Năm 2017, thiên tai xảy ra liên tiếp ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Yên với nhiều đợt có cường độ lớn và bất thường, điển hình là đợt nắng nóng kéo dài 5 ngày đầu tháng 6 và 15 đợt mưa lũ, giông lốc, sấm sét xảy ra trong tháng 4 đến tháng 10.
Nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện Văn Yên bị sạt lở, hư hỏng do ảnh hưởng thiên tai.
Tổng hợp báo cáo của các địa phương, thiên tai đã làm 4 người chết, 6 người bị thương; trên 250 ngôi nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại; trên 1.000 ha lúa, ngô, hoa màu, cây lâm nghiệp, thủy sản bị ảnh hưởng và thiệt hại; 1.816 con gia súc, gia cầm bị chết; nhiều tuyến đường giao thông, công trình thủy lợi bị sạt lở, hư hỏng... ước tổng thiệt hại trên 80 tỷ đồng.
Trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai, Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai- tìm kiêm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống cơ sở cùng các địa phương chỉ huy công tác PCTT-TKCN.
Việc tổ chức thăm hỏi, động viên 4 gia đình có người bị chết, 6 người bị thương được tiến hành kịp thời cùng với hỗ trợ gia đình tổ chức mai táng, thực hiện các chế độ hỗ trợ đối với người bị nạn. Công tác di dời khẩn cấp người và nhà ở đến nơi phòng tránh an toàn, bố trí chỗ ăn, chỗ ở tạm thời cho 19 hộ, 72 khẩu đảm bảo yêu cầu.
Các lực lượng được bố trí cùng nhân dân thực hiện di dời người và tài sản cho hơn 20 hộ dân có nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt; khắc phục trên 220 ngôi nhà bị hư hỏng, tốc nóc, tốc mái và nhanh chóng khắc phục tạm thời, san gạt trên 100.000 m3 đất đá vùi lấp đường giao thông, các công trình thủy lợi, hàng trăm héc-ta diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp có thể phục hồi.
UBND huyện đã trích quỹ dự phòng hỗ trợ các hộ bị thiệt hại cây trồng vụ đông có nguyện vọng trồng khoai tây vụ đông ở 06 xã với 536 hộ, tổng kinh phí 484 triệu đồng.
Bên cạnh đó, các lực lượng tại chỗ, trạm y tế, nhân viên thú y các địa phương phun tiêu độc khử trùng, đặc biệt là các giếng nước bị ngập để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người dân, phòng chống dịch bệnh.
Đánh giá công tác PCTT-TKCN năm 2017, huyện Văn Yên đã chỉ rõ một số khó khăn, tồn tại. Một bộ phận người dân vẫn còn có tư tưởng chủ quan với việc phòng chống thiên tai cho chính gia đình và bản thân. Qua công tác kiểm tra thực hiện phương châm "4 tại chỗ”, việc dự trữ các nhu yếu phẩm cần thiết, phương tiện, lực lượng ứng cứu khi có ngập úng xảy ra chưa đáp ứng yêu cầu.
Việc duy trì chế độ báo cáo của một số cơ quan, UBND xã chưa đạt yêu cầu về nội dung và thời gian, gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chỉ đạo của huyện. Một số ngành trong Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện chưa thực sự chủ động trong công tác phòng chống, ứng phó thiên tai. Nguồn kinh phí dành cho công tác PCTT-TKCN thấp; các vị trí đều thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm.
Theo Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND ngày 07/11/2016 của UBND tỉnh Yên Bái về việc ban hành quy định chế độ trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh chỉ hỗ trợ cho các hộ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn bị sập đổ, trôi nhà, hư hỏng nặng nên thực tế năm 2017, cả huyện Văn Yên có 72 ngôi nhà bị hư hỏng nặng nhưng chỉ có 32 hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ, còn lại 40 hộ không thuộc diện hỗ trợ.
Năm 2018, công tác PCTT-TKCN của huyện Văn Yên tiếp tục đặt ra các yêu cầu nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó và giảm thiệt hại do thiên tai gây ra ở mức thấp nhất. Ngay từ đầu năm, trên địa bàn huyện đã chịu ảnh hưởng của các đợt rét đậm, rét hại kéo dài, gây thiệt hại, ảnh hưởng gần 250 ha lúa, mạ; 47 con trâu, bò bị chết rét. Đặc biệt, ngay tháng 1 cũng đã chịu ảnh hưởng của cơn bão số 1 là điều hiếm xảy ra và bất thường.
Tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, khó lường nên càng đòi hỏi sự quyết tâm cao, ý thức chủ động, tích cực và nghiêm túc của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị và mỗi người dân góp sức thực hiện hiệu quả công tác PCTT-TKCN trên địa bàn huyện.
995 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2017, thiên tai xảy ra liên tiếp ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Yên với nhiều đợt có cường độ lớn và bất thường, điển hình là đợt nắng nóng kéo dài 5 ngày đầu tháng 6 và 15 đợt mưa lũ, giông lốc, sấm sét xảy ra trong tháng 4 đến tháng 10. Tổng hợp báo cáo của các địa phương, thiên tai đã làm 4 người chết, 6 người bị thương; trên 250 ngôi nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại; trên 1.000 ha lúa, ngô, hoa màu, cây lâm nghiệp, thủy sản bị ảnh hưởng và thiệt hại; 1.816 con gia súc, gia cầm bị chết; nhiều tuyến đường giao thông, công trình thủy lợi bị sạt lở, hư hỏng... ước tổng thiệt hại trên 80 tỷ đồng.
Trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai, Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai- tìm kiêm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống cơ sở cùng các địa phương chỉ huy công tác PCTT-TKCN.
Việc tổ chức thăm hỏi, động viên 4 gia đình có người bị chết, 6 người bị thương được tiến hành kịp thời cùng với hỗ trợ gia đình tổ chức mai táng, thực hiện các chế độ hỗ trợ đối với người bị nạn. Công tác di dời khẩn cấp người và nhà ở đến nơi phòng tránh an toàn, bố trí chỗ ăn, chỗ ở tạm thời cho 19 hộ, 72 khẩu đảm bảo yêu cầu.
Các lực lượng được bố trí cùng nhân dân thực hiện di dời người và tài sản cho hơn 20 hộ dân có nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt; khắc phục trên 220 ngôi nhà bị hư hỏng, tốc nóc, tốc mái và nhanh chóng khắc phục tạm thời, san gạt trên 100.000 m3 đất đá vùi lấp đường giao thông, các công trình thủy lợi, hàng trăm héc-ta diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp có thể phục hồi.
UBND huyện đã trích quỹ dự phòng hỗ trợ các hộ bị thiệt hại cây trồng vụ đông có nguyện vọng trồng khoai tây vụ đông ở 06 xã với 536 hộ, tổng kinh phí 484 triệu đồng.
Bên cạnh đó, các lực lượng tại chỗ, trạm y tế, nhân viên thú y các địa phương phun tiêu độc khử trùng, đặc biệt là các giếng nước bị ngập để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người dân, phòng chống dịch bệnh.
Đánh giá công tác PCTT-TKCN năm 2017, huyện Văn Yên đã chỉ rõ một số khó khăn, tồn tại. Một bộ phận người dân vẫn còn có tư tưởng chủ quan với việc phòng chống thiên tai cho chính gia đình và bản thân. Qua công tác kiểm tra thực hiện phương châm "4 tại chỗ”, việc dự trữ các nhu yếu phẩm cần thiết, phương tiện, lực lượng ứng cứu khi có ngập úng xảy ra chưa đáp ứng yêu cầu.
Việc duy trì chế độ báo cáo của một số cơ quan, UBND xã chưa đạt yêu cầu về nội dung và thời gian, gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chỉ đạo của huyện. Một số ngành trong Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện chưa thực sự chủ động trong công tác phòng chống, ứng phó thiên tai. Nguồn kinh phí dành cho công tác PCTT-TKCN thấp; các vị trí đều thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm.
Theo Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND ngày 07/11/2016 của UBND tỉnh Yên Bái về việc ban hành quy định chế độ trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh chỉ hỗ trợ cho các hộ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn bị sập đổ, trôi nhà, hư hỏng nặng nên thực tế năm 2017, cả huyện Văn Yên có 72 ngôi nhà bị hư hỏng nặng nhưng chỉ có 32 hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ, còn lại 40 hộ không thuộc diện hỗ trợ.
Năm 2018, công tác PCTT-TKCN của huyện Văn Yên tiếp tục đặt ra các yêu cầu nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó và giảm thiệt hại do thiên tai gây ra ở mức thấp nhất. Ngay từ đầu năm, trên địa bàn huyện đã chịu ảnh hưởng của các đợt rét đậm, rét hại kéo dài, gây thiệt hại, ảnh hưởng gần 250 ha lúa, mạ; 47 con trâu, bò bị chết rét. Đặc biệt, ngay tháng 1 cũng đã chịu ảnh hưởng của cơn bão số 1 là điều hiếm xảy ra và bất thường.
Tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, khó lường nên càng đòi hỏi sự quyết tâm cao, ý thức chủ động, tích cực và nghiêm túc của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị và mỗi người dân góp sức thực hiện hiệu quả công tác PCTT-TKCN trên địa bàn huyện.