So với những năm trước, tình trạng phương tiện chở quá khổ, quá tải đã giảm; ý thức, nhận thức chấp hành quy định tải trọng của một bộ phận lái xe, chủ xe và doanh nghiệp được nâng lên. Mặc dù vậy, ghi nhận thực tế cho thấy, thời gian gần đây, các vi phạm về tải trọng xe có biểu hiện tái diễn phức tạp.
Lực lượng liên ngành cân kiểm tra tải trọng phương tiện
Với nhiều giải pháp đồng bộ, công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua đã có nhiều chuyển biến, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng đường giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT).
Mặc dù vậy, trên nhiều tuyến đường, tình trạng xe chở quá khổ, quá tải vẫn diễn biến phức tạp, đòi hỏi các ngành, địa phương, lực lượng chức năng phải tăng cường các giải pháp tuyên truyền, tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm về tải trọng.
Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh Yên Bái, trong 3 tháng đầu năm 2017, các địa phương đã tăng cường kiểm tra phương tiện lưu thông trên địa bàn, qua đó phát hiện 16 xe vi phạm tải trọng, xử phạt, nộp ngân sách gần 200 triệu đồng.
So với những năm trước, tình trạng phương tiện chở quá khổ, quá tải đã giảm; ý thức, nhận thức chấp hành quy định tải trọng của một bộ phận lái xe, chủ xe và doanh nghiệp được nâng lên.
Mặc dù vậy, ghi nhận thực tế cho thấy, thời gian gần đây, các vi phạm về tải trọng xe có biểu hiện tái diễn phức tạp; một số lái xe, chủ xe cố tình trốn tránh, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng; hiện tượng xe quá tải, quá khổ tham gia giao thông tiếp tục xuất hiện trên một số tuyến đường bộ, nhất là các tuyến đường tỉnh, đường giao thông nông thôn và các tuyến đường gần khu vực tập kết hàng hóa, kho, cảng, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu… gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp, làm mất trật tự ATGT và hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Minh chứng rõ nhất là nhiều tuyến đường trên địa bàn đã, đang xuống cấp, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: đường Âu Lâu - Đông An, đường Mậu A - Tân Nguyên, đường Cẩm Ân - Mông Sơn…
Trước thực trạng trên, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các ngành, địa phương tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện, tiến tới chấm dứt tình trạng chở quá khổ, quá tải khi tham gia giao thông. Theo đó, từ ngày 7/3, Trạm cân lưu động số 4 đã được chuyển về Km 282+900, quốc lộ 37 để kiểm soát các phương tiện vận tải đi các huyện, thị miền Tây của tỉnh.
Ông Nguyễn Quang Bình - Phó Chánh Thanh tra giao thông (Sở Giao thông - Vận tải) cho biết: “Qua hơn một tuần triển khai, Trạm cân đã kiểm tra 52 lượt phương tiện, lập biên bản xử phạt vi phạm 1 trường hợp với số tiền trên 24 triệu đồng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi thống nhất duy trì 3 ca, kiểm tra phương tiện 24/24 giờ”.
Được biết, cùng với duy trì Trạm cân tải trọng, Ban ATGT tỉnh đã triển khai cấp 7 cân tải trọng xách tay cho ban ATGT các địa phương để triển khai công tác kiểm soát tải trọng trên địa bàn. Trên cơ sở đó, lực lượng chức năng ở các địa phương đã tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường nhằm phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm về tải trọng.
Ông Lưu Trung Kiên - Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phó Trưởng ban ATGT huyện Văn Yên cho biết: “Cùng với hoạt động tuần tra, xử lý vi phạm về tải trọng, huyện đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ từ tuyên truyền, ký cam kết cũng như huy động sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong bảo vệ đường giao thông”.
Cùng với những giải pháp trên, để kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn, thời gian tới, các ngành, địa phương, lực lượng chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nhắc nhở thực hiện các quy định về tải trọng, mức xử lý khi vi phạm đối với doanh nghiệp, chủ xe, lái xe; tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về tải trọng phương tiện, nhất là vi phạm về kích thước thùng xe tại nơi xuất phát hoặc gần khu vực kho, bến thủy nội địa, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa lên xe ô tô… để ngăn chặn kịp thời các xe ô tô chở hàng quá tải trọng lưu thông trên các tuyến đường bộ.
Bên cạnh đó, để đối phó với những hành vi chống đối, không hợp tác cân kiểm tra tải trọng của một số lái xe, chủ xe, các lực lượng chức năng cần tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng; kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ trong hoạt động kiểm tra tải trọng phương tiện; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để đấu tranh có hiệu quả với hành vi có biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kiểm soát tải trọng phương tiện...
1888 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
So với những năm trước, tình trạng phương tiện chở quá khổ, quá tải đã giảm; ý thức, nhận thức chấp hành quy định tải trọng của một bộ phận lái xe, chủ xe và doanh nghiệp được nâng lên. Mặc dù vậy, ghi nhận thực tế cho thấy, thời gian gần đây, các vi phạm về tải trọng xe có biểu hiện tái diễn phức tạp. Với nhiều giải pháp đồng bộ, công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua đã có nhiều chuyển biến, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng đường giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT).
Mặc dù vậy, trên nhiều tuyến đường, tình trạng xe chở quá khổ, quá tải vẫn diễn biến phức tạp, đòi hỏi các ngành, địa phương, lực lượng chức năng phải tăng cường các giải pháp tuyên truyền, tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm về tải trọng.
Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh Yên Bái, trong 3 tháng đầu năm 2017, các địa phương đã tăng cường kiểm tra phương tiện lưu thông trên địa bàn, qua đó phát hiện 16 xe vi phạm tải trọng, xử phạt, nộp ngân sách gần 200 triệu đồng.
So với những năm trước, tình trạng phương tiện chở quá khổ, quá tải đã giảm; ý thức, nhận thức chấp hành quy định tải trọng của một bộ phận lái xe, chủ xe và doanh nghiệp được nâng lên.
Mặc dù vậy, ghi nhận thực tế cho thấy, thời gian gần đây, các vi phạm về tải trọng xe có biểu hiện tái diễn phức tạp; một số lái xe, chủ xe cố tình trốn tránh, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng; hiện tượng xe quá tải, quá khổ tham gia giao thông tiếp tục xuất hiện trên một số tuyến đường bộ, nhất là các tuyến đường tỉnh, đường giao thông nông thôn và các tuyến đường gần khu vực tập kết hàng hóa, kho, cảng, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu… gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp, làm mất trật tự ATGT và hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Minh chứng rõ nhất là nhiều tuyến đường trên địa bàn đã, đang xuống cấp, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: đường Âu Lâu - Đông An, đường Mậu A - Tân Nguyên, đường Cẩm Ân - Mông Sơn…
Trước thực trạng trên, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các ngành, địa phương tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện, tiến tới chấm dứt tình trạng chở quá khổ, quá tải khi tham gia giao thông. Theo đó, từ ngày 7/3, Trạm cân lưu động số 4 đã được chuyển về Km 282+900, quốc lộ 37 để kiểm soát các phương tiện vận tải đi các huyện, thị miền Tây của tỉnh.
Ông Nguyễn Quang Bình - Phó Chánh Thanh tra giao thông (Sở Giao thông - Vận tải) cho biết: “Qua hơn một tuần triển khai, Trạm cân đã kiểm tra 52 lượt phương tiện, lập biên bản xử phạt vi phạm 1 trường hợp với số tiền trên 24 triệu đồng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi thống nhất duy trì 3 ca, kiểm tra phương tiện 24/24 giờ”.
Được biết, cùng với duy trì Trạm cân tải trọng, Ban ATGT tỉnh đã triển khai cấp 7 cân tải trọng xách tay cho ban ATGT các địa phương để triển khai công tác kiểm soát tải trọng trên địa bàn. Trên cơ sở đó, lực lượng chức năng ở các địa phương đã tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường nhằm phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm về tải trọng.
Ông Lưu Trung Kiên - Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phó Trưởng ban ATGT huyện Văn Yên cho biết: “Cùng với hoạt động tuần tra, xử lý vi phạm về tải trọng, huyện đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ từ tuyên truyền, ký cam kết cũng như huy động sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong bảo vệ đường giao thông”.
Cùng với những giải pháp trên, để kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn, thời gian tới, các ngành, địa phương, lực lượng chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nhắc nhở thực hiện các quy định về tải trọng, mức xử lý khi vi phạm đối với doanh nghiệp, chủ xe, lái xe; tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về tải trọng phương tiện, nhất là vi phạm về kích thước thùng xe tại nơi xuất phát hoặc gần khu vực kho, bến thủy nội địa, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa lên xe ô tô… để ngăn chặn kịp thời các xe ô tô chở hàng quá tải trọng lưu thông trên các tuyến đường bộ.
Bên cạnh đó, để đối phó với những hành vi chống đối, không hợp tác cân kiểm tra tải trọng của một số lái xe, chủ xe, các lực lượng chức năng cần tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng; kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ trong hoạt động kiểm tra tải trọng phương tiện; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để đấu tranh có hiệu quả với hành vi có biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kiểm soát tải trọng phương tiện...