Trạm Tấu, Yên Bái là một trong hơn 60 huyện nghèo của cả nước. Nguyên nhân đói nghèo là do thiếu đất sản xuất, phương thức canh tác lạc hậu… Để xóa bỏ tình trạng này, huyện Trạm Tấu đã vận động người dân cùng san sẻ đất nông nghiệp cho nhau, giúp người nghèo đều có đất sản xuất.
Để có đất gieo trồng, người nông dân vùng cao tìm cách dẫn nước về các triền núi, tạo nên những thửa ruộng bậc thang nhỏ, hay cần mẫn cải tạo những mảnh nương lổn nhổn đá để gieo ngô, trồng cải.
Huyện Trạm Tấu có 11 xã thị trấn, trong đó có 10 xã vùng cao với 5.193 hộ, 28.711 nhân khẩu, dân tộc Mông chiếm 77% dân số. Đặc thù là huyện vùng cao, địa hình chia cắt mạnh nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 6.617 ha, diện tích lúa ruộng 1.696 ha, phần lớn là ruộng cấy một vụ. Vì vậy tỉ lệ hộ nghèo chiếm 75%, nguyên nhân người dân nghèo đói là do thiếu đất sản xuất, thời tiết vô cùng khắc nhiệt.
Tình trạng phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng dân cư đã diễn ra, những hộ nhiều đất cuộc sống vẫn khá giả và giàu có, hộ thiếu đất vẫn nghèo đói quanh năm. Trước thực tế đó, những năm qua, huyện Trạm Tấu tăng cường rà soát, sắp xếp lại quỹ đất. Đồng thời, đã sáng tạo vận động người dân san sẻ đất sản xuất cho nhau đối với 10 xã vùng cao của huyện. Tính đến nay, toàn huyện có 338 hộ được giao đất với tổng diện dích gần 156,15 ha.
Ở vùng cao Yên Bái, đất có lẽ còn quý hơn cả vàng do điều kiện địa hình, núi cao vực sâu, để có đất canh tác người dân phải cần mẫn cải tạo những mảnh đất trên những sườn núi cao. Hiếm và quý như vậy, nhưng gia đình chị Giàng Thị Cha ở thôn Tà Tầu, xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu vẫn quyết định tặng 5 đám ruộng cho hộ gia đình anh Thào A Dơ ở cùng thôn, đang thiếu đất canh tác.
Chị Cha chia sẻ: "Nghe cán bộ xã đến tuyên truyền thấy hay, rất đúng nên tôi không suy nghĩ nhiều khi quyết định nhường đất. Gia đình cũng chỉ có khoảng 3.000m2 ruộng nhưng thấy người ta thiếu đất, đói nghèo nên mình thấy thương lắm, mình cho để nhà chú ấy làm còn có cơm cho con cái ăn."
Nhờ có sự vận động của lãnh đạo huyện, xã mà nhiều gia đình ở Trạm Tấu đã thoát nghèo. Gia đình anh Giàng A Nủ đã có cuộc sống ổn định sau khi được anh Sùng A Lù nhường cho hơn 4.000 m2 đất nương để trồng ngô. Anh Nủ phấn khởi tâm sự: "Mình thiếu đất sản xuất may có anh Lù nhường đất cho. Bây giờ mỗi năm nhà mình làm 2 vụ ngô, đến nay mình đã thoát nghèo. Mình rất cảm ơn huyện, chính quyền xã đã có chương trình vận động san sẻ đất cho những gia đình nghèo như mình."
Ông Giàng A Hành, Bí thư Đảng ủy xã Trạm Tấu cho biết: "Toàn xã Trạm Tấu có 86 hộ tự nguyện san sẻ đất cho 63 hộ thiếu đất, với tổng diện tích trên 40 ha. Nhờ vậy mà đến nay toàn xã không còn hộ nào thiếu đất sản xuất".
“Trong thời gian vừa qua, chúng tôi làm công tác tuyên truyền đến nhân dân, vận động những hộ có nhiều đất thì san sẻ cho hộ thiếu đất. Nhờ đó, đời sống bà con đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ dân đã thoát nghèo”, ông Hành cho biết thêm.
Theo Báo Tài nguyên Môi trường
2027 lượt xem
Trạm Tấu, Yên Bái là một trong hơn 60 huyện nghèo của cả nước. Nguyên nhân đói nghèo là do thiếu đất sản xuất, phương thức canh tác lạc hậu… Để xóa bỏ tình trạng này, huyện Trạm Tấu đã vận động người dân cùng san sẻ đất nông nghiệp cho nhau, giúp người nghèo đều có đất sản xuất. Huyện Trạm Tấu có 11 xã thị trấn, trong đó có 10 xã vùng cao với 5.193 hộ, 28.711 nhân khẩu, dân tộc Mông chiếm 77% dân số. Đặc thù là huyện vùng cao, địa hình chia cắt mạnh nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 6.617 ha, diện tích lúa ruộng 1.696 ha, phần lớn là ruộng cấy một vụ. Vì vậy tỉ lệ hộ nghèo chiếm 75%, nguyên nhân người dân nghèo đói là do thiếu đất sản xuất, thời tiết vô cùng khắc nhiệt.
Tình trạng phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng dân cư đã diễn ra, những hộ nhiều đất cuộc sống vẫn khá giả và giàu có, hộ thiếu đất vẫn nghèo đói quanh năm. Trước thực tế đó, những năm qua, huyện Trạm Tấu tăng cường rà soát, sắp xếp lại quỹ đất. Đồng thời, đã sáng tạo vận động người dân san sẻ đất sản xuất cho nhau đối với 10 xã vùng cao của huyện. Tính đến nay, toàn huyện có 338 hộ được giao đất với tổng diện dích gần 156,15 ha.
Ở vùng cao Yên Bái, đất có lẽ còn quý hơn cả vàng do điều kiện địa hình, núi cao vực sâu, để có đất canh tác người dân phải cần mẫn cải tạo những mảnh đất trên những sườn núi cao. Hiếm và quý như vậy, nhưng gia đình chị Giàng Thị Cha ở thôn Tà Tầu, xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu vẫn quyết định tặng 5 đám ruộng cho hộ gia đình anh Thào A Dơ ở cùng thôn, đang thiếu đất canh tác.
Chị Cha chia sẻ: "Nghe cán bộ xã đến tuyên truyền thấy hay, rất đúng nên tôi không suy nghĩ nhiều khi quyết định nhường đất. Gia đình cũng chỉ có khoảng 3.000m2 ruộng nhưng thấy người ta thiếu đất, đói nghèo nên mình thấy thương lắm, mình cho để nhà chú ấy làm còn có cơm cho con cái ăn."
Nhờ có sự vận động của lãnh đạo huyện, xã mà nhiều gia đình ở Trạm Tấu đã thoát nghèo. Gia đình anh Giàng A Nủ đã có cuộc sống ổn định sau khi được anh Sùng A Lù nhường cho hơn 4.000 m2 đất nương để trồng ngô. Anh Nủ phấn khởi tâm sự: "Mình thiếu đất sản xuất may có anh Lù nhường đất cho. Bây giờ mỗi năm nhà mình làm 2 vụ ngô, đến nay mình đã thoát nghèo. Mình rất cảm ơn huyện, chính quyền xã đã có chương trình vận động san sẻ đất cho những gia đình nghèo như mình."
Ông Giàng A Hành, Bí thư Đảng ủy xã Trạm Tấu cho biết: "Toàn xã Trạm Tấu có 86 hộ tự nguyện san sẻ đất cho 63 hộ thiếu đất, với tổng diện tích trên 40 ha. Nhờ vậy mà đến nay toàn xã không còn hộ nào thiếu đất sản xuất".
“Trong thời gian vừa qua, chúng tôi làm công tác tuyên truyền đến nhân dân, vận động những hộ có nhiều đất thì san sẻ cho hộ thiếu đất. Nhờ đó, đời sống bà con đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ dân đã thoát nghèo”, ông Hành cho biết thêm.
Theo Báo Tài nguyên Môi trường