CTTĐT - Đây là mục tiêu cụ thể đến năm 2020 tại Quyết định phê phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh Yên Bái ban hành.
Phát triển nghề nuôi cá trên hồ Thác Bà.
Mục tiêu của quy hoạch là thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xác định sản phẩm chủ lực, có lợi thế để tập trung đầu tư về khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng, tổ chức lại sản xuất, hình thành chuỗi giá trị các ngành hàng để tạo bước đột phá về sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới; Quy hoạch phát triển sản xuất theo hướng xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện; xây dựng vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống nông dân, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm toàn ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (giá so sánh 2010) giai đoạn 2016 - 2020 là 4,6%.
Cơ cấu sản xuất năm 2020: Nông nghiệp 67%; lâm nghiệp 28%; thủy sản 5%; Sản lượng lương thực có hạt bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 320.000 tấn/năm; Sản lượng chè búp tươi năm 2020 đạt 85.000 tấn; Sản lượng quả (cây ăn quả) năm 2020 đạt 50.000 tấn; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại năm 2020 đạt 51.000 tấn; Sản lượng thủy sản năm 2020 đạt 12.300 tấn; Giá trị sản sản xuất nông nghiệp bình quân 1 ha năm 2020 đạt 80 triệu đồng; Diện tích trồng rừng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 15.000 ha/năm; Tỷ lệ các xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2020 là 40% (64/157 xã), tỷ lệ các huyện đạt tiêu chí nông thôn mới là 14,3% (1/7 huyện); Tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt khoảng 63%.
Nội dung điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2020 bao gồm: phát triển trồng trọt, phát triển chăn nuôi, phát triển lâm nghiệp, phát triển thủy sản, vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Các giải pháp chủ yếu bao gồm: Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp; Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ; Thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Lựa chọn, đầu tư có trọng điểm; Nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa nông nghiệp, đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại…
1565 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đây là mục tiêu cụ thể đến năm 2020 tại Quyết định phê phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh Yên Bái ban hành. Mục tiêu của quy hoạch là thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xác định sản phẩm chủ lực, có lợi thế để tập trung đầu tư về khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng, tổ chức lại sản xuất, hình thành chuỗi giá trị các ngành hàng để tạo bước đột phá về sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới; Quy hoạch phát triển sản xuất theo hướng xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện; xây dựng vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống nông dân, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm toàn ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (giá so sánh 2010) giai đoạn 2016 - 2020 là 4,6%.
Cơ cấu sản xuất năm 2020: Nông nghiệp 67%; lâm nghiệp 28%; thủy sản 5%; Sản lượng lương thực có hạt bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 320.000 tấn/năm; Sản lượng chè búp tươi năm 2020 đạt 85.000 tấn; Sản lượng quả (cây ăn quả) năm 2020 đạt 50.000 tấn; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại năm 2020 đạt 51.000 tấn; Sản lượng thủy sản năm 2020 đạt 12.300 tấn; Giá trị sản sản xuất nông nghiệp bình quân 1 ha năm 2020 đạt 80 triệu đồng; Diện tích trồng rừng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 15.000 ha/năm; Tỷ lệ các xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2020 là 40% (64/157 xã), tỷ lệ các huyện đạt tiêu chí nông thôn mới là 14,3% (1/7 huyện); Tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt khoảng 63%.
Nội dung điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2020 bao gồm: phát triển trồng trọt, phát triển chăn nuôi, phát triển lâm nghiệp, phát triển thủy sản, vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Các giải pháp chủ yếu bao gồm: Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp; Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ; Thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Lựa chọn, đầu tư có trọng điểm; Nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa nông nghiệp, đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại…