Ngày 16/7/2014, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1120/QĐ-UBND công nhận đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Di tích lịch sử đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên
1. Tên Di tích
- Di tích lịch sử đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác của Di tích: Thánh Mẫu linh từ - tên gọi theo bức đại tự của đền; Đền Quạch - tên gọi gắn với địa danh làng Quạch.
2. Loại hình Di tích
- Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 1120/QĐ-UBND ngày 16/7/2014 của UBND tỉnh Yên Bái công nhận di tích đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đến Di tích
Di tích lịch sử đền Thánh Mẫu tại thôn 6 xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền cách UBND xã Mậu Đông khoảng 2km, cách thị trấn Mậu A khoảng 8km và cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 40 km về phía Bắc.
Để đến Di tích du khách đi bằng đường bộ và đường sắt đều thuận tiện. Nếu du khách đi bằng tàu Yên Bái - Lào Cai tới ga Mậu Đông, đi tiếp khoảng 6 km là tới nơi Di tích. Đi đường bộ từ trung tâm thành phố Yên Bái du khách đi theo tỉnh lộ 151 (Yên Bái - Khe Sang) đến thị trấn Mậu A, đi tiếp khoảng 8km đến xã Mậu Đông là đến Di tích. Du khách qua cầu Yên Bái đi theo Quốc lộ 32 Âu Lâu - Quy Mông đến thị trấn Mậu A, đi tiếp khoảng 8 km đến xã Mậu Đông là tới Di tích.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Theo sách ghi chép lại, xưa kia dân cư làng Quạch xã Mậu Đông nằm bên tả ngạn sông Hồng có ít người sinh sống, cuộc sống quanh năm phụ thuộc vào nông nghiệp, săn bắt và buôn bán ở ven sông. Đây còn là nơi giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa của người dân làng Quạch với các nhà buôn từ nơi khác đến. Trong quá trình sinh hoạt và lao động sản xuất của người dân Mậu Đông phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, do đó tín ngưỡng thờ thần, thánh đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn. Theo quan niệm đó, vào những năm 1930-1931 của thế kỷ XX đồng bào Tày xã Mậu Đông xây dựng đền Quạch, đền thờ Thánh Mẫu và các vị thần sông, thần núi, thần thổ địa với mong muốn các vị thần này luôn che chở, bảo vệ và phù hộ cho dân làng khỏi bệnh tật và sự xâm phạm của các thế lực khác.
Năm 1934-1936 và 1940-1945 một số người Kinh ở Nam Định và Hà Tây (nay là Hà Nội) lên làng Quạch buôn bán và định cư lâu dài tại đây. Trong quá trình sinh hoạt đời sống hàng ngày đã có sự giao thoa văn hóa giữa dân tộc Tày và dân tộc Kinh. Người Kinh bị ảnh hưởng của văn hóa Tày và người Tày cũng bị ảnh hưởng của nền văn hóa người Kinh và đền Quạch của người Tày là nơi sinh hoạt văn hóa chung của cả cộng đồng. Do đó đền Quạch được đổi tên thành đền Thánh Mẫu và được tọa lạc tại thôn 6 làng Quạch xã Mậu Đông, huyện Văn Yên. Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Thoải Phủ.
Theo truyền thuyết, Mẫu Thoải Phủ là vợ của vua Thủy Tề, là Hoàng hậu dưới Thủy cung cai quản việc sông nước. Do đó, tục thờ Mẫu chủ đền ở miền sông nước là một nhu cầu không thể thiếu của người dân làng Quạch. Vì theo tín ngưỡng dân gian người Việt, Mẫu Thoải là biểu tượng thần thánh và có mặt ở tất cả các bến sông, suối... cũng như chế ngự các vị thần mưa, thần gió mỗi khi các vị thần này xâm hại đến hạ giới. Mẫu Thoải còn có phép thần thông biến hóa, xua đuổi và diệt trừ yêu ma, thủy quái mỗi khi chúng đến làm hại ngư dân.
Đền Thánh Mẫu còn thờ vọng đền Đông Cuông. Từ xa xưa, tục thờ vọng - nghĩa là vái lạy từ xa được những người xa quê, ít được về trong những ngày giỗ, tết. Lập bàn thờ vọng là hướng vọng về quê thờ ông bà tổ tiên; cùng nhau xây dựng nhà thờ họ rồi cử người đến bàn thờ chính xin chân hương về thờ. Cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu, người dân làng Quạch còn thờ vọng Đông Cuông. Xưa kia, do cuộc sống khó khăn, giao thông đi lại vất vả nên người dân làng Quạch không có điều kiện đi lễ ở đền Đông Cuông. Khi xây dựng đền Thánh Mẫu, người dân làng Quạch đã lấy chân nhang tại đền Đông Cuông về thờ ở đền Thánh Mẫu. Việc thờ vọng đền Đông Cuông tại đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông đã giúp cho người dân trong làng đi lễ thường xuyên hơn.
Khởi đầu, đền Quạch (nay là đền Thánh Mẫu), xã Mậu Đông được dựng bằng gỗ xoan, lợp cọ; gồm 5 gian, trong đó 3 gian đại bái; 2 gian hậu cung. Nhà quay theo hướng Nam, tường được lịa bằng gỗ. Gian hậu cung có đặt 3 pho tượng bằng gỗ được xếp thành 1 hàng, dưới 3 pho tượng đặt 3 hòm, sơn màu đen. Gian đại bái đặt 1 bát hương, có ngai thờ, không có tượng, hai bên có 2 lọ lục bình bằng gỗ.
Năm 2000, đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông được nhân dân xây dựng lại tại thôn 6, đền rộng 3 gian, mái lợp tôn. Mặt đền quay theo hướng Tây Nam, phía trước mặt là sông Hồng, tổng diện tích của đền khoảng 140m2. Gian trong cùng của đền thờ Mẫu, gian ngoài thờ Tứ phủ ông Hoàng, Đức Thánh trần và ban Sơn trang (Lớp 1: Gồm 3 pho tượng: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải; Lớp 2: Gồm Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tứ phủ ông Hoàng, Ngũ vị tôn ông; Bên trái của đền là ban Sơn trang, bên phải là ban Trần triều).
Di tích đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông đền có kiến trúc đẹp, có đủ các đồ thờ tự, ngai thờ được sơn son thiếp vàng và tượng thờ đầy đủ.
6. Các nhân vật được thờ tự
Đền thờ Thánh Mẫu và thờ vọng đền Đông Cuông, thờ Mẫu Thường Ngàn, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải Phủ cùng ngũ vị Tôn ông, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu.
7. Các hiện vật trong Di tích
+ Lớp 1: Gồm 3 pho tượng: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải.
+ Lớp 2: Gồm Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tứ phủ ông Hoàng, Ngũ vị tôn ông.
+ Bên trái của đền là ban Sơn trang, bên phải là ban Trần triều.
8. Phong tục lễ hội
Hàng năm tại đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông thường diễn ra nhiều lễ hội, trong đó có một số lễ hội chính như:
Lễ Thượng nguyên vào ngày 15 tháng Giêng: Trước ngày lễ, các gia đình trong làng cùng nhau đóng góp tiền chuẩn bị các lễ vật như: Thịt lợn, thịt gà, xôi nếp, hoa, quả, rượu. Lợn dâng cúng tại đền bắt buộc là lợn đen, trọng lượng to hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế. Đến ngày lễ, các lễ vật được đưa ra đền từ sáng sớm. Khoảng 8 giờ sáng chủ nhang bắt đầu làm lễ, thời gian làm lễ khoảng 1 giờ.
Lễ thờ Mẫu ngày 18/3 âm lịch: Theo dân gian Việt Nam "Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ" - do đó tục thờ Mẫu là nghi lễ quan trọng nhất của đền. Vào ngày này, người dân làng Quạch lại nô nức chuẩn bị lễ vật: thịt lợn, thịt gà, xôi nếp, hoa, quả, rượu, bánh kẹo…dâng cúng để tưởng nhớ công lao của Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Thoải Phủ, trong đó Mẫu Thoải người được tôn thờ là Mẫu ở miền sông. Sau khi làm các nghi lễ cúng tế, nhà đền tổ chức hầu bóng. Hầu bóng là một nghi lễ không thể thiếu trong ngày giỗ Mẹ vào tháng ba.
Lễ giỗ Cha ngày 20/8 âm lịch: Theo hệ thống thần linh của người Việt, Đức Thánh Trần là một nhân thần có thật trong lịch sử. Một anh hùng cứu quốc đã trở thành một vị Thánh, ông mất ngày 20/8 (âm lịch). Tháng tám giỗ Cha, người dân làng Quạch lại cùng nhau chuẩn bị các lễ như thịt lợn, thịt gà, xôi nếp, hoa, quả, rượu… để dâng lên trong ngày giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo; tưởng nhớ công ơn của người anh hùng dân tộc có trí, có tài, nhân ái với người, trung hiếu với quốc gia.
Lễ mừng cơm mới tháng 10 âm lịch: Đây là nghi lễ được tổ chức nhất định vào một ngày của tháng 10 âm lịch hàng năm, ngày được chọn để tổ chức lễ mừng cơm mới không được trùng với ngày kiêng cữ của gia đình như ngày mất của ông bà, bố mẹ, người thân trong gia đình. Khi thấy lúa trên nương nhà mình đã chín thì tổ chức lễ mừng cơm mới sau đó tiến hành gặt lúa nương.Lễ vật dâng cúng là thịt lợn, thịt gà, xôi nếp, rượu, hoa, quả. Nghi lễ cúng giống như các ngày lễ Thượng Nguyên và lễ giỗ Mẫu, giỗ Đức Thánh Trần.
Lễ Tất niên - ngày 23 tháng Chạp: Đây là nghi lễ kết thúc một năm cũ, chuẩn bị đón một năm mới. Được tổ chức vào tháng Chạp hàng năm, lễ tất niên được người dân làng Quạch tổ chức mang ý nghĩa xua đuổi những điều không may mắn của năm cũ, chuẩn bị đón một năm mới với nhiều điều may mắn hơn, tốt đẹp hơn. Lễ vật dâng cúng cho lễ tất niên gồm thịt lợn, thịt gà, xôi, rượu, hóa, quả… Sau phần lễ là phần hội với những trò chơi dân gian truyền thống.
Di tích đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông là thiết chế văn hóa, tín ngưỡng có từ lâu đời, là một địa danh gắn với lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đặc biệt là gắn với nền văn hóa, văn minh sông Thao (sông Hồng) suốt chiều dài lịch sử. Đền Thánh Mẫu là di sản văn hóa và trở thành biểu tượng linh thiêng của nhân dân xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đồng thời là nơi kế thừa, lưu giữ những nét văn hóa cổ truyền; phát huy truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
5771 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 16/7/2014, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1120/QĐ-UBND công nhận đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên Di tích
- Di tích lịch sử đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác của Di tích: Thánh Mẫu linh từ - tên gọi theo bức đại tự của đền; Đền Quạch - tên gọi gắn với địa danh làng Quạch.
2. Loại hình Di tích
- Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 1120/QĐ-UBND ngày 16/7/2014 của UBND tỉnh Yên Bái công nhận di tích đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đến Di tích
Di tích lịch sử đền Thánh Mẫu tại thôn 6 xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền cách UBND xã Mậu Đông khoảng 2km, cách thị trấn Mậu A khoảng 8km và cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 40 km về phía Bắc.
Để đến Di tích du khách đi bằng đường bộ và đường sắt đều thuận tiện. Nếu du khách đi bằng tàu Yên Bái - Lào Cai tới ga Mậu Đông, đi tiếp khoảng 6 km là tới nơi Di tích. Đi đường bộ từ trung tâm thành phố Yên Bái du khách đi theo tỉnh lộ 151 (Yên Bái - Khe Sang) đến thị trấn Mậu A, đi tiếp khoảng 8km đến xã Mậu Đông là đến Di tích. Du khách qua cầu Yên Bái đi theo Quốc lộ 32 Âu Lâu - Quy Mông đến thị trấn Mậu A, đi tiếp khoảng 8 km đến xã Mậu Đông là tới Di tích.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Theo sách ghi chép lại, xưa kia dân cư làng Quạch xã Mậu Đông nằm bên tả ngạn sông Hồng có ít người sinh sống, cuộc sống quanh năm phụ thuộc vào nông nghiệp, săn bắt và buôn bán ở ven sông. Đây còn là nơi giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa của người dân làng Quạch với các nhà buôn từ nơi khác đến. Trong quá trình sinh hoạt và lao động sản xuất của người dân Mậu Đông phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, do đó tín ngưỡng thờ thần, thánh đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn. Theo quan niệm đó, vào những năm 1930-1931 của thế kỷ XX đồng bào Tày xã Mậu Đông xây dựng đền Quạch, đền thờ Thánh Mẫu và các vị thần sông, thần núi, thần thổ địa với mong muốn các vị thần này luôn che chở, bảo vệ và phù hộ cho dân làng khỏi bệnh tật và sự xâm phạm của các thế lực khác.
Năm 1934-1936 và 1940-1945 một số người Kinh ở Nam Định và Hà Tây (nay là Hà Nội) lên làng Quạch buôn bán và định cư lâu dài tại đây. Trong quá trình sinh hoạt đời sống hàng ngày đã có sự giao thoa văn hóa giữa dân tộc Tày và dân tộc Kinh. Người Kinh bị ảnh hưởng của văn hóa Tày và người Tày cũng bị ảnh hưởng của nền văn hóa người Kinh và đền Quạch của người Tày là nơi sinh hoạt văn hóa chung của cả cộng đồng. Do đó đền Quạch được đổi tên thành đền Thánh Mẫu và được tọa lạc tại thôn 6 làng Quạch xã Mậu Đông, huyện Văn Yên. Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Thoải Phủ.
Theo truyền thuyết, Mẫu Thoải Phủ là vợ của vua Thủy Tề, là Hoàng hậu dưới Thủy cung cai quản việc sông nước. Do đó, tục thờ Mẫu chủ đền ở miền sông nước là một nhu cầu không thể thiếu của người dân làng Quạch. Vì theo tín ngưỡng dân gian người Việt, Mẫu Thoải là biểu tượng thần thánh và có mặt ở tất cả các bến sông, suối... cũng như chế ngự các vị thần mưa, thần gió mỗi khi các vị thần này xâm hại đến hạ giới. Mẫu Thoải còn có phép thần thông biến hóa, xua đuổi và diệt trừ yêu ma, thủy quái mỗi khi chúng đến làm hại ngư dân.
Đền Thánh Mẫu còn thờ vọng đền Đông Cuông. Từ xa xưa, tục thờ vọng - nghĩa là vái lạy từ xa được những người xa quê, ít được về trong những ngày giỗ, tết. Lập bàn thờ vọng là hướng vọng về quê thờ ông bà tổ tiên; cùng nhau xây dựng nhà thờ họ rồi cử người đến bàn thờ chính xin chân hương về thờ. Cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu, người dân làng Quạch còn thờ vọng Đông Cuông. Xưa kia, do cuộc sống khó khăn, giao thông đi lại vất vả nên người dân làng Quạch không có điều kiện đi lễ ở đền Đông Cuông. Khi xây dựng đền Thánh Mẫu, người dân làng Quạch đã lấy chân nhang tại đền Đông Cuông về thờ ở đền Thánh Mẫu. Việc thờ vọng đền Đông Cuông tại đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông đã giúp cho người dân trong làng đi lễ thường xuyên hơn.
Khởi đầu, đền Quạch (nay là đền Thánh Mẫu), xã Mậu Đông được dựng bằng gỗ xoan, lợp cọ; gồm 5 gian, trong đó 3 gian đại bái; 2 gian hậu cung. Nhà quay theo hướng Nam, tường được lịa bằng gỗ. Gian hậu cung có đặt 3 pho tượng bằng gỗ được xếp thành 1 hàng, dưới 3 pho tượng đặt 3 hòm, sơn màu đen. Gian đại bái đặt 1 bát hương, có ngai thờ, không có tượng, hai bên có 2 lọ lục bình bằng gỗ.
Năm 2000, đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông được nhân dân xây dựng lại tại thôn 6, đền rộng 3 gian, mái lợp tôn. Mặt đền quay theo hướng Tây Nam, phía trước mặt là sông Hồng, tổng diện tích của đền khoảng 140m2. Gian trong cùng của đền thờ Mẫu, gian ngoài thờ Tứ phủ ông Hoàng, Đức Thánh trần và ban Sơn trang (Lớp 1: Gồm 3 pho tượng: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải; Lớp 2: Gồm Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tứ phủ ông Hoàng, Ngũ vị tôn ông; Bên trái của đền là ban Sơn trang, bên phải là ban Trần triều).
Di tích đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông đền có kiến trúc đẹp, có đủ các đồ thờ tự, ngai thờ được sơn son thiếp vàng và tượng thờ đầy đủ.
6. Các nhân vật được thờ tự
Đền thờ Thánh Mẫu và thờ vọng đền Đông Cuông, thờ Mẫu Thường Ngàn, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải Phủ cùng ngũ vị Tôn ông, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu.
7. Các hiện vật trong Di tích
+ Lớp 1: Gồm 3 pho tượng: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải.
+ Lớp 2: Gồm Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tứ phủ ông Hoàng, Ngũ vị tôn ông.
+ Bên trái của đền là ban Sơn trang, bên phải là ban Trần triều.
8. Phong tục lễ hội
Hàng năm tại đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông thường diễn ra nhiều lễ hội, trong đó có một số lễ hội chính như:
Lễ Thượng nguyên vào ngày 15 tháng Giêng: Trước ngày lễ, các gia đình trong làng cùng nhau đóng góp tiền chuẩn bị các lễ vật như: Thịt lợn, thịt gà, xôi nếp, hoa, quả, rượu. Lợn dâng cúng tại đền bắt buộc là lợn đen, trọng lượng to hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế. Đến ngày lễ, các lễ vật được đưa ra đền từ sáng sớm. Khoảng 8 giờ sáng chủ nhang bắt đầu làm lễ, thời gian làm lễ khoảng 1 giờ.
Lễ thờ Mẫu ngày 18/3 âm lịch: Theo dân gian Việt Nam "Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ" - do đó tục thờ Mẫu là nghi lễ quan trọng nhất của đền. Vào ngày này, người dân làng Quạch lại nô nức chuẩn bị lễ vật: thịt lợn, thịt gà, xôi nếp, hoa, quả, rượu, bánh kẹo…dâng cúng để tưởng nhớ công lao của Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Thoải Phủ, trong đó Mẫu Thoải người được tôn thờ là Mẫu ở miền sông. Sau khi làm các nghi lễ cúng tế, nhà đền tổ chức hầu bóng. Hầu bóng là một nghi lễ không thể thiếu trong ngày giỗ Mẹ vào tháng ba.
Lễ giỗ Cha ngày 20/8 âm lịch: Theo hệ thống thần linh của người Việt, Đức Thánh Trần là một nhân thần có thật trong lịch sử. Một anh hùng cứu quốc đã trở thành một vị Thánh, ông mất ngày 20/8 (âm lịch). Tháng tám giỗ Cha, người dân làng Quạch lại cùng nhau chuẩn bị các lễ như thịt lợn, thịt gà, xôi nếp, hoa, quả, rượu… để dâng lên trong ngày giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo; tưởng nhớ công ơn của người anh hùng dân tộc có trí, có tài, nhân ái với người, trung hiếu với quốc gia.
Lễ mừng cơm mới tháng 10 âm lịch: Đây là nghi lễ được tổ chức nhất định vào một ngày của tháng 10 âm lịch hàng năm, ngày được chọn để tổ chức lễ mừng cơm mới không được trùng với ngày kiêng cữ của gia đình như ngày mất của ông bà, bố mẹ, người thân trong gia đình. Khi thấy lúa trên nương nhà mình đã chín thì tổ chức lễ mừng cơm mới sau đó tiến hành gặt lúa nương.Lễ vật dâng cúng là thịt lợn, thịt gà, xôi nếp, rượu, hoa, quả. Nghi lễ cúng giống như các ngày lễ Thượng Nguyên và lễ giỗ Mẫu, giỗ Đức Thánh Trần.
Lễ Tất niên - ngày 23 tháng Chạp: Đây là nghi lễ kết thúc một năm cũ, chuẩn bị đón một năm mới. Được tổ chức vào tháng Chạp hàng năm, lễ tất niên được người dân làng Quạch tổ chức mang ý nghĩa xua đuổi những điều không may mắn của năm cũ, chuẩn bị đón một năm mới với nhiều điều may mắn hơn, tốt đẹp hơn. Lễ vật dâng cúng cho lễ tất niên gồm thịt lợn, thịt gà, xôi, rượu, hóa, quả… Sau phần lễ là phần hội với những trò chơi dân gian truyền thống.
Di tích đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông là thiết chế văn hóa, tín ngưỡng có từ lâu đời, là một địa danh gắn với lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đặc biệt là gắn với nền văn hóa, văn minh sông Thao (sông Hồng) suốt chiều dài lịch sử. Đền Thánh Mẫu là di sản văn hóa và trở thành biểu tượng linh thiêng của nhân dân xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đồng thời là nơi kế thừa, lưu giữ những nét văn hóa cổ truyền; phát huy truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
Các bài khác
- Di tích “Nậm Tốc Tát”, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích chùa - đền - đình Minh Phú, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đình Giới Phiên, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đình - đền - chùa Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích Đình Lâm Thượng (22/08/2019)
- Di tích trường Trung cấp Y cũ, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đền Cửa Ngòi, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đình, đền và chùa Văn Tiến, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đền và chùa Rối xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích Đình, Đền, Chùa Nam Cường, xã Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
Xem thêm »