CTTĐT - Trong công điện về tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai triển khai ngay các biện pháp nhằm tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và kéo giảm tai nạn giao thông trong 6 tháng cuối năm 2017.
Quyết liệt xử lý các hành vi vi phạm giao thông
Thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp các lực lượng triển khai thực hiện công tác bảo đảm giao thông, góp phần quan trọng phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và sự an toàn đi lại của nhân dân.
Tuy nhiên, tình hình ATGT trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2017 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, tại nạn giao thông tăng 2 tiêu chí: số người chết tăng 8 người, số người bị thương tăng 11 người so với cùng kỳ năm 2016; các vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông chưa được tập trung xử lý quyết liệt. Nguyên nhân của tỉnh trạng trên ngoài do ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế và sự gia tăng của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, còn có nguyên nhân chủ quan cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc. Đó là lãnh đạo một số ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương còn coi nhẹ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông còn thấp; công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông tại một số địa phương còn chưa quyết liệt, chưa tập trung xử lý các hành vi vi phạm nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông trên địa bàn.
Để tích cực giải quyết tình trạng nêu trên, nhằm kéo giảm tai nạn giao thông trong 6 tháng cuối năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện ngay một số nội dung sau:
1.Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương lớn của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông gắn với thực hiện Công văn số 681-CV/TU ngày 7/4/2017 của Tỉnh ủy Yên Bái về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TƯ ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa”.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Nội dung tuyên truyền cần tập trung cảnh báo về nguyên nhân, hậu quả từ các vụ tai nạn giao thông; các quy định của pháp luật liên quan đến quy tắc giao thông, nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, tải trọng phương tiện, kích thước giới hạn thùng chở hàng, những gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái, UBMTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên: Hội LH Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động tỉnh… tăng cường tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về TTATGT.
3. Sở Giao thông Vận tải quán triệt việc nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, vận tai, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện.
- Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và lực lượng thanh tra giao thông thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các đơn vị kinh doanh vận tải, điều kiện kinh doanh vận tải, đặc biệt là quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đồng thời, khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để quản lý và kịp thời chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm.
- Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng có liên quan thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát tải trọng xe tại các điểm mỏ, bến, bãi, nơi xuất phát…chạy xe lòng vòng, đón trả khách không đúng nơi quy định, kiên quyết không để các phương tiện vận tải hàng khách chở quá số người quy định, chở hàng hóa quá tải trọng lưu thông trên đường.
- Tăng cường công tác duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các đoạn đường hư hỏng, phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông; kịp thời xử lý, khắc phục ngay các “điểm đen” TNGT và các bất hợp lý về tổ chức giao thông theo kiến nghị của các lực lượng chức năng. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống biển báo giao thông trên các tuyến giao thông và hướng dẫn việc quản lý, khai thác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
4. Công an tỉnh:
- Phối hợp với các cơ quan chức năng khảo sát, kiểm tra, kiến nghị giải quyết các bất hợp lý trong tổ chức giao thông, các điểm đen về tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh; chấn chỉnh hoạt động của các mô hình tự quản về trật tự an toàn giao thông ở cơ sở, nhất là đối với những nơi có hoạt động giao thông phức tạp.
- Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, tập trung xử lý nghiêm các hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT như: vi phạm về tốc độ, phần đường, làn đường, nồng độ cồn, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, quá tải, kích thước, giới hạn thùng chở hàng…
- Tiếp tục huy động lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông tham gia tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông; duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ công tác liên lực lượng “Cảnh sát giao thông - Cảnh sát hình sự - Cảnh sát cơ động” bảo đảm trật tự an toàn giao thông và đấu tranh phòng chống tội phạm trên các tuyến giao thông.
- Có kế hoạch tổ chức tập tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện toàn diện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quản lý, phụ trách, chú ý các tuyến đường phức tạp về trật tự an toàn giao thông.
- Có phương án giải quyết dứt điểm các điểm đen về tai nạn giao thông các bất hợp lý về tổ chức giao thông và việc kinh doanh, buôn bán, họp chợ, để vật liệu xây dựng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây mất trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị; chỉ đạo các ngành chức năng tích cực tuyên truyền, phố biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông và cảnh báo các nguy cơ, nguyên nhân gây tai nạn giao thông nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người dân.
- Tổ chức rà soát kiểm tra lại tình hình trật tự an toàn giao thông tại địa phương trong thời gian vừa qua để có kế hoạch, giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông nhất là tại các tuyến đường, địa bàn có tai nạn giao thông tăng cao. Tăng cường kiểm tra việc tịch thu xe công nông, xe tự chế, xe ô tô hết niên hạn đưa vào lưu thông trái phép.
6. Nghiêm cấm các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, chính quyền các cấp. các tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
7. Đơn vị, địa phương nào thiếu quan tâm chỉ đạo triển khai các giải pháo bảo đảm trật tự an toàn giao thông, để tình hình trật tự an toàn giao thông diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông tăng thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các đơn vị, địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Giao Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Công điện này.
1418 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong công điện về tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai triển khai ngay các biện pháp nhằm tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và kéo giảm tai nạn giao thông trong 6 tháng cuối năm 2017. Thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp các lực lượng triển khai thực hiện công tác bảo đảm giao thông, góp phần quan trọng phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và sự an toàn đi lại của nhân dân.
Tuy nhiên, tình hình ATGT trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2017 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, tại nạn giao thông tăng 2 tiêu chí: số người chết tăng 8 người, số người bị thương tăng 11 người so với cùng kỳ năm 2016; các vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông chưa được tập trung xử lý quyết liệt. Nguyên nhân của tỉnh trạng trên ngoài do ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế và sự gia tăng của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, còn có nguyên nhân chủ quan cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc. Đó là lãnh đạo một số ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương còn coi nhẹ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông còn thấp; công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông tại một số địa phương còn chưa quyết liệt, chưa tập trung xử lý các hành vi vi phạm nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông trên địa bàn.
Để tích cực giải quyết tình trạng nêu trên, nhằm kéo giảm tai nạn giao thông trong 6 tháng cuối năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện ngay một số nội dung sau:
1.Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương lớn của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông gắn với thực hiện Công văn số 681-CV/TU ngày 7/4/2017 của Tỉnh ủy Yên Bái về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TƯ ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa”.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Nội dung tuyên truyền cần tập trung cảnh báo về nguyên nhân, hậu quả từ các vụ tai nạn giao thông; các quy định của pháp luật liên quan đến quy tắc giao thông, nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, tải trọng phương tiện, kích thước giới hạn thùng chở hàng, những gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái, UBMTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên: Hội LH Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động tỉnh… tăng cường tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về TTATGT.
3. Sở Giao thông Vận tải quán triệt việc nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, vận tai, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện.
- Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và lực lượng thanh tra giao thông thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các đơn vị kinh doanh vận tải, điều kiện kinh doanh vận tải, đặc biệt là quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đồng thời, khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để quản lý và kịp thời chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm.
- Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng có liên quan thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát tải trọng xe tại các điểm mỏ, bến, bãi, nơi xuất phát…chạy xe lòng vòng, đón trả khách không đúng nơi quy định, kiên quyết không để các phương tiện vận tải hàng khách chở quá số người quy định, chở hàng hóa quá tải trọng lưu thông trên đường.
- Tăng cường công tác duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các đoạn đường hư hỏng, phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông; kịp thời xử lý, khắc phục ngay các “điểm đen” TNGT và các bất hợp lý về tổ chức giao thông theo kiến nghị của các lực lượng chức năng. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống biển báo giao thông trên các tuyến giao thông và hướng dẫn việc quản lý, khai thác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
4. Công an tỉnh:
- Phối hợp với các cơ quan chức năng khảo sát, kiểm tra, kiến nghị giải quyết các bất hợp lý trong tổ chức giao thông, các điểm đen về tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh; chấn chỉnh hoạt động của các mô hình tự quản về trật tự an toàn giao thông ở cơ sở, nhất là đối với những nơi có hoạt động giao thông phức tạp.
- Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, tập trung xử lý nghiêm các hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT như: vi phạm về tốc độ, phần đường, làn đường, nồng độ cồn, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, quá tải, kích thước, giới hạn thùng chở hàng…
- Tiếp tục huy động lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông tham gia tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông; duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ công tác liên lực lượng “Cảnh sát giao thông - Cảnh sát hình sự - Cảnh sát cơ động” bảo đảm trật tự an toàn giao thông và đấu tranh phòng chống tội phạm trên các tuyến giao thông.
- Có kế hoạch tổ chức tập tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện toàn diện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quản lý, phụ trách, chú ý các tuyến đường phức tạp về trật tự an toàn giao thông.
- Có phương án giải quyết dứt điểm các điểm đen về tai nạn giao thông các bất hợp lý về tổ chức giao thông và việc kinh doanh, buôn bán, họp chợ, để vật liệu xây dựng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây mất trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị; chỉ đạo các ngành chức năng tích cực tuyên truyền, phố biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông và cảnh báo các nguy cơ, nguyên nhân gây tai nạn giao thông nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người dân.
- Tổ chức rà soát kiểm tra lại tình hình trật tự an toàn giao thông tại địa phương trong thời gian vừa qua để có kế hoạch, giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông nhất là tại các tuyến đường, địa bàn có tai nạn giao thông tăng cao. Tăng cường kiểm tra việc tịch thu xe công nông, xe tự chế, xe ô tô hết niên hạn đưa vào lưu thông trái phép.
6. Nghiêm cấm các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, chính quyền các cấp. các tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
7. Đơn vị, địa phương nào thiếu quan tâm chỉ đạo triển khai các giải pháo bảo đảm trật tự an toàn giao thông, để tình hình trật tự an toàn giao thông diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông tăng thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các đơn vị, địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Giao Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Công điện này.