Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư quy định về lưu mẫu giống cây trồng; kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu.
Theo dự thảo, mẫu giống cây trồng khi đăng ký công nhận lưu hành, đăng ký công nhận lưu hành đặc cách phải được lưu trong suốt quá trình khảo nghiệm, lưu hành (mẫu lưu).
Mẫu lưu bằng hạt giống của loài cây trồng chính sản xuất theo phương pháp nhân giống hữu tính được lưu giữ tại tổ chức lưu giữ mẫu giống do Cục Trồng trọt lựa chọn thông qua giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng (tổ chức lưu mẫu). Đối với giống cây trồng khác, tổ chức, cá nhân tự lưu giữ mẫu lưu.
Mẫu lưu và mẫu giống gửi khảo nghiệm để công nhận lưu hành phải đảm bảo đồng nhất và phù hợp với bản mô tả giống đã được công nhận hoặc công nhận đặc cách. Kinh phí lưu giữ, duy trì mẫu hạt giống của loài cây chính sản xuất theo phương pháp nhân giống hữu tính do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Tiếp nhận, lưu giữ, duy trì mẫu lưu
Theo dự thảo, trước khi tiến hành khảo nghiệm phục vụ mục đích đăng ký công nhận lưu hành hoặc trước khi đăng ký công nhận lưu hành đặc cách đối với giống cây trồng bằng hạt giống của loài cây trồng chính sản xuất theo phương pháp nhân giống hữu tính, tổ chức, cá nhân phải nộp mẫu lưu kèm theo Tờ khai kỹ thuật theo mẫu cho tổ chức lưu mẫu.
Khi tiếp nhận mẫu lưu, tổ chức lưu mẫu tiến hành lập Biên bản giao nộp mẫu theo mẫu. Biên bản giao nộp mẫu được lập thành 3 bản: 1 bản lưu tại tổ chức lưu mẫu, 1 bản lưu tại tổ chức, cá nhân nộp mẫu lưu và 1 bản gửi Cục Trồng trọt ngay sau khi hoàn thành việc bàn giao.
Trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Biên bản giao nộp mẫu, Cục Trồng trọt đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Cục.
Dự thảo nêu rõ, định kỳ hàng năm tổ chức lưu mẫu đánh giá tỷ lệ nẩy mầm của mẫu lưu theo Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp thử nghiệm hạt giống cây trồng. Khi lượng mẫu lưu còn lại dưới 50% khối lượng mẫu ban đầu hoặc mẫu hạt giống không đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm thì tổ chức lưu mẫu gửi văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân có giống giao nộp bổ sung mẫu giống mới nhằm đảm bảo khối lượng mẫu lưu theo quy định và chịu trách nhiệm về tính đúng giống.
Sử dụng mẫu lưu giống cây trồng
Theo dự thảo, mẫu giống cây trồng sử dụng trong trường hợp thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về giống cây trồng quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 20 Luật Trồng trọt: Đối với giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính sản xuất theo phương pháp nhân giống hữu tính, sử dụng mẫu lưu tại tổ chức lưu mẫu; đối với giống cây trồng khác, sử dụng mẫu lưu của tổ chức, cá nhân tự có giống cây trồng. Mẫu giống cây trồng sử dụng trong các trường hợp này phải đồng nhất với mẫu lưu và phù hợp với bản mô tả giống đã được công nhận hoặc công nhận đặc cách.
Mẫu giống cây trồng sử dụng trong trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 20 Luật Trồng trọt: Sử dụng mẫu giống do tổ chức, cá nhân có giống được công nhận lưu hành, công nhận lưu hành đặc cách hoặc tổ chức lưu mẫu hoặc tổ chức khảo nghiệm DUS cung cấp.
1037 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư quy định về lưu mẫu giống cây trồng; kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu.Theo dự thảo, mẫu giống cây trồng khi đăng ký công nhận lưu hành, đăng ký công nhận lưu hành đặc cách phải được lưu trong suốt quá trình khảo nghiệm, lưu hành (mẫu lưu).
Mẫu lưu bằng hạt giống của loài cây trồng chính sản xuất theo phương pháp nhân giống hữu tính được lưu giữ tại tổ chức lưu giữ mẫu giống do Cục Trồng trọt lựa chọn thông qua giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng (tổ chức lưu mẫu). Đối với giống cây trồng khác, tổ chức, cá nhân tự lưu giữ mẫu lưu.
Mẫu lưu và mẫu giống gửi khảo nghiệm để công nhận lưu hành phải đảm bảo đồng nhất và phù hợp với bản mô tả giống đã được công nhận hoặc công nhận đặc cách. Kinh phí lưu giữ, duy trì mẫu hạt giống của loài cây chính sản xuất theo phương pháp nhân giống hữu tính do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Tiếp nhận, lưu giữ, duy trì mẫu lưu
Theo dự thảo, trước khi tiến hành khảo nghiệm phục vụ mục đích đăng ký công nhận lưu hành hoặc trước khi đăng ký công nhận lưu hành đặc cách đối với giống cây trồng bằng hạt giống của loài cây trồng chính sản xuất theo phương pháp nhân giống hữu tính, tổ chức, cá nhân phải nộp mẫu lưu kèm theo Tờ khai kỹ thuật theo mẫu cho tổ chức lưu mẫu.
Khi tiếp nhận mẫu lưu, tổ chức lưu mẫu tiến hành lập Biên bản giao nộp mẫu theo mẫu. Biên bản giao nộp mẫu được lập thành 3 bản: 1 bản lưu tại tổ chức lưu mẫu, 1 bản lưu tại tổ chức, cá nhân nộp mẫu lưu và 1 bản gửi Cục Trồng trọt ngay sau khi hoàn thành việc bàn giao.
Trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Biên bản giao nộp mẫu, Cục Trồng trọt đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Cục.
Dự thảo nêu rõ, định kỳ hàng năm tổ chức lưu mẫu đánh giá tỷ lệ nẩy mầm của mẫu lưu theo Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp thử nghiệm hạt giống cây trồng. Khi lượng mẫu lưu còn lại dưới 50% khối lượng mẫu ban đầu hoặc mẫu hạt giống không đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm thì tổ chức lưu mẫu gửi văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân có giống giao nộp bổ sung mẫu giống mới nhằm đảm bảo khối lượng mẫu lưu theo quy định và chịu trách nhiệm về tính đúng giống.
Sử dụng mẫu lưu giống cây trồng
Theo dự thảo, mẫu giống cây trồng sử dụng trong trường hợp thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về giống cây trồng quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 20 Luật Trồng trọt: Đối với giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính sản xuất theo phương pháp nhân giống hữu tính, sử dụng mẫu lưu tại tổ chức lưu mẫu; đối với giống cây trồng khác, sử dụng mẫu lưu của tổ chức, cá nhân tự có giống cây trồng. Mẫu giống cây trồng sử dụng trong các trường hợp này phải đồng nhất với mẫu lưu và phù hợp với bản mô tả giống đã được công nhận hoặc công nhận đặc cách.
Mẫu giống cây trồng sử dụng trong trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 20 Luật Trồng trọt: Sử dụng mẫu giống do tổ chức, cá nhân có giống được công nhận lưu hành, công nhận lưu hành đặc cách hoặc tổ chức lưu mẫu hoặc tổ chức khảo nghiệm DUS cung cấp.