CTTĐT- Để chủ động phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân 2016 - 2017, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống đói, rét đã được chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền và cơ quan chuyên môn.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung áp dụng mọi biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, nhất là đàn trâu, bò nhằm giảm tối đa thiệt hại đối với sản xuất chăn nuôi. huy động nguồn nhân lực tại chỗ, bám sát địa bàn để chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, tình hình dịch bệnh ở địa phương, thông tin kịp thời đến người chăn nuôi biết để chủ động phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Các cơ quan chuyên môn, phối hợp với các đoàn thể và chính quyền các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, vận động mỗi hộ chăn nuôi có một cây rơm, rạ hoặc cỏ khô làm thức ăn dự phòng, tận dụng diện tích quanh nhà và các diện tích đất không sử dụng trồng cây vụ đông để trồng cỏ, ngô dày đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc. Kiểm tra hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, tổ chức che chắn chuồng trại chăn nuôi nhằm phòng, chống mưa rét, gió lùa. Không cho gia súc làm việc hay chăn thả ngoài đồng, đồi bãi chăn thả, trên rừng qua đêm trong những ngày nhiệt độ xuống dưới 12ºC. Đồng thời bổ sung thức ăn tinh bột, thức ăn giàu đạm, thức ăn thô xanh, nước uống ấm, vitamin, muối khoáng …; đốt lửa sưởi ấm cho vật nuôi (đặc biệt gia súc non) trong những ngày giá rét, băng tuyết để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho đàn gia súc.
Chủ động bố trí ngân sách địa phương hỗ trợ cấp bách để người dân có điều kiện thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc. Thống kê và thực hiện hỗ trợ các hộ có gia súc bị chết rét trong điều kiện bất khả kháng. Kiên quyết không hỗ trợ cho gia súc bị chết do đói, rét đối với các hộ không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống đói, rét đã được chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền và cơ quan chuyên môn. Đồng thời Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng gia súc, gia cầm chết do đói, rét, dịch bệnh trên địa bàn do nguyên nhân chủ quan và do chỉ đạo chưa quyết liệt các biện pháp nêu trên.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân về các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm tại cơ sở.
Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm, phát hiện sớm các trường hợp vật nuôi mắc bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả; chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiêm phòng, công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, bãi chăn thả và cơ sở giết mổ, chợ buôn bán gia súc, gia cầm.
Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập các đoàn liên ngành nắm bắt tình hình, chỉ đạo tại các địa phương khi có rét đậm, rét hại kéo dài trên diện rộng. Đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất chăn nuôi kịp thời, hiệu quả. Tổng hợp báo cáo đột xuất, thường xuyên theo quy định báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để có giải pháp chỉ đạo kịp thời…
1937 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Để chủ động phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân 2016 - 2017, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung áp dụng mọi biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, nhất là đàn trâu, bò nhằm giảm tối đa thiệt hại đối với sản xuất chăn nuôi. huy động nguồn nhân lực tại chỗ, bám sát địa bàn để chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, tình hình dịch bệnh ở địa phương, thông tin kịp thời đến người chăn nuôi biết để chủ động phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Các cơ quan chuyên môn, phối hợp với các đoàn thể và chính quyền các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, vận động mỗi hộ chăn nuôi có một cây rơm, rạ hoặc cỏ khô làm thức ăn dự phòng, tận dụng diện tích quanh nhà và các diện tích đất không sử dụng trồng cây vụ đông để trồng cỏ, ngô dày đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc. Kiểm tra hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, tổ chức che chắn chuồng trại chăn nuôi nhằm phòng, chống mưa rét, gió lùa. Không cho gia súc làm việc hay chăn thả ngoài đồng, đồi bãi chăn thả, trên rừng qua đêm trong những ngày nhiệt độ xuống dưới 12ºC. Đồng thời bổ sung thức ăn tinh bột, thức ăn giàu đạm, thức ăn thô xanh, nước uống ấm, vitamin, muối khoáng …; đốt lửa sưởi ấm cho vật nuôi (đặc biệt gia súc non) trong những ngày giá rét, băng tuyết để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho đàn gia súc.
Chủ động bố trí ngân sách địa phương hỗ trợ cấp bách để người dân có điều kiện thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc. Thống kê và thực hiện hỗ trợ các hộ có gia súc bị chết rét trong điều kiện bất khả kháng. Kiên quyết không hỗ trợ cho gia súc bị chết do đói, rét đối với các hộ không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống đói, rét đã được chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền và cơ quan chuyên môn. Đồng thời Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng gia súc, gia cầm chết do đói, rét, dịch bệnh trên địa bàn do nguyên nhân chủ quan và do chỉ đạo chưa quyết liệt các biện pháp nêu trên.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân về các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm tại cơ sở.
Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm, phát hiện sớm các trường hợp vật nuôi mắc bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả; chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiêm phòng, công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, bãi chăn thả và cơ sở giết mổ, chợ buôn bán gia súc, gia cầm.
Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập các đoàn liên ngành nắm bắt tình hình, chỉ đạo tại các địa phương khi có rét đậm, rét hại kéo dài trên diện rộng. Đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất chăn nuôi kịp thời, hiệu quả. Tổng hợp báo cáo đột xuất, thường xuyên theo quy định báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để có giải pháp chỉ đạo kịp thời…