Là xã thuần nông, điểm xuất phát thấp, năm 2012 xã Hoàng Thắng, huyện Văn Yên mới bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Song, phát huy tính dân chủ, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng, sau 6 năm thực hiện XDNTM, xã Hoàng Thắng đã nỗ lực hoàn thành mục tiêu cán đích NTM.
Cán bộ xã Hoàng Thắng kiểm tra mô hình trồng dâu tằm tại thôn Cá Nội.
Ông Phí Hùng Sơn - Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Chỉ đạo XDNTM xã Hoàng Thắng cho biết: khi mới bắt tay thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo của xã trên 32%. Xã có 10 thôn thì 6 thôn đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất thiếu, yếu, đường liên thôn chủ yếu đường đất, mùa nắng thì bụi, mùa mưa lầy lội và ngành nghề dịch vụ chậm phát triển.
Do vậy, hết tháng 1/2018, xã mới đạt được 15/19 tiêu chí, trong khi mục tiêu đến trung tuần tháng 5/2018 phải hoàn thành 19/19 tiêu chí và tháng 6 sẽ ra mắt xã NTM. Thời hạn sắp hết mà nhiệm vụ còn khá nặng nề, song với quyết tâm cao, xã sẽ tìm được giải pháp hữu hiệu để thực hiện.
Được biết, trong số 4 tiêu chí còn lại: tiêu chí về giao thông, tiêu chí về thủy lợi, tiêu chí về cơ sở vật chất và tiêu chí trường học thì tiêu chí giao thông là khó nhất, bởi nguồn lực đầu tư của Nhà nước ít, việc huy động đóng góp từ nhân dân rất khó khăn, nhất là 6 thôn đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, quan điểm chỉ đạo của xã là, có đến đâu làm đến đấy, tranh thủ nguồn lực đầu tư của Nhà nước để ưu tiên thôn nào cần sẽ tập trung vào nơi đó. Còn lại 3 tiêu chí tiếp theo, hết quý II/2018 sẽ phấn đấu hoàn thành bằng việc huy động sự chung tay đóng góp của nhân dân.
Cũng theo ông Phí Hùng Sơn, để huy động sự đóng góp của nhân dân thì người dân phải có thu nhập, cuộc sống phải được ổn định mà mục tiêu của XDNTM là phải tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân... thì việc huy động nguồn lực mới dễ dàng.
Từ quan điểm đó, căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, những năm qua, từ các chương trình hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã đã chỉ đạo các thôn hình thành vùng chăn nuôi tập trung, hình thành các mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp, vùng cây ăn quả, vùng trồng dâu nuôi tằm để phát huy lợi thế từng vùng. Theo đó, năm 2017, từ nguồn hỗ trợ của huyện, xã đã chỉ đạo xây dựng mô hình điểm tổ hợp trồng dâu nuôi tằm với diện tích 2 ha tại thôn Cá Nội với 7 hộ làm điểm và đến nay đã phát huy hiệu quả tốt.
Chị Mai Thị Hạnh - Trưởng thôn Cá Nội cho biết: "Khi xã có chủ trương chuyển đổi mô hình trồng dâu nuôi tằm, thôn đã tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia nhóm hộ để thực hiện. Đến nay, mô hình đã cho hiệu quả bước đầu và trong năm 2018, thôn sẽ tiếp tục nhân rộng để tiến tới có ít nhất 70% số hộ tham gia trồng dâu nuôi tằm”.
Từ việc chuyển đổi thành công mô hình tổ hợp trồng dâu nuôi tằm, các chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi tăng thu nhập cũng được triển khai đến tất cả các thôn và mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình chăn nuôi quy mô tập trung trâu, bò, gia cầm, lợn.
Ông Đỗ Hồng Tuấn, thôn Vật Dùng cho biết: "Lợi ích từ việc XDNTM đã mở ra cơ hội thoát nghèo cho gia đình tôi rất nhiều. Từ chỗ thụ động tự mày mò, tìm kiếm mô hình và nguồn vốn để phát triển chăn nuôi thì nay người dân được hỗ trợ vốn, được tập huấn kiến thức để phát triển chăn nuôi. Nhờ đó, từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ, gia đình tôi đã chuyển sang chăn nuôi quy mô tập trung với hơn 1.000 con gà/lứa với sự hỗ trợ vốn của Nhà nước, nên cuộc sống đã khá hơn nhiều”.
Anh Vũ Văn Tuân, thôn Cá Nội cũng vậy, trước kia chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát nên hiệu quả kinh tế không cao và khi xảy ra dịch bệnh là mất trắng, nhưng từ ngày được hỗ trợ vốn, con giống nên hiệu quả kinh tế hơn hẳn. Từ hơn 1.000 con gà mỗi lứa những năm trước, năm 2018 anh đã đưa quy mô lên trên 3.000 con gà thịt mỗi lứa, nên cuộc sống khá ổn định, thu nhập trên 70 triệu đồng mỗi năm.
Bằng việc chuyển đổi thành công các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, người dân có thu nhập, đã giúp Hoàng Thắng hoàn thành các tiêu chí NTM. Đến nay, xã đã ổn định và duy trì 19 cơ sở chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển được hơn 3 ha trồng dâu nuôi tằm tại thôn Cá Nội, 3 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực, giải quyết việc làm cho hơn trăm lao động. Thu nhập người dân trong xã năm 2018 đạt trên 31 triệu đồng/người, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 11,38% năm 2017.
Sau 6 năm triển khai thực hiện XDNTM, bộ mặt nông thôn của xã Hoàng Thắng chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và đã hình thành các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp mang thế mạnh của địa phương. Với quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và sự đồng lòng chung sức của người dân, bằng những hành động cụ thể, Hoàng Thắng chắc chắn sẽ cán đích nông thôn mới trong tháng 6/2018.
1067 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Là xã thuần nông, điểm xuất phát thấp, năm 2012 xã Hoàng Thắng, huyện Văn Yên mới bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Song, phát huy tính dân chủ, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng, sau 6 năm thực hiện XDNTM, xã Hoàng Thắng đã nỗ lực hoàn thành mục tiêu cán đích NTM.Ông Phí Hùng Sơn - Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Chỉ đạo XDNTM xã Hoàng Thắng cho biết: khi mới bắt tay thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo của xã trên 32%. Xã có 10 thôn thì 6 thôn đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất thiếu, yếu, đường liên thôn chủ yếu đường đất, mùa nắng thì bụi, mùa mưa lầy lội và ngành nghề dịch vụ chậm phát triển.
Do vậy, hết tháng 1/2018, xã mới đạt được 15/19 tiêu chí, trong khi mục tiêu đến trung tuần tháng 5/2018 phải hoàn thành 19/19 tiêu chí và tháng 6 sẽ ra mắt xã NTM. Thời hạn sắp hết mà nhiệm vụ còn khá nặng nề, song với quyết tâm cao, xã sẽ tìm được giải pháp hữu hiệu để thực hiện.
Được biết, trong số 4 tiêu chí còn lại: tiêu chí về giao thông, tiêu chí về thủy lợi, tiêu chí về cơ sở vật chất và tiêu chí trường học thì tiêu chí giao thông là khó nhất, bởi nguồn lực đầu tư của Nhà nước ít, việc huy động đóng góp từ nhân dân rất khó khăn, nhất là 6 thôn đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, quan điểm chỉ đạo của xã là, có đến đâu làm đến đấy, tranh thủ nguồn lực đầu tư của Nhà nước để ưu tiên thôn nào cần sẽ tập trung vào nơi đó. Còn lại 3 tiêu chí tiếp theo, hết quý II/2018 sẽ phấn đấu hoàn thành bằng việc huy động sự chung tay đóng góp của nhân dân.
Cũng theo ông Phí Hùng Sơn, để huy động sự đóng góp của nhân dân thì người dân phải có thu nhập, cuộc sống phải được ổn định mà mục tiêu của XDNTM là phải tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân... thì việc huy động nguồn lực mới dễ dàng.
Từ quan điểm đó, căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, những năm qua, từ các chương trình hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã đã chỉ đạo các thôn hình thành vùng chăn nuôi tập trung, hình thành các mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp, vùng cây ăn quả, vùng trồng dâu nuôi tằm để phát huy lợi thế từng vùng. Theo đó, năm 2017, từ nguồn hỗ trợ của huyện, xã đã chỉ đạo xây dựng mô hình điểm tổ hợp trồng dâu nuôi tằm với diện tích 2 ha tại thôn Cá Nội với 7 hộ làm điểm và đến nay đã phát huy hiệu quả tốt.
Chị Mai Thị Hạnh - Trưởng thôn Cá Nội cho biết: "Khi xã có chủ trương chuyển đổi mô hình trồng dâu nuôi tằm, thôn đã tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia nhóm hộ để thực hiện. Đến nay, mô hình đã cho hiệu quả bước đầu và trong năm 2018, thôn sẽ tiếp tục nhân rộng để tiến tới có ít nhất 70% số hộ tham gia trồng dâu nuôi tằm”.
Từ việc chuyển đổi thành công mô hình tổ hợp trồng dâu nuôi tằm, các chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi tăng thu nhập cũng được triển khai đến tất cả các thôn và mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình chăn nuôi quy mô tập trung trâu, bò, gia cầm, lợn.
Ông Đỗ Hồng Tuấn, thôn Vật Dùng cho biết: "Lợi ích từ việc XDNTM đã mở ra cơ hội thoát nghèo cho gia đình tôi rất nhiều. Từ chỗ thụ động tự mày mò, tìm kiếm mô hình và nguồn vốn để phát triển chăn nuôi thì nay người dân được hỗ trợ vốn, được tập huấn kiến thức để phát triển chăn nuôi. Nhờ đó, từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ, gia đình tôi đã chuyển sang chăn nuôi quy mô tập trung với hơn 1.000 con gà/lứa với sự hỗ trợ vốn của Nhà nước, nên cuộc sống đã khá hơn nhiều”.
Anh Vũ Văn Tuân, thôn Cá Nội cũng vậy, trước kia chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát nên hiệu quả kinh tế không cao và khi xảy ra dịch bệnh là mất trắng, nhưng từ ngày được hỗ trợ vốn, con giống nên hiệu quả kinh tế hơn hẳn. Từ hơn 1.000 con gà mỗi lứa những năm trước, năm 2018 anh đã đưa quy mô lên trên 3.000 con gà thịt mỗi lứa, nên cuộc sống khá ổn định, thu nhập trên 70 triệu đồng mỗi năm.
Bằng việc chuyển đổi thành công các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, người dân có thu nhập, đã giúp Hoàng Thắng hoàn thành các tiêu chí NTM. Đến nay, xã đã ổn định và duy trì 19 cơ sở chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển được hơn 3 ha trồng dâu nuôi tằm tại thôn Cá Nội, 3 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực, giải quyết việc làm cho hơn trăm lao động. Thu nhập người dân trong xã năm 2018 đạt trên 31 triệu đồng/người, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 11,38% năm 2017.
Sau 6 năm triển khai thực hiện XDNTM, bộ mặt nông thôn của xã Hoàng Thắng chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và đã hình thành các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp mang thế mạnh của địa phương. Với quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và sự đồng lòng chung sức của người dân, bằng những hành động cụ thể, Hoàng Thắng chắc chắn sẽ cán đích nông thôn mới trong tháng 6/2018.