Ngày 21/5/2012, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 536/QĐ-UBND công nhận di tích Nậm Tốc Tát, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Nghệ nhân Lò Văn Biến (người bên trái) đang giới thiệu về bãi đá
1. Tên Di tích
Di tích lịch sử Nậm Tốc Tát, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
- Di tích lịch sử - danh thắng cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 công nhận danh thắng Nậm Tốc Tát, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm Di tích
Di tích lịch sử Nậm Tốc Tát nằm trên địa bàn bản Lương Hà, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
“Nậm Tốc Tát” (có nghĩa là nước thác đổ), nằm ở xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là nơi có địa hình đồi núi đa dạng với nhiều con suối, ngòi, mương dày đặc. Khu vực này là nơi thuận lợi cho các loài động thực vật sinh sống và phát triển, với những cánh rừng thông bạt ngàn và các loài động vật sinh sống khá phong phú để lại cho nơi đây một hệ sinh thái đậm nét hoang sơ và đầy kỳ thú.
Theo những truyền thuyết của người Thái đen sinh sống ở Mường Lò thì họ luôn tự hào về địa bàn cư trú lâu đời của tổ tiên mình. Có thể nói vùng đất Mường Lò - Văn Chấn là địa điểm cư trú đầu tiên của người Thái đen ở Việt Nam. Trong dân gian người Thái đen có câu nói “pay Mường Lò” (về Mường Lò) là hướng về tổ tiên, hướng về quê cha đất tổ. Đồng thời những sự kiện lịch sử di cư của người Thái đen cũng được thuật lại khá sinh động trong các bài mo: “Mo Khuôn” (mo hồn),“Lời tang lễ dân tộc Thái”. Cả hai tác phẩm này đều nhắc đến việc đưa linh hồn người chết trước khi lên “Mường Then” phải đến “Nậm Tốc Tát” đường lên trời của những linh hồn khi qua đời để tiếp tục sống ở một thế giới khác.
Sự tồn tại của “Nậm Tốc Tát” có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Thái đen nơi đây. Họ cho rằng khi gia đình nào có người qua đời linh hồn sẽ bám vào dây Khau Cát (dây sắn rừng) lội ngược dòng “Nậm Tốc Tát”, dòng nước sẽ gột rửa sách những bụi trần rồi mới được về cõi trời, về sống trong “Đẳm Đoi” nơi có anh em và một vợ một chồng của những người bình dân, hoặc “Liên Pán Luông” nơi ở vĩnh viễn của các linh hồn trong các dòng họ quý tộc.
Người Thái đen vùng này có câu: “Nậm Tốc Tát phi pay, Phi cái đay cái cau mưa phạ”, tức là “Nậm Tốc Tát là đường ma đi, Ma bắc cầu bắc thang lên trời”. Họ quan niệm về vũ trụ là thế giới ba tầng thông tỏ và giao cảm: thế giới thực gồm sự sống của con người và muôn loài mà con người thấy được, còn thế giới hư vô là lực lượng quyết định sự sống trên trái đất. Thế giới thứ ba là “Phi” linh hồn của sự sống, con người cùng vạn vật trên trái đất đều do “Phi” tạo ra. Còn đấng sáng tạo ra “Phi” là “Phi Then” có nghĩa là “chủ cõi trời”. Việc cúng tế đối với người Thái đen rất được coi trọng bởi “Côn đẩy kin cáo đi, Phi đẩy kin cáo cụm”, tức là “Người được ăn cho chủ bụng tốt, Ma được ăn phù hộ cho người”.
Đặc biệt, dưới chân “Nậm Tốc Tát” có một bãi đá cổ hàng nghìn tảng được gọi là “Đông Quai Hà” tức “Rừng Trâu Đá”. Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi người Thái đen vùng Tây Bắc nói chung và vùng Mường Lò - Văn Chấn nói riêng có tục khi có người chết, phải mổ trâu tiễn đưa linh hồn. Con trâu được mổ là của cải chia cho người chết để họ trở về cõi trời tiếp tục làm ruộng với “Đẳm”. Trải qua nhiều đời, số lượng trâu dùng trong các lễ cúng người chết đã nhiều như một “rừng”. Họ cho rằng đây là nơi hóa thành linh hồn của những con trâu được tế trong những đám ma và “Đông Quai Hà” chính là nơi người chết gửi hồn trâu để khi nào cần cày, bừa ở trên “Mường Then” thì lấy hồn trâu lên giúp đỡ. Những hồn trâu của người chết được buộc cây đa tại “Đông Quai Hà”, vì những người chết lên “Mường Then” cũng có những công việc giống như người còn sống và họ được chuẩn bị kỹ càng trước khi về với tổ tiên. Riêng hồn người Thái đen ở nơi khác đến, trước khi đến “Đông Quai Hà” thì dừng lại nghỉ trưa ở cây đa.
Nậm Tốc Tát một địa danh văn hóa tâm linh của người Thái đen cùng những triết lý nhân sinh sâu sắc, đầy tính hướng thiện mà từ thuở khai ấp lập làng ở đất Mường Lò, người Thái đen đã biết răn dạy cháu con mình. Càng khẳng định giá trị văn hóa trường tồn khi Di tích lịch sử và danh thắng “Nậm Tốc Tát” đã được UBND tỉnh Yên Bái xếp hạng và cấp bằng di tích lịch sử - danh thắng cấp tỉnh từ tháng 5 năm 2012.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
5757 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 21/5/2012, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 536/QĐ-UBND công nhận di tích Nậm Tốc Tát, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. 1. Tên Di tích
Di tích lịch sử Nậm Tốc Tát, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
- Di tích lịch sử - danh thắng cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 công nhận danh thắng Nậm Tốc Tát, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm Di tích
Di tích lịch sử Nậm Tốc Tát nằm trên địa bàn bản Lương Hà, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
“Nậm Tốc Tát” (có nghĩa là nước thác đổ), nằm ở xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là nơi có địa hình đồi núi đa dạng với nhiều con suối, ngòi, mương dày đặc. Khu vực này là nơi thuận lợi cho các loài động thực vật sinh sống và phát triển, với những cánh rừng thông bạt ngàn và các loài động vật sinh sống khá phong phú để lại cho nơi đây một hệ sinh thái đậm nét hoang sơ và đầy kỳ thú.
Theo những truyền thuyết của người Thái đen sinh sống ở Mường Lò thì họ luôn tự hào về địa bàn cư trú lâu đời của tổ tiên mình. Có thể nói vùng đất Mường Lò - Văn Chấn là địa điểm cư trú đầu tiên của người Thái đen ở Việt Nam. Trong dân gian người Thái đen có câu nói “pay Mường Lò” (về Mường Lò) là hướng về tổ tiên, hướng về quê cha đất tổ. Đồng thời những sự kiện lịch sử di cư của người Thái đen cũng được thuật lại khá sinh động trong các bài mo: “Mo Khuôn” (mo hồn),“Lời tang lễ dân tộc Thái”. Cả hai tác phẩm này đều nhắc đến việc đưa linh hồn người chết trước khi lên “Mường Then” phải đến “Nậm Tốc Tát” đường lên trời của những linh hồn khi qua đời để tiếp tục sống ở một thế giới khác.
Sự tồn tại của “Nậm Tốc Tát” có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Thái đen nơi đây. Họ cho rằng khi gia đình nào có người qua đời linh hồn sẽ bám vào dây Khau Cát (dây sắn rừng) lội ngược dòng “Nậm Tốc Tát”, dòng nước sẽ gột rửa sách những bụi trần rồi mới được về cõi trời, về sống trong “Đẳm Đoi” nơi có anh em và một vợ một chồng của những người bình dân, hoặc “Liên Pán Luông” nơi ở vĩnh viễn của các linh hồn trong các dòng họ quý tộc.
Người Thái đen vùng này có câu: “Nậm Tốc Tát phi pay, Phi cái đay cái cau mưa phạ”, tức là “Nậm Tốc Tát là đường ma đi, Ma bắc cầu bắc thang lên trời”. Họ quan niệm về vũ trụ là thế giới ba tầng thông tỏ và giao cảm: thế giới thực gồm sự sống của con người và muôn loài mà con người thấy được, còn thế giới hư vô là lực lượng quyết định sự sống trên trái đất. Thế giới thứ ba là “Phi” linh hồn của sự sống, con người cùng vạn vật trên trái đất đều do “Phi” tạo ra. Còn đấng sáng tạo ra “Phi” là “Phi Then” có nghĩa là “chủ cõi trời”. Việc cúng tế đối với người Thái đen rất được coi trọng bởi “Côn đẩy kin cáo đi, Phi đẩy kin cáo cụm”, tức là “Người được ăn cho chủ bụng tốt, Ma được ăn phù hộ cho người”.
Đặc biệt, dưới chân “Nậm Tốc Tát” có một bãi đá cổ hàng nghìn tảng được gọi là “Đông Quai Hà” tức “Rừng Trâu Đá”. Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi người Thái đen vùng Tây Bắc nói chung và vùng Mường Lò - Văn Chấn nói riêng có tục khi có người chết, phải mổ trâu tiễn đưa linh hồn. Con trâu được mổ là của cải chia cho người chết để họ trở về cõi trời tiếp tục làm ruộng với “Đẳm”. Trải qua nhiều đời, số lượng trâu dùng trong các lễ cúng người chết đã nhiều như một “rừng”. Họ cho rằng đây là nơi hóa thành linh hồn của những con trâu được tế trong những đám ma và “Đông Quai Hà” chính là nơi người chết gửi hồn trâu để khi nào cần cày, bừa ở trên “Mường Then” thì lấy hồn trâu lên giúp đỡ. Những hồn trâu của người chết được buộc cây đa tại “Đông Quai Hà”, vì những người chết lên “Mường Then” cũng có những công việc giống như người còn sống và họ được chuẩn bị kỹ càng trước khi về với tổ tiên. Riêng hồn người Thái đen ở nơi khác đến, trước khi đến “Đông Quai Hà” thì dừng lại nghỉ trưa ở cây đa.
Nậm Tốc Tát một địa danh văn hóa tâm linh của người Thái đen cùng những triết lý nhân sinh sâu sắc, đầy tính hướng thiện mà từ thuở khai ấp lập làng ở đất Mường Lò, người Thái đen đã biết răn dạy cháu con mình. Càng khẳng định giá trị văn hóa trường tồn khi Di tích lịch sử và danh thắng “Nậm Tốc Tát” đã được UBND tỉnh Yên Bái xếp hạng và cấp bằng di tích lịch sử - danh thắng cấp tỉnh từ tháng 5 năm 2012.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
Các bài khác
- Di tích chùa - đền - đình Minh Phú, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đình Giới Phiên, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đình - đền - chùa Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích Đình Lâm Thượng (22/08/2019)
- Di tích trường Trung cấp Y cũ, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đền Cửa Ngòi, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đình, đền và chùa Văn Tiến, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đền và chùa Rối xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích Đình, Đền, Chùa Nam Cường, xã Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
Xem thêm »