Những năm gần đây, sự biến đổi của khí hậu toàn cầu khiến thời tiết ngày thêm phức tạp. Chủ động kế hoạch để phòng tránh và ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra là biện pháp tốt nhất để huyện Lục Yên giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân.
Khu vực thường xuyên bị ngập lụt ở xã Tân Lĩnh cũng đã được huyện xây dựng phương án cụ thể để đối phó khi có tình huống xảy ra.
Là huyện miền núi, Lục Yên có địa hình chia cắt bởi 2 dãy núi chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, tạo ra các thung lũng, đây cũng là nơi sản xuất, sinh sống lâu đời của người dân địa phương; phía hữu ngạn sông Chảy là dãy núi Con Voi có độ cao trung bình từ 300 - 400 m, đỉnh cao nhất là 1.148m, phía tả ngạn sông Chảy là dãy núi đá lớn có độ cao trung bình 935m, đỉnh cao nhất 1.035m.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 kết thúc vào tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 kết thúc vào tháng 3 năm sau. Tình hình thiên tai trong những năm gần đây có nhiều diễn biến bất thường, các cơn bão xuất hiện sớm, mật độ dày và hướng di chuyển không theo quy luật, nhiệt độ tăng, giảm đột ngột, sau bão thường gây mưa lũ kéo dài.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Lục Yên, trên địa bàn hàng năm thường bị ảnh hưởng hoàn lưu từ 2 đến 3 cơn bão và 3 đến 4 lần áp thấp nhiệt đới, khả năng lũ ống, lũ quét, giông lốc, sạt lở đất, ngập lụt, sét đánh sẽ xảy ra, tập trung ở các xã Tân Phượng, Khai Trung, Khánh Thiện, Minh Xuân, Liễu Đô, Mai Sơn, An Lạc…
Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, huyện Lục Yên đã triển khai hàng loạt những biện pháp cấp bách nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa bão, lũ và sạt lở đất gây ra. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã tuyên truyền đến nhân dân chủ động trước mọi tình huống, nêu cao tinh thần "tương thân, tương ái” giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn.
Ông Hoàng Văn Số - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Lục Yên chia sẻ, để chủ động ứng phó kịp thời và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương tổ chức, kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và tuyên truyền, vận động những hộ dân sống trong vùng nguy hiểm chủ động di dời đến nơi an toàn trước mùa mưa lũ. Tăng cường củng cố, tu bổ, sửa chữa các hồ, đập đầu mối, đặc biệt quan tâm đến hệ thống liên hồ Từ Hiếu xã Mường Lai.
Các cơ quan, ban, ngành và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn ngoài việc triển khai tốt công tác phòng chống lũ bão bảo vệ cơ sở của mình phải phối hợp với các ngành chức năng, thành lập các tổ, đội xung kích tìm kiếm cứu nạn, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, nhất là xe ô tô và máy móc để tham gia khắc phục hậu quả theo sự điều động, trưng tập của UBND huyện đồng thời phân công cán bộ và lực lượng dân quân, du kích tuần tra, kiểm tra các công trình giao thông, thuỷ lợi, các công trình công cộng có nguy cơ bị hư hỏng khi mưa bão xảy ra và đề xuất phương án sửa chữa khắc phục.
Kế hoạch PCTT&TKCN năm 2018 của huyện được xây dựng cụ thể, chi tiết nhằm chủ động đối phó với mọi tình huống khi thiên tai xảy ra trên địa bàn. Các khu vực trọng điểm dễ xảy ra thiên tai được xác định là: lốc xoáy, mưa đá tại xã An Phú; ngập lụt tại xã Tô Mậu, Tân Lĩnh, Minh Chuẩn; lũ ống, lũ quét tại xã Khánh Thiện; sạt lở đất tại khu vực xã Tân Phượng; vỡ đập Từ Hiếu xã Mường Lai gây lũ quét ở thôn 1 và ngập lụt thôn 2, 3, 4, 5 xã Mường Lai.
Với kế hoạch này, các biện pháp phòng chống những tình huống thiên tai có thể xảy ra đều rất rõ ràng, cụ thể, toàn diện. Phương châm chung là thực hiện "4 tại chỗ", huy động tổng lực người, phương tiện, cơ sở vật chất, ứng cứu kịp thời, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản của Nhà nước, của nhân dân.
Cụ thể, tình huống xảy ra lốc xoáy, mưa đá chỉ đạo các lực lượng tham gia cứu nạn khẩn trương sử dụng dụng cụ cầm tay (cuốc, xẻng, xà beng) kết hợp sử dụng máy xúc khi cần thiết phá dỡ nhà đổ, tìm kiếm nạn nhân, cấp cứu người bị nạn và chuyển về tuyến trên. Tổ chức khâm liệm những người thiệt mạng, hỗ trợ, động viên giúp đỡ thân nhân người bị chết.
Tổ chức tuần tra canh gác đề phòng kẻ gian lợi dụng trộm cắp tài sản gây phức tạp tình hình trong khu vực. Đối với tình huống ngập lụt, lực lượng tại chỗ nhanh chóng sơ tán nhân dân ưu tiên người già, trẻ em... ra khỏi khu vực ngập nước, lực lượng xuồng cứu hộ và thuyền các loại cơ động quan sát các khu vực nhà bị ngập, các bụi cây ven bờ và trên sông, cứu hộ người bị mắc kẹt trong các nhà, các lùm cây và trôi trên dòng nước…
Với tinh thần chủ động trước mùa mưa bão, tin tưởng rằng năm 2018 này, huyện Lục Yên sẽ vững vàng trước các tình huống phức tạp của thời tiết, giảm thiểu hậu quả của thiên tai.
2048 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Những năm gần đây, sự biến đổi của khí hậu toàn cầu khiến thời tiết ngày thêm phức tạp. Chủ động kế hoạch để phòng tránh và ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra là biện pháp tốt nhất để huyện Lục Yên giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân.Là huyện miền núi, Lục Yên có địa hình chia cắt bởi 2 dãy núi chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, tạo ra các thung lũng, đây cũng là nơi sản xuất, sinh sống lâu đời của người dân địa phương; phía hữu ngạn sông Chảy là dãy núi Con Voi có độ cao trung bình từ 300 - 400 m, đỉnh cao nhất là 1.148m, phía tả ngạn sông Chảy là dãy núi đá lớn có độ cao trung bình 935m, đỉnh cao nhất 1.035m.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 kết thúc vào tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 kết thúc vào tháng 3 năm sau. Tình hình thiên tai trong những năm gần đây có nhiều diễn biến bất thường, các cơn bão xuất hiện sớm, mật độ dày và hướng di chuyển không theo quy luật, nhiệt độ tăng, giảm đột ngột, sau bão thường gây mưa lũ kéo dài.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Lục Yên, trên địa bàn hàng năm thường bị ảnh hưởng hoàn lưu từ 2 đến 3 cơn bão và 3 đến 4 lần áp thấp nhiệt đới, khả năng lũ ống, lũ quét, giông lốc, sạt lở đất, ngập lụt, sét đánh sẽ xảy ra, tập trung ở các xã Tân Phượng, Khai Trung, Khánh Thiện, Minh Xuân, Liễu Đô, Mai Sơn, An Lạc…
Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, huyện Lục Yên đã triển khai hàng loạt những biện pháp cấp bách nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa bão, lũ và sạt lở đất gây ra. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã tuyên truyền đến nhân dân chủ động trước mọi tình huống, nêu cao tinh thần "tương thân, tương ái” giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn.
Ông Hoàng Văn Số - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Lục Yên chia sẻ, để chủ động ứng phó kịp thời và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương tổ chức, kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và tuyên truyền, vận động những hộ dân sống trong vùng nguy hiểm chủ động di dời đến nơi an toàn trước mùa mưa lũ. Tăng cường củng cố, tu bổ, sửa chữa các hồ, đập đầu mối, đặc biệt quan tâm đến hệ thống liên hồ Từ Hiếu xã Mường Lai.
Các cơ quan, ban, ngành và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn ngoài việc triển khai tốt công tác phòng chống lũ bão bảo vệ cơ sở của mình phải phối hợp với các ngành chức năng, thành lập các tổ, đội xung kích tìm kiếm cứu nạn, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, nhất là xe ô tô và máy móc để tham gia khắc phục hậu quả theo sự điều động, trưng tập của UBND huyện đồng thời phân công cán bộ và lực lượng dân quân, du kích tuần tra, kiểm tra các công trình giao thông, thuỷ lợi, các công trình công cộng có nguy cơ bị hư hỏng khi mưa bão xảy ra và đề xuất phương án sửa chữa khắc phục.
Kế hoạch PCTT&TKCN năm 2018 của huyện được xây dựng cụ thể, chi tiết nhằm chủ động đối phó với mọi tình huống khi thiên tai xảy ra trên địa bàn. Các khu vực trọng điểm dễ xảy ra thiên tai được xác định là: lốc xoáy, mưa đá tại xã An Phú; ngập lụt tại xã Tô Mậu, Tân Lĩnh, Minh Chuẩn; lũ ống, lũ quét tại xã Khánh Thiện; sạt lở đất tại khu vực xã Tân Phượng; vỡ đập Từ Hiếu xã Mường Lai gây lũ quét ở thôn 1 và ngập lụt thôn 2, 3, 4, 5 xã Mường Lai.
Với kế hoạch này, các biện pháp phòng chống những tình huống thiên tai có thể xảy ra đều rất rõ ràng, cụ thể, toàn diện. Phương châm chung là thực hiện "4 tại chỗ", huy động tổng lực người, phương tiện, cơ sở vật chất, ứng cứu kịp thời, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản của Nhà nước, của nhân dân.
Cụ thể, tình huống xảy ra lốc xoáy, mưa đá chỉ đạo các lực lượng tham gia cứu nạn khẩn trương sử dụng dụng cụ cầm tay (cuốc, xẻng, xà beng) kết hợp sử dụng máy xúc khi cần thiết phá dỡ nhà đổ, tìm kiếm nạn nhân, cấp cứu người bị nạn và chuyển về tuyến trên. Tổ chức khâm liệm những người thiệt mạng, hỗ trợ, động viên giúp đỡ thân nhân người bị chết.
Tổ chức tuần tra canh gác đề phòng kẻ gian lợi dụng trộm cắp tài sản gây phức tạp tình hình trong khu vực. Đối với tình huống ngập lụt, lực lượng tại chỗ nhanh chóng sơ tán nhân dân ưu tiên người già, trẻ em... ra khỏi khu vực ngập nước, lực lượng xuồng cứu hộ và thuyền các loại cơ động quan sát các khu vực nhà bị ngập, các bụi cây ven bờ và trên sông, cứu hộ người bị mắc kẹt trong các nhà, các lùm cây và trôi trên dòng nước…
Với tinh thần chủ động trước mùa mưa bão, tin tưởng rằng năm 2018 này, huyện Lục Yên sẽ vững vàng trước các tình huống phức tạp của thời tiết, giảm thiểu hậu quả của thiên tai.