụ thể và chi tiết các vùng có nguy cơ bị ngập lụt gồm: thôn Pá Làng, Ả Hạ - xã Nghĩa Phúc; 7/10 thôn bản gần suối Thia của xã Nghĩa Lợi; thôn Nậm Đông 1 - xã Nghĩa An; Bản Ten, bản Ngoa, bản No ỏng - phường Pú Trạng; tổ dân phố 1, 2, 8 của phường Cầu Thia; tổ Ao sen 2, 3, 2/3 - phường Tân An và khu vực suối Pổi bản Căng Nà, Pá Khết, Bàn Lè, tổ dân phố 2 - Phường Trung tâm. Thị xã chỉ đạo triển khai các biện pháp chống ngập đối với lúa, hoa màu, thủy sản, vật nuôi và ngập úng nhà cửa với các biện pháp chủ yếu như: đánh luống vun cao đất, chống ngập cho mạ, chắn lưới, đắp đập và khơi thông cống rãnh, kênh mương tưới tiêu.
Đối với khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét gồm: Bản Ten, bản Ngoa, bản Noỏng - phường Pú Trạng; Thôn Sà Rèn - xã Nghĩa Lợi; thôn Pá làng, Ả Hạ, bản Pưn, bản Bay - xã Nghĩa Phúc; thôn Nậm Đông 2 - xã Nghĩa An và Tổ dân phố 1, 2, 8 của phường Cầu Thia. Khu vực này được chú ý trọng điểm bởi lũ quét, lũ ống thường xảy ra bất ngờ, chưa có dự báo trước nên phải chủ động các biện pháp khoanh vùng, rà xoát và ứng phó khi xảy ra như: đảm bảo phương châm “4 tại chỗ”; đồng thời, nắm chắc địa hình, nhất là mạng lưới đường giao thông, kể cả đường mòn, đường tắt và hệ thống thông tin liên lạc của khu vực với bên ngoài; chuẩn bị chu đáo lực lượng, phương tiện, hậu cần và theo dõi sát diễn biến thời tiết, tin cảnh báo của cơ quan khí tượng. Thông tin của các hộ dân và từng cá nhân phải được UBND xã, phường nắm chắc để rà soát và thống kê kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra, người dân có ý thức tự giác chấp hành lệnh sơ tán khi có nguy cơ xảy ra lũ quét.
Đối với khu vực có nguy cơ sạt lở đất đồi như: khu Căng đồn thuộc tổ dân phố 9 - phường Pú Trạng; thôn Đêu 1, Nâm Đông 1, 2, khu vực đường dốc đi Nậm Đông thuộc thôn Đêu 3 và thôn Ả Thượng xã Nghĩa Phúc. Khu vực có nguy cơ sạt lở bờ suối như: Tổ 2, 8 phường Cầu Thia; bản Chao Hạ 2, Phán Hạ - xã Nghĩa Lợi. Khu vực này cần có kế hoạch di dời dân, các hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở đất, sạt lở bờ kè để di dời trước, trong và sau sạt lở đặc biệt là người già, trẻ em, phụ nữ đến nơi an toàn. Cần xác định đúng nguyên nhân gây sạt, gia cố lại các đoạn bị sạt bằng các nguyên vật liệu bền vững. Cùng với đó, các xã phường kiểm tra, rà soát và yêu cầu các hộ dân sống ven suối giải phóng các vật cản dòng chảy như: Tre, gỗ, vật liệu xây dựng tại các khe suối trước mùa mưa.
Khu vực có nguy cơ xảy ra lốc xoáy được thị xã xác định gồm: 7/10 thôn bản của xã Nghĩa Lợi; thôn Ả Hạ, bản Pưn, bản Bay - xã Nghĩa Phúc; bản Căng Nà, Pá Khết - Phường Trung tâm; bản Ten, bản Ngoa, bản Noỏng - Phường Pú Trạng; tổ 1 - Phường Cầu Thia và các tổ 1, 3, 4, 5 phường Tân An. Khu vực này cần triển khai các biện pháp phòng chống như: Xây dựng các công trình, nhà ở kiến cố, thường xuyên gia cố nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng dông gió, lốc xoáy; chặt tỉa cây, nhánh của các cây cao, dễ gẫy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện…hay khi có mưa kèm theo giông, cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những khu vực nhà tạm bợ đến những nơi an toàn, vững chắc hơn, tránh núp dưới bóng cây, trú ẩn trong nhà tạm bợ dễ bị ngã đổ gây tai nạn.
Trước mắt, thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục chỉ đạo 7 xã phường, các cơ quan đơn vị trên địa bàn tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ PCTT - TKCN tại địa bàn quản lý, triển khai đầy đủ và kịp thời các văn bản chỉ đạo của tỉnh, thị xã về PCTT - TKCN. Tăng cường kiểm tra trực ban tại các cơ quan đơn vị và kiểm tra công tác 4 tại chỗ. Các ngành, các cấp từ thị xã đến cơ sở tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về PCTT-TKCN bằng nhiều hình thức như: tập huấn, huấn luyện nâng cao kỹ năng tổ chức tìm kiếm cứu nạn cho cán bộ và lực lượng dân quân ở 7 xã phường và tự vệ của các đơn vị; vận động nhân dân chủ động di dời con người và tài sản đến nơi an toàn. Tuyên truyền cho người dân sống dọc các con suối, khe, đập tuyệt đối không được xúc củi, đánh bắt cá khi có mưa lũ. Các xã, phường khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT - TKCN, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đồng thời điều chỉnh phương án ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2018 xong trước ngày 10/4/2018 cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Ngoài việc chủ động các phương án của địa phương mình, cần xây dựng kế hoạch hiệp đồng, ứng cứu các xã phường khác; đảm bảo thông tin liên lạc, báo cáo cụ thể khi có tình huống thiên tai xảy ra.
Trước sự biến đổi khó lường của thời tiết, chỉ có sự chủ động về nhân lực, vật lực, tuân thủ theo các phương án ứng phó cụ thể, chi tiết đã được chuẩn bị sẵn sàng thì mới có thể hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Người dân nhất thiết cần và phải nâng cao nhận thức của bản thân về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để tự cứu sống mình và cứu sống người khác trong bão lũ, thiên tai./.
1796 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, các công trình công trên địa bàn khi có mưa bão, lũ lớn xảy ra, năm 2018 Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) thị xã Nghĩa Lộ đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm và chủ động phòng chống ngay từ những ngày đầu năm.
Thị xã Nghĩa Lộ là địa phương nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, mưa bão và ngập úng cao của tỉnh. Năm 2017, thị xã bị ảnh hưởng trực tiếp của 3 cơn bão và 1 trận áp thấp nhiệt đới đã gây mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn, cuốn trôi nhiều tài sản, hoa màu, cơ sở vật chất và tính mạng của người dân, ước thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Dù được dự báo trước nhưng chính quyền và nhân dân địa phương, đặc biệt là các thôn bản nơi gần suối, vùng có nguy cơ sạt lở, ngập úng cũng không thể lường trước được với sự biến đổi bất ngờ của thời tiết.
Xác định rõ việc phòng tránh thiên tai cho nhân dân là việc cấp bách và quan trọng, rút kinh nghiệm từ mùa mưa bão những năm qua, đặc biệt là năm 2017, sau khi bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng trực tiếp từ trận áp thấp nhiệt đới xảy ra vào tháng 10, UBND Thị xã Nghĩa Lộ đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND 7 xã phường, đặc biệt là Ban Chỉ huy PCTT-TKCN thị xã khẩn trương khoanh vùng và xác định các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống ngay từ đầu năm.
Theo đó, thị xã xác định rõ, cụ thể và chi tiết các vùng có nguy cơ bị ngập lụt gồm: thôn Pá Làng, Ả Hạ - xã Nghĩa Phúc; 7/10 thôn bản gần suối Thia của xã Nghĩa Lợi; thôn Nậm Đông 1 - xã Nghĩa An; Bản Ten, bản Ngoa, bản No ỏng - phường Pú Trạng; tổ dân phố 1, 2, 8 của phường Cầu Thia; tổ Ao sen 2, 3, 2/3 - phường Tân An và khu vực suối Pổi bản Căng Nà, Pá Khết, Bàn Lè, tổ dân phố 2 - Phường Trung tâm. Thị xã chỉ đạo triển khai các biện pháp chống ngập đối với lúa, hoa màu, thủy sản, vật nuôi và ngập úng nhà cửa với các biện pháp chủ yếu như: đánh luống vun cao đất, chống ngập cho mạ, chắn lưới, đắp đập và khơi thông cống rãnh, kênh mương tưới tiêu.
Đối với khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét gồm: Bản Ten, bản Ngoa, bản Noỏng - phường Pú Trạng; Thôn Sà Rèn - xã Nghĩa Lợi; thôn Pá làng, Ả Hạ, bản Pưn, bản Bay - xã Nghĩa Phúc; thôn Nậm Đông 2 - xã Nghĩa An và Tổ dân phố 1, 2, 8 của phường Cầu Thia. Khu vực này được chú ý trọng điểm bởi lũ quét, lũ ống thường xảy ra bất ngờ, chưa có dự báo trước nên phải chủ động các biện pháp khoanh vùng, rà xoát và ứng phó khi xảy ra như: đảm bảo phương châm “4 tại chỗ”; đồng thời, nắm chắc địa hình, nhất là mạng lưới đường giao thông, kể cả đường mòn, đường tắt và hệ thống thông tin liên lạc của khu vực với bên ngoài; chuẩn bị chu đáo lực lượng, phương tiện, hậu cần và theo dõi sát diễn biến thời tiết, tin cảnh báo của cơ quan khí tượng. Thông tin của các hộ dân và từng cá nhân phải được UBND xã, phường nắm chắc để rà soát và thống kê kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra, người dân có ý thức tự giác chấp hành lệnh sơ tán khi có nguy cơ xảy ra lũ quét.
Đối với khu vực có nguy cơ sạt lở đất đồi như: khu Căng đồn thuộc tổ dân phố 9 - phường Pú Trạng; thôn Đêu 1, Nâm Đông 1, 2, khu vực đường dốc đi Nậm Đông thuộc thôn Đêu 3 và thôn Ả Thượng xã Nghĩa Phúc. Khu vực có nguy cơ sạt lở bờ suối như: Tổ 2, 8 phường Cầu Thia; bản Chao Hạ 2, Phán Hạ - xã Nghĩa Lợi. Khu vực này cần có kế hoạch di dời dân, các hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở đất, sạt lở bờ kè để di dời trước, trong và sau sạt lở đặc biệt là người già, trẻ em, phụ nữ đến nơi an toàn. Cần xác định đúng nguyên nhân gây sạt, gia cố lại các đoạn bị sạt bằng các nguyên vật liệu bền vững. Cùng với đó, các xã phường kiểm tra, rà soát và yêu cầu các hộ dân sống ven suối giải phóng các vật cản dòng chảy như: Tre, gỗ, vật liệu xây dựng tại các khe suối trước mùa mưa.
Khu vực có nguy cơ xảy ra lốc xoáy được thị xã xác định gồm: 7/10 thôn bản của xã Nghĩa Lợi; thôn Ả Hạ, bản Pưn, bản Bay - xã Nghĩa Phúc; bản Căng Nà, Pá Khết - Phường Trung tâm; bản Ten, bản Ngoa, bản Noỏng - Phường Pú Trạng; tổ 1 - Phường Cầu Thia và các tổ 1, 3, 4, 5 phường Tân An. Khu vực này cần triển khai các biện pháp phòng chống như: Xây dựng các công trình, nhà ở kiến cố, thường xuyên gia cố nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng dông gió, lốc xoáy; chặt tỉa cây, nhánh của các cây cao, dễ gẫy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện…hay khi có mưa kèm theo giông, cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những khu vực nhà tạm bợ đến những nơi an toàn, vững chắc hơn, tránh núp dưới bóng cây, trú ẩn trong nhà tạm bợ dễ bị ngã đổ gây tai nạn.
Trước mắt, thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục chỉ đạo 7 xã phường, các cơ quan đơn vị trên địa bàn tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ PCTT - TKCN tại địa bàn quản lý, triển khai đầy đủ và kịp thời các văn bản chỉ đạo của tỉnh, thị xã về PCTT - TKCN. Tăng cường kiểm tra trực ban tại các cơ quan đơn vị và kiểm tra công tác 4 tại chỗ. Các ngành, các cấp từ thị xã đến cơ sở tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về PCTT-TKCN bằng nhiều hình thức như: tập huấn, huấn luyện nâng cao kỹ năng tổ chức tìm kiếm cứu nạn cho cán bộ và lực lượng dân quân ở 7 xã phường và tự vệ của các đơn vị; vận động nhân dân chủ động di dời con người và tài sản đến nơi an toàn. Tuyên truyền cho người dân sống dọc các con suối, khe, đập tuyệt đối không được xúc củi, đánh bắt cá khi có mưa lũ. Các xã, phường khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT - TKCN, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đồng thời điều chỉnh phương án ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2018 xong trước ngày 10/4/2018 cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Ngoài việc chủ động các phương án của địa phương mình, cần xây dựng kế hoạch hiệp đồng, ứng cứu các xã phường khác; đảm bảo thông tin liên lạc, báo cáo cụ thể khi có tình huống thiên tai xảy ra.
Trước sự biến đổi khó lường của thời tiết, chỉ có sự chủ động về nhân lực, vật lực, tuân thủ theo các phương án ứng phó cụ thể, chi tiết đã được chuẩn bị sẵn sàng thì mới có thể hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Người dân nhất thiết cần và phải nâng cao nhận thức của bản thân về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để tự cứu sống mình và cứu sống người khác trong bão lũ, thiên tai./.