Ngày 17/02/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 236/QĐ-UBND công nhận đình Giới Phiên, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
1. Tên Di tích
- Di tích lịch sử đình Giới Phiên, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác của Di tích: Đình Thượng (vì xã Giới Phiên có 2 đình, đình Thượng đầu làng và đình Hạ cuối làng); Đình Gò Làng; Đình Gò Tròn; Đình Bút Chảy.
2. Loại hình Di tích
- Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 236/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận đình Giới Phiên, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đến Di tích
Di tích đình Giới Phiên thuộc thôn 3, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, có diện tích khoanh vùng bảo vệ: 1440,7m2. Di tích đình Giới Phiên, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái cách Ủy ban nhân dân xã khoảng 300m; cách trung tâm thành phố Yên Bái (km5) 10km về phía Đông Nam. Đến Di tích du khách đi theo đường bộ rất thuận lợi.
Từ UBND thành phố Yên Bái (hoặc từ bến xe, ga Yên Bái) đi ngược về phía Bắc theo đường Trần Hưng Đạo qua cầu Yên Bái rẽ trái theo Quốc lộ 32C qua UBND xã Giới Phiên khoảng 300m là tới Di tích. Từ trung tâm tỉnh (km5), đi theo đường Âu Cơ, qua cầu Văn Phú, đi tiếp theo Quốc lộ 32C lên xã Giới Phiên khoảng 6km là tới Di tích.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Di tích đình Giới Phiên, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái có lịch sử lâu đời, được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Theo sơ khảo lịch sử Đảng bộ xã Giới Phiên (1945-2005), đình Giới Phiên khi đó gọi là đình Thượng, thờ Cao Sơn Thượng Đẳng Thần (theo tín ngưỡng dân gian Cao Sơn Đại Vương là một trong các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ), trên bức tường hậu cung đình Giới Phiên ghi năm xây dựng vào đời vua Thành Thái thứ 7 (1896).
Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng đã có từ lâu đời và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội của người dân Việt Nam, nhất là ở mỗi làng quê. Đi đến bất cứ vùng nông thôn nào, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp những mái đình, nét đặc trưng tiêu biểu nhất của làng quê Việt Nam. Cho nên “lập làng ở đâu dựng đình ở đó”. Có đình thì mới tạo được thế đứng, gắn bó vào cộng đồng dân tộc, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước. Từ đó, làng Giới Phiên xây dựng đình làng.
Các sự kiện diễn ra tại di tích đình Giới Phiên
* Đình bị cháy, chuyển địa điểm và thay đổi tên gọi:
Năm 1887, đình bị cháy không rõ nguyên nhân. Sau đó nhân dân trong làng chuyển địa điểm và xây lại đình, lấy tên là đình Gò Tròn.
Năm 1892, đình Gò Tròn lại bị cháy, dân trong làng chuyển địa điểm, xây đình mới, đặt tên là đình Bút Chảy.
Năm 1898, đình Bút Chảy bị cháy cũng không rõ nguyên nhân, do cuộc sống của nhân dân khó khăn nên không phục dựng lại đình.
Năm 1904, đình Bút Chảy được phục dựng lại trên đất của cụ Trương Văn Trực thôn Gò Chùa (gia đình cụ Trương Văn Trực chuyển đi nơi khác nhượng lại đất đề xây đình Giới Phiên).
Năm 1947, chính quyền dỡ đình Hạ lấy vật liệu bán lập quỹ kháng chiến, các đồ thờ đưa vào đình Thượng. Như vậy xã Giới Phiên chỉ còn lại 1 đình, nhân dân gọi chung là đình Giới Phiên.
* Đình Giới Phiên đã được các đời Vua sắc phong:
Theo Thần tích - Thần sắc làng Giới Phiên, xã Giới Phiên, tổng Giới Phiên, phủ Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, năm 1938, do lý trưởng chép và tri phủ Đinh Ngọc Phung xác nhận, có ghi:
* Ngày 18 tháng 01, năm Thành Thái nguyên niên.
* Ngày 11 tháng 8, năm Duy Tân tam niên.
* Ngày 27 tháng 7, năm Khải Định cửu niên.
* Ngày 18 tháng 3, năm Khải Định thứ 2.
* Ngày 25 tháng 7, năm Khải Định thứ 9.
* Sắc phong cùng sắc vị thứ 3 (Sắc phong Vi Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng đệ nhất phong phu vận thần thông quốc chúa đại vương, hách trạc trung đẳng thần).
* Đình Giới Phiên còn là địa điểm tổ chức “Tuần lễ vàng” và phát động phong trào “Hũ gạo kháng chiến”:
Chỉ 2 ngày sau khi tuyên bố đất nước được độc lập, ngày 4/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ký sắc lệnh số 04 thành lập "Quỹ Độc lập". Sắc lệnh nêu rõ: "Lập tại Hà Nội và các tỉnh trong cả nước một quỹ thu nhận các món tiền và đồ vật mà nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của Quốc gia" và "Mọi việc quyên tiền và đồ vật và việc tổ chức sẽ đặt dưới quyền kiểm soát của Bộ Tài chính".
Tiếp sau đó, trong khuôn khổ "Quỹ độc lập", Chính phủ đã đề ra chương trình tổ chức "Tuần lễ vàng" từ ngày 17 đến ngày 24/9/1945, kêu gọi, động viên mọi người dân yêu nước tha thiết với cách mạng, tự nguyện đóng góp ủng hộ nền độc lập của Tổ quốc.
Tại Yên Bái, ngày 25/9/1945 đình Giới Phiên là một trong những địa điểm Ủy ban kháng chiến tỉnh tổ chức lễ phát động "Tuần lễ vàng". Ông Vũ Ngọc Trác ủng hộ 1 hũ cổ để Ban tổ chức đựng tiền, vàng do nhân dân đóng góp; ông Nguyễn Văn Mão cho Ban tổ chức mượn 1 két sắt. Trong một tuần phát động nhân dân đã ủng hộ 2,1 lạng vàng; 20 lạng bạc; 12.616 đồng tiền Đông Dương.
Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra gian khổ, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại đình Giới Phiên Ủy ban kháng chiến tỉnh Yên Bái đã tổ chức phát động phong trào "Hũ gạo tình thương"; “Hũ gạo kháng chiến” góp quỹ nuôi quân, mua công phiếu kháng chiến, nhân dân trong tỉnh đã sôi nổi tham gia. Đến hôm nay, phong trào này vẫn được quân dân cả nước hưởng ứng với truyền thống "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách".
* Đình Giới Phiên còn là nơi làm việc của Ủy ban cách mạng xã và là nơi tập kết bộ đội, du kích; địa điểm tổ chức lớp bình dân học vụ:
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, đình Giới Phiên là địa điểm làm việc của Ủy ban cách mạng xã Giới Phiên, là nơi tập kết du kích, bộ đội, dân công chuẩn bị cướp chính quyền ngày 22/8/1945. Tại đình Giới Phiên đã tổ chức nhiều đợt đưa tiễn tân binh lên đường nhập ngũ tham gia vào các chiến trường.
Sau cách mạng Tháng Tám, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “diệt giặc dốt”, "chống nạn mù chữ", đình Giới Phiên là địa điểm tổ chức các lớp dạy học, xóa mù chữ cho nhân dân trong xã.
* Đình Giới Phiên bị dỡ, lấy vật liệu bán:
Năm 1964, thực hiện chính sách chống mê tín, dị đoan của Đảng, Nhà nước, đình Giới Phiên bị dỡ, lấy vật liệu gian đại bái bán, các đồ thờ tự đem gửi vào chùa cổ Am (chùa Long Khánh). Đình chỉ còn lại hậu cung xây bằng gạch, sân đình hợp tác xã quản lý và sử dụng.
* Sân đình Giới Phiên là địa điểm tổ chức lễ viếng và truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969:
Ngày 2 tháng 9 năm 1969, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, Đảng bộ, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã Giới Phiên đã tổ chức lễ viếng và truy điệu Người tại sân đình, hàng ngàn người đã đến viếng và dự lễ truy điệu. Trong buổi lễ, trước di ảnh Bác mọi người đến dự đã không kìm nén được cảm xúc, khóc và tiếc thương Bác. Cũng trong buổi lễ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Giới Phiên nguyện suối đời đi theo con đường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, đoàn kết, quyết tâm xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngoài ra đình Giới Phiên còn tổ chức lễ công bố Điều lệ của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp năm 1960 và công bố Điều lệ của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao năm 1968.
6. Các nhân vật được thờ tự
Thần tích - Thần sắc làng Giới Phiên, xã Giới Phiến, tổng Giới Phiên, phủ Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, do Viện Thông tin khoa học dịch, mục II có ghi: “Thần Thành hoàng làng tôi có thờ 8 vị thần”.
Vị thứ nhất: Hiệp Linh phù chính - Phu uy đôn tĩnh hưng tuấn - Tuấn tĩnh đức Bảo Trung hưng - Cao Sơn Thượng đẳng thần.
Vị thứ hai: Tĩnh hầu đức Bảo Trung Hưng giang kỳ sơn thờ công phủ đồng vận thần thông quảng đại, thần thông thượng đẳng thần.
Vị thứ ba: Sắc phong vị Vi Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng đệ nhất phong phu vận thần thông quốc chúa đại vương, hách trạc trung đẳng thần.
Vị thứ tư: Sắc phong vị Vi Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng đệ nhị phong, Cao Niên Đại Vương linh ứng đẳng thần.
Vị thứ năm: Sắc phong Vi Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng đệ tam phong, Cao Hốt đại vương hưng đung hiên uy trung đẳng thần.
Vị thứ sáu: Sắc phong Vi Trang, vi đức Bảo Trung Hưng đệ nhất Thánh mẫu phù dung, Công chúa Thượng đẳng thần.
Vị thứ bảy: Sắc phong Vi Trang, vi đức Bảo Trung Hưng đệ nhị Thánh mẫu Quỳnh Hoa công chúa Thượng đẳng thần.
Vị thứ tám: Sắc phong Vi Trang, vi đức Bảo Trung Hưng đệ tam Thánh mẫu Quế Hoa công chúa Thượng đẳng thần.
7. Các hiện vật trong Di tích
Hiện nay, di tích đình Giới Phiên còn các hiện vật sau:
- Sắc phong
- 01 lư hương cổ
- Bức đại tự
- Bia di tích
- Chuông đồng là hiện vật mới do nhân dân cúng tiến.
8. Phong tục lễ hội
Theo Thần tích - Thần sắc làng Giới Phiên, xã Giới Phiên, tổng Giới Phiên, phủ Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 1938, do lý trưởng chép và tri phủ Đinh Ngọc Phung xác nhận có ghi:
- 5 vị dương thần tế lễ vào ngày 16, 17, 18 tháng giêng; ngày 16, 17 tháng 3; ngày 16, 17, 18 tháng 7; trạch ngày tháng 9.
- 3 Vị Thánh mẫu tế lễ vào ngày mùng 2 tháng 3; 21 tháng 8.
- Trạch ngày tháng 9 (tuyệt thương diều).
Về đồ lễ: chỉ dùng gà, lợn, xôi mới, rượu, trầu cau. Những người được vào tế lễ: Những người nào không có tang chế gì thì được vào dự tễ lễ cả. Trước ngày lễ và trong khi hành lễ: Người nào có tang thì phải kiêng không được vào dự tế (còn không phải kiêng gì cả). Trang phục lúc tế lễ: Trong lúc tế lễ thì mọi người phải dùng áo thụng đen. Về hèm, kiêng húy: Người nào có tang thì phải kiêng không được vào dự tế. Trong lúc cúng lễ, nếu phạm lỗi phải đem trầu cau và rượu lễ tạ ngài.
* Trong năm đình Giới Phiên tố chức các lễ sau:
- Lễ Thượng nguyên, cầu an giải hạn (Ngày 15 tháng Giêng)
- Lễ Tuyên sắc (Ngày 17 tháng 3 âm lịch)
- Lễ Xuống đồng (Ngày 11 tháng 5 âm lịch)
- Lễ Xá tội vong nhân (Ngày 15 tháng 7 âm lịch)
- Lễ Cơm mới (Ngày 10 tháng 10 âm lịch)
- Lễ Đóng cửa rừng (Ngày 25 tháng Chạp)
Vào các ngày lễ tại đình Giới Phiên, nếu tham gia lễ cúng tại đình thì tất cả đàn ông phải chay tịnh.
Đình Giới Phiên mang nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh cũng như ý nghĩa về lịch sử. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đình Giới Phiên nhiều lần bị phá hủy, hư hỏng hoàn toàn nhưng không gian văn hóa của đình vẫn được nhân dân trong vùng trân trọng, lưu giữ và khôi phục lại đình. Do đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã công nhận Đình Giới Phiên là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
5290 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 17/02/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 236/QĐ-UBND công nhận đình Giới Phiên, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. 1. Tên Di tích
- Di tích lịch sử đình Giới Phiên, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác của Di tích: Đình Thượng (vì xã Giới Phiên có 2 đình, đình Thượng đầu làng và đình Hạ cuối làng); Đình Gò Làng; Đình Gò Tròn; Đình Bút Chảy.
2. Loại hình Di tích
- Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 236/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận đình Giới Phiên, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đến Di tích
Di tích đình Giới Phiên thuộc thôn 3, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, có diện tích khoanh vùng bảo vệ: 1440,7m2. Di tích đình Giới Phiên, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái cách Ủy ban nhân dân xã khoảng 300m; cách trung tâm thành phố Yên Bái (km5) 10km về phía Đông Nam. Đến Di tích du khách đi theo đường bộ rất thuận lợi.
Từ UBND thành phố Yên Bái (hoặc từ bến xe, ga Yên Bái) đi ngược về phía Bắc theo đường Trần Hưng Đạo qua cầu Yên Bái rẽ trái theo Quốc lộ 32C qua UBND xã Giới Phiên khoảng 300m là tới Di tích. Từ trung tâm tỉnh (km5), đi theo đường Âu Cơ, qua cầu Văn Phú, đi tiếp theo Quốc lộ 32C lên xã Giới Phiên khoảng 6km là tới Di tích.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Di tích đình Giới Phiên, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái có lịch sử lâu đời, được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Theo sơ khảo lịch sử Đảng bộ xã Giới Phiên (1945-2005), đình Giới Phiên khi đó gọi là đình Thượng, thờ Cao Sơn Thượng Đẳng Thần (theo tín ngưỡng dân gian Cao Sơn Đại Vương là một trong các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ), trên bức tường hậu cung đình Giới Phiên ghi năm xây dựng vào đời vua Thành Thái thứ 7 (1896).
Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng đã có từ lâu đời và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội của người dân Việt Nam, nhất là ở mỗi làng quê. Đi đến bất cứ vùng nông thôn nào, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp những mái đình, nét đặc trưng tiêu biểu nhất của làng quê Việt Nam. Cho nên “lập làng ở đâu dựng đình ở đó”. Có đình thì mới tạo được thế đứng, gắn bó vào cộng đồng dân tộc, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước. Từ đó, làng Giới Phiên xây dựng đình làng.
Các sự kiện diễn ra tại di tích đình Giới Phiên
* Đình bị cháy, chuyển địa điểm và thay đổi tên gọi:
Năm 1887, đình bị cháy không rõ nguyên nhân. Sau đó nhân dân trong làng chuyển địa điểm và xây lại đình, lấy tên là đình Gò Tròn.
Năm 1892, đình Gò Tròn lại bị cháy, dân trong làng chuyển địa điểm, xây đình mới, đặt tên là đình Bút Chảy.
Năm 1898, đình Bút Chảy bị cháy cũng không rõ nguyên nhân, do cuộc sống của nhân dân khó khăn nên không phục dựng lại đình.
Năm 1904, đình Bút Chảy được phục dựng lại trên đất của cụ Trương Văn Trực thôn Gò Chùa (gia đình cụ Trương Văn Trực chuyển đi nơi khác nhượng lại đất đề xây đình Giới Phiên).
Năm 1947, chính quyền dỡ đình Hạ lấy vật liệu bán lập quỹ kháng chiến, các đồ thờ đưa vào đình Thượng. Như vậy xã Giới Phiên chỉ còn lại 1 đình, nhân dân gọi chung là đình Giới Phiên.
* Đình Giới Phiên đã được các đời Vua sắc phong:
Theo Thần tích - Thần sắc làng Giới Phiên, xã Giới Phiên, tổng Giới Phiên, phủ Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, năm 1938, do lý trưởng chép và tri phủ Đinh Ngọc Phung xác nhận, có ghi:
* Ngày 18 tháng 01, năm Thành Thái nguyên niên.
* Ngày 11 tháng 8, năm Duy Tân tam niên.
* Ngày 27 tháng 7, năm Khải Định cửu niên.
* Ngày 18 tháng 3, năm Khải Định thứ 2.
* Ngày 25 tháng 7, năm Khải Định thứ 9.
* Sắc phong cùng sắc vị thứ 3 (Sắc phong Vi Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng đệ nhất phong phu vận thần thông quốc chúa đại vương, hách trạc trung đẳng thần).
* Đình Giới Phiên còn là địa điểm tổ chức “Tuần lễ vàng” và phát động phong trào “Hũ gạo kháng chiến”:
Chỉ 2 ngày sau khi tuyên bố đất nước được độc lập, ngày 4/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ký sắc lệnh số 04 thành lập "Quỹ Độc lập". Sắc lệnh nêu rõ: "Lập tại Hà Nội và các tỉnh trong cả nước một quỹ thu nhận các món tiền và đồ vật mà nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của Quốc gia" và "Mọi việc quyên tiền và đồ vật và việc tổ chức sẽ đặt dưới quyền kiểm soát của Bộ Tài chính".
Tiếp sau đó, trong khuôn khổ "Quỹ độc lập", Chính phủ đã đề ra chương trình tổ chức "Tuần lễ vàng" từ ngày 17 đến ngày 24/9/1945, kêu gọi, động viên mọi người dân yêu nước tha thiết với cách mạng, tự nguyện đóng góp ủng hộ nền độc lập của Tổ quốc.
Tại Yên Bái, ngày 25/9/1945 đình Giới Phiên là một trong những địa điểm Ủy ban kháng chiến tỉnh tổ chức lễ phát động "Tuần lễ vàng". Ông Vũ Ngọc Trác ủng hộ 1 hũ cổ để Ban tổ chức đựng tiền, vàng do nhân dân đóng góp; ông Nguyễn Văn Mão cho Ban tổ chức mượn 1 két sắt. Trong một tuần phát động nhân dân đã ủng hộ 2,1 lạng vàng; 20 lạng bạc; 12.616 đồng tiền Đông Dương.
Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra gian khổ, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại đình Giới Phiên Ủy ban kháng chiến tỉnh Yên Bái đã tổ chức phát động phong trào "Hũ gạo tình thương"; “Hũ gạo kháng chiến” góp quỹ nuôi quân, mua công phiếu kháng chiến, nhân dân trong tỉnh đã sôi nổi tham gia. Đến hôm nay, phong trào này vẫn được quân dân cả nước hưởng ứng với truyền thống "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách".
* Đình Giới Phiên còn là nơi làm việc của Ủy ban cách mạng xã và là nơi tập kết bộ đội, du kích; địa điểm tổ chức lớp bình dân học vụ:
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, đình Giới Phiên là địa điểm làm việc của Ủy ban cách mạng xã Giới Phiên, là nơi tập kết du kích, bộ đội, dân công chuẩn bị cướp chính quyền ngày 22/8/1945. Tại đình Giới Phiên đã tổ chức nhiều đợt đưa tiễn tân binh lên đường nhập ngũ tham gia vào các chiến trường.
Sau cách mạng Tháng Tám, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “diệt giặc dốt”, "chống nạn mù chữ", đình Giới Phiên là địa điểm tổ chức các lớp dạy học, xóa mù chữ cho nhân dân trong xã.
* Đình Giới Phiên bị dỡ, lấy vật liệu bán:
Năm 1964, thực hiện chính sách chống mê tín, dị đoan của Đảng, Nhà nước, đình Giới Phiên bị dỡ, lấy vật liệu gian đại bái bán, các đồ thờ tự đem gửi vào chùa cổ Am (chùa Long Khánh). Đình chỉ còn lại hậu cung xây bằng gạch, sân đình hợp tác xã quản lý và sử dụng.
* Sân đình Giới Phiên là địa điểm tổ chức lễ viếng và truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969:
Ngày 2 tháng 9 năm 1969, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, Đảng bộ, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã Giới Phiên đã tổ chức lễ viếng và truy điệu Người tại sân đình, hàng ngàn người đã đến viếng và dự lễ truy điệu. Trong buổi lễ, trước di ảnh Bác mọi người đến dự đã không kìm nén được cảm xúc, khóc và tiếc thương Bác. Cũng trong buổi lễ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Giới Phiên nguyện suối đời đi theo con đường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, đoàn kết, quyết tâm xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngoài ra đình Giới Phiên còn tổ chức lễ công bố Điều lệ của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp năm 1960 và công bố Điều lệ của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao năm 1968.
6. Các nhân vật được thờ tự
Thần tích - Thần sắc làng Giới Phiên, xã Giới Phiến, tổng Giới Phiên, phủ Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, do Viện Thông tin khoa học dịch, mục II có ghi: “Thần Thành hoàng làng tôi có thờ 8 vị thần”.
Vị thứ nhất: Hiệp Linh phù chính - Phu uy đôn tĩnh hưng tuấn - Tuấn tĩnh đức Bảo Trung hưng - Cao Sơn Thượng đẳng thần.
Vị thứ hai: Tĩnh hầu đức Bảo Trung Hưng giang kỳ sơn thờ công phủ đồng vận thần thông quảng đại, thần thông thượng đẳng thần.
Vị thứ ba: Sắc phong vị Vi Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng đệ nhất phong phu vận thần thông quốc chúa đại vương, hách trạc trung đẳng thần.
Vị thứ tư: Sắc phong vị Vi Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng đệ nhị phong, Cao Niên Đại Vương linh ứng đẳng thần.
Vị thứ năm: Sắc phong Vi Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng đệ tam phong, Cao Hốt đại vương hưng đung hiên uy trung đẳng thần.
Vị thứ sáu: Sắc phong Vi Trang, vi đức Bảo Trung Hưng đệ nhất Thánh mẫu phù dung, Công chúa Thượng đẳng thần.
Vị thứ bảy: Sắc phong Vi Trang, vi đức Bảo Trung Hưng đệ nhị Thánh mẫu Quỳnh Hoa công chúa Thượng đẳng thần.
Vị thứ tám: Sắc phong Vi Trang, vi đức Bảo Trung Hưng đệ tam Thánh mẫu Quế Hoa công chúa Thượng đẳng thần.
7. Các hiện vật trong Di tích
Hiện nay, di tích đình Giới Phiên còn các hiện vật sau:
Sắc phong
01 lư hương cổ
Bức đại tự
Bia di tích
Chuông đồng là hiện vật mới do nhân dân cúng tiến.
8. Phong tục lễ hội
Theo Thần tích - Thần sắc làng Giới Phiên, xã Giới Phiên, tổng Giới Phiên, phủ Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 1938, do lý trưởng chép và tri phủ Đinh Ngọc Phung xác nhận có ghi:
- 5 vị dương thần tế lễ vào ngày 16, 17, 18 tháng giêng; ngày 16, 17 tháng 3; ngày 16, 17, 18 tháng 7; trạch ngày tháng 9.
- 3 Vị Thánh mẫu tế lễ vào ngày mùng 2 tháng 3; 21 tháng 8.
- Trạch ngày tháng 9 (tuyệt thương diều).
Về đồ lễ: chỉ dùng gà, lợn, xôi mới, rượu, trầu cau. Những người được vào tế lễ: Những người nào không có tang chế gì thì được vào dự tễ lễ cả. Trước ngày lễ và trong khi hành lễ: Người nào có tang thì phải kiêng không được vào dự tế (còn không phải kiêng gì cả). Trang phục lúc tế lễ: Trong lúc tế lễ thì mọi người phải dùng áo thụng đen. Về hèm, kiêng húy: Người nào có tang thì phải kiêng không được vào dự tế. Trong lúc cúng lễ, nếu phạm lỗi phải đem trầu cau và rượu lễ tạ ngài.
* Trong năm đình Giới Phiên tố chức các lễ sau:
- Lễ Thượng nguyên, cầu an giải hạn (Ngày 15 tháng Giêng)
- Lễ Tuyên sắc (Ngày 17 tháng 3 âm lịch)
- Lễ Xuống đồng (Ngày 11 tháng 5 âm lịch)
- Lễ Xá tội vong nhân (Ngày 15 tháng 7 âm lịch)
- Lễ Cơm mới (Ngày 10 tháng 10 âm lịch)
- Lễ Đóng cửa rừng (Ngày 25 tháng Chạp)
Vào các ngày lễ tại đình Giới Phiên, nếu tham gia lễ cúng tại đình thì tất cả đàn ông phải chay tịnh.
Đình Giới Phiên mang nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh cũng như ý nghĩa về lịch sử. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đình Giới Phiên nhiều lần bị phá hủy, hư hỏng hoàn toàn nhưng không gian văn hóa của đình vẫn được nhân dân trong vùng trân trọng, lưu giữ và khôi phục lại đình. Do đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã công nhận Đình Giới Phiên là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)