CTTĐT - Sáng 27/12/2016, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên (1996 – 2016). Trung tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.
Tại điểm cầu Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái
20 năm qua, triển khai thực hiện Pháp lệnh, các bộ, ngành Trung ương, địa phương, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đã quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện toàn diện công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên (DBĐV) theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế ở từng Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Việc thực hiện quản lý nhà nước về lực lượng DBĐV ngày càng chặt chẽ, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong các tầng lớp xã hội, là tiền đề xây dựng lực lượng DBĐV hùng hậu; thực hiện đường lối chiến lược của Đảng, Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Các địa phương, cơ quan, đơn vị tiêu biểu trong thực hiện Pháp lệnh về lực lượng DBĐV đó là các tỉnh: Bắc Ninh/Qk1, Ninh Bình/Qk3, Thanh Hóa/Qk4, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắc Lăk, Gia Lai/Qk5, Đồng Nai/Qk7, Đồng Tháp, Hậu Giang/Qk9, quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng/Qk3; Bộ Tham mưu/Qk9; Cục Quân lực/BTTM; Sư đoàn Bộ binh 390/Qđ 1, Sư đoàn bộ binh 355/Qk2, Sư đoàn Bộ binh 350/Qk3; Lữ đoàn Tăng Thiết giáp 206/Qk4, Sư đoàn bộ binh 317/Qk7 và Sư đoàn Bộ binh 4/Qk9.
Thời gian tới, công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ chính sau: tích cực tuyên truyền Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thực hiện; quán triệt sâu sắc và thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Chỉ thị số 16 – CT/TW, Kết luận số 41-KL/TW; Hướng dẫn số 246-HD/ĐU và Chương trình hành động số 247-Ctr/ĐU về xây dựng DBĐV; Điều chỉnh quy mô loại hình tổ chức các đơn vị DBĐV phù hợp với thực lực nguồn của từng địa phương, địa bàn; Xây dựng các kế hoạch về động viên phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sát với điều kiện của từng địa phương, đơn vị; Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, thời gian đào tạo sỹ quan dự bị, huấn luyện quân nhân dự bị và đơn vị DBĐV, trọng tâm là huấn luyện đội ngũ cán bộ khung B từ tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng và tương đương trở lên; Không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác động viên các cấp.
1407 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 27/12/2016, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên (1996 – 2016). Trung tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.20 năm qua, triển khai thực hiện Pháp lệnh, các bộ, ngành Trung ương, địa phương, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đã quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện toàn diện công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên (DBĐV) theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế ở từng Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Việc thực hiện quản lý nhà nước về lực lượng DBĐV ngày càng chặt chẽ, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong các tầng lớp xã hội, là tiền đề xây dựng lực lượng DBĐV hùng hậu; thực hiện đường lối chiến lược của Đảng, Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Các địa phương, cơ quan, đơn vị tiêu biểu trong thực hiện Pháp lệnh về lực lượng DBĐV đó là các tỉnh: Bắc Ninh/Qk1, Ninh Bình/Qk3, Thanh Hóa/Qk4, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắc Lăk, Gia Lai/Qk5, Đồng Nai/Qk7, Đồng Tháp, Hậu Giang/Qk9, quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng/Qk3; Bộ Tham mưu/Qk9; Cục Quân lực/BTTM; Sư đoàn Bộ binh 390/Qđ 1, Sư đoàn bộ binh 355/Qk2, Sư đoàn Bộ binh 350/Qk3; Lữ đoàn Tăng Thiết giáp 206/Qk4, Sư đoàn bộ binh 317/Qk7 và Sư đoàn Bộ binh 4/Qk9.
Thời gian tới, công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ chính sau: tích cực tuyên truyền Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thực hiện; quán triệt sâu sắc và thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Chỉ thị số 16 – CT/TW, Kết luận số 41-KL/TW; Hướng dẫn số 246-HD/ĐU và Chương trình hành động số 247-Ctr/ĐU về xây dựng DBĐV; Điều chỉnh quy mô loại hình tổ chức các đơn vị DBĐV phù hợp với thực lực nguồn của từng địa phương, địa bàn; Xây dựng các kế hoạch về động viên phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sát với điều kiện của từng địa phương, đơn vị; Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, thời gian đào tạo sỹ quan dự bị, huấn luyện quân nhân dự bị và đơn vị DBĐV, trọng tâm là huấn luyện đội ngũ cán bộ khung B từ tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng và tương đương trở lên; Không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác động viên các cấp.