Hiện nay, toàn huyện Yên Bình có 269 đơn vị sử dụng lao động đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động với 6.888 người. Trong đó có 147 đơn vị hành chính sự nghiệp, 68 doanh nghiệp, 14 hợp tác xã và 40 hộ cá thể. Tính đến hết tháng 3/2018, toàn huyện có 104.345 người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc và tự nguyện.
Công ty TNHH DAESEUNG GLOBAL xã Thịnh Hưng hiện còn nợ tiền bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, thời gian qua, BHXH huyện Yên Bình tăng cường các giải pháp thu nhằm giảm tỷ lệ nợ đọng tiền BHXH trên địa bàn huyện.
Qua số liệu thống kê 3 tháng đầu năm 2018 cho thấy tình trạng chậm đóng, nợ đọng tiền BHXH của huyện Yên Bình tiếp tục gia tăng. Tính đến hết tháng 3/2018 trên địa bàn huyện có 66 đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH, BHYT với số tiền 2,096 tỷ đồng, trong đó khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ 1,805 tỷ đồng, số nợ từ 6 tháng trở lên 815 triệu đồng, chiếm 39%, nợ từ 01 tháng đến dưới 6 tháng là 1,281 tỷ đồng, chiếm 61%.
Trong đó có một số đơn vị có số tiền nợ lớn, kéo dài như: Công ty TNHH Thiện Yên tổ 14 thị trấn Yên Bình hiện còn nợ trên 155 triệu đồng; Công ty TNHH DAESEUNG GLOBAL xã Thịnh Hưng hiện còn nợ trên 782 triệu đồng; Công ty TNHH Nam Thanh Km7, thị trấn Yên Bình hiện còn nợ trên 81 triệu đồng...
Theo quy định tại khoản 1 điều 5 Luật BHXH mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH. Do đó, việc các đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động nhất là khi họ đang trong thời kỳ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động không được thanh toán chế độ.
Thời gian qua, BHXH huyện Yên Bình đã thực hiện nhiều biện pháp thu hồi nợ. Cụ thể, hàng tháng có công văn thông báo nợ xuống đơn vị; công khai các đơn vị nợ đọng kéo dài, số tiền nợ lớn trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường phối hợp liên ngành để thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH thời gian kéo dài, có dấu hiệu vi phạm pháp luật; rà soát đơn vị nợ trên 6 tháng, chuyển hồ sơ tài liệu sang Liên đoàn Lao động huyện khởi kiện theo quy định của Luật.
Bà Vũ Thị Hải Yến - Phó Giám đốc phụ trách BHXH huyện Yên Bình cho biết: "Mặc dù cơ quan đã đưa ra nhiều giải pháp tăng thu, giảm nợ đọng, tuy nhiên, việc thu hồi nợ đọng vẫn rất khó khăn. Bên cạnh nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn, có doanh nghiệp phải phá sản hoặc tạm dừng hoạt động không có khả năng đóng BHXH cho lao động thì cũng có không ít doanh nghiệp chây ì, cố tình trốn đóng BHXH cho người lao động do chế tài xử phạt vẫn chưa đủ sức răn đe. Luật BHXH số 71/2006/QH11, Luật BHYT số 25/2008/QH12 quy định mức lãi suất chậm đóng BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thấp hơn mức lãi suất tiền vay ngân hàng, các chế tài xử phạt chưa cao; ý thức tuân thủ pháp luật của chủ sử dụng lao động chưa nghiêm. Mặt khác, Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, một trong những điểm mới đó là quy định trao quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH cho tổ chức công đoàn. Đây cũng là một thách thức, khó khăn không nhỏ đối với chúng tôi”.
Theo báo cáo của BHXH huyện Yên Bình đến hết quý I, số thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc được 23,694 tỷ đồng, đạt 25,7% kế hoạch năm. Năm 2018, BHXH huyện phấn đấu thu được 92,055 tỷ đồng. Để hoàn thành kế hoạch thu, khắc phục tình trạng nợ đọng, BHXH huyện Yên Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN, cách thức tham gia và bảo đảm quyền lợi nghĩa vụ khi tham gia.
Rà soát phân loại nợ và chủ động đối chiếu nợ với các đơn vị, doanh nghiệp, phát hiện kịp thời số chênh lệch và nguyên nhân để điều chỉnh, bảo đảm đúng đối tượng và số tiền nợ; chỉ đạo bộ phận thu, các bộ phận liên quan tăng cường và thực hiện linh hoạt các biện pháp thu nợ; tích cực phối hợp các ngành chức năng như: Thanh tra huyện, Liên đoàn Lao động huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện... tiến hành thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động...
952 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Hiện nay, toàn huyện Yên Bình có 269 đơn vị sử dụng lao động đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động với 6.888 người. Trong đó có 147 đơn vị hành chính sự nghiệp, 68 doanh nghiệp, 14 hợp tác xã và 40 hộ cá thể. Tính đến hết tháng 3/2018, toàn huyện có 104.345 người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc và tự nguyện.Để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, thời gian qua, BHXH huyện Yên Bình tăng cường các giải pháp thu nhằm giảm tỷ lệ nợ đọng tiền BHXH trên địa bàn huyện.
Qua số liệu thống kê 3 tháng đầu năm 2018 cho thấy tình trạng chậm đóng, nợ đọng tiền BHXH của huyện Yên Bình tiếp tục gia tăng. Tính đến hết tháng 3/2018 trên địa bàn huyện có 66 đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH, BHYT với số tiền 2,096 tỷ đồng, trong đó khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ 1,805 tỷ đồng, số nợ từ 6 tháng trở lên 815 triệu đồng, chiếm 39%, nợ từ 01 tháng đến dưới 6 tháng là 1,281 tỷ đồng, chiếm 61%.
Trong đó có một số đơn vị có số tiền nợ lớn, kéo dài như: Công ty TNHH Thiện Yên tổ 14 thị trấn Yên Bình hiện còn nợ trên 155 triệu đồng; Công ty TNHH DAESEUNG GLOBAL xã Thịnh Hưng hiện còn nợ trên 782 triệu đồng; Công ty TNHH Nam Thanh Km7, thị trấn Yên Bình hiện còn nợ trên 81 triệu đồng...
Theo quy định tại khoản 1 điều 5 Luật BHXH mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH. Do đó, việc các đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động nhất là khi họ đang trong thời kỳ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động không được thanh toán chế độ.
Thời gian qua, BHXH huyện Yên Bình đã thực hiện nhiều biện pháp thu hồi nợ. Cụ thể, hàng tháng có công văn thông báo nợ xuống đơn vị; công khai các đơn vị nợ đọng kéo dài, số tiền nợ lớn trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường phối hợp liên ngành để thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH thời gian kéo dài, có dấu hiệu vi phạm pháp luật; rà soát đơn vị nợ trên 6 tháng, chuyển hồ sơ tài liệu sang Liên đoàn Lao động huyện khởi kiện theo quy định của Luật.
Bà Vũ Thị Hải Yến - Phó Giám đốc phụ trách BHXH huyện Yên Bình cho biết: "Mặc dù cơ quan đã đưa ra nhiều giải pháp tăng thu, giảm nợ đọng, tuy nhiên, việc thu hồi nợ đọng vẫn rất khó khăn. Bên cạnh nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn, có doanh nghiệp phải phá sản hoặc tạm dừng hoạt động không có khả năng đóng BHXH cho lao động thì cũng có không ít doanh nghiệp chây ì, cố tình trốn đóng BHXH cho người lao động do chế tài xử phạt vẫn chưa đủ sức răn đe. Luật BHXH số 71/2006/QH11, Luật BHYT số 25/2008/QH12 quy định mức lãi suất chậm đóng BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thấp hơn mức lãi suất tiền vay ngân hàng, các chế tài xử phạt chưa cao; ý thức tuân thủ pháp luật của chủ sử dụng lao động chưa nghiêm. Mặt khác, Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, một trong những điểm mới đó là quy định trao quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH cho tổ chức công đoàn. Đây cũng là một thách thức, khó khăn không nhỏ đối với chúng tôi”.
Theo báo cáo của BHXH huyện Yên Bình đến hết quý I, số thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc được 23,694 tỷ đồng, đạt 25,7% kế hoạch năm. Năm 2018, BHXH huyện phấn đấu thu được 92,055 tỷ đồng. Để hoàn thành kế hoạch thu, khắc phục tình trạng nợ đọng, BHXH huyện Yên Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN, cách thức tham gia và bảo đảm quyền lợi nghĩa vụ khi tham gia.
Rà soát phân loại nợ và chủ động đối chiếu nợ với các đơn vị, doanh nghiệp, phát hiện kịp thời số chênh lệch và nguyên nhân để điều chỉnh, bảo đảm đúng đối tượng và số tiền nợ; chỉ đạo bộ phận thu, các bộ phận liên quan tăng cường và thực hiện linh hoạt các biện pháp thu nợ; tích cực phối hợp các ngành chức năng như: Thanh tra huyện, Liên đoàn Lao động huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện... tiến hành thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động...