CTTĐT - Thực hiện Nghị quyết số 45 ngày 14/12/2017 của HĐND tỉnh Yên Bái, Quyết định số 40 ngày 12/1/2018 của UBND tỉnh Yên Bái về sáp nhập, đổi tên thôn, bản, tổ dân phố, huyện Trấn Yên đã nhanh chóng xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai, thành lập Ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, tổ chức hội nghị triển khai đến các xã thị trấn và thẩm định hồ sơ đề nghị của các cơ sở đề nghị cấp trên thẩm định. Đến nay, Trấn Yên đã cơ bản hoàn thành việc sáp nhập, đổi tên thôn, bản, tổ dân phố. Nhiều đơn vị thôn bản, tổ dân phố sau khi sáp nhập đang hoạt động ổn định, các thiết chế văn hóa cũng tiếp tục củng cố, phù hợp với quy mô dân số, phong tục tập quán, điều kiện địa hình.
Sau khi sắp xếp lại thôn, bản, tổ dân phố Trấn Yên còn 190 thôn, bản, tổ dân phố, giảm 43 khu dân cư so với trước khi thực hiện.
Thực hiện chủ trương về sắp xếp lại thôn bản, tổ dân phố, nhằm nâng cao hoạt động hiệu quả việc quản lý của chính quyền cấp xã, cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp thôn, đồng thời khơi dậy phong trào thi đua yêu nước của quần chúng nhân dân. Từ năm 2017 đến nay, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp lại thôn bản, tổ dân phố. Tuy không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một phường (xã). Song, thôn, bản, tổ dân phố có vị trí hết sức quan trọng trong việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Tuy nhiên, do lịch sử để lại và quá trình biến động dân cư, thực trạng quy mô thôn, tổ dân phố còn nhỏ, cơ cấu tổ chức hệ thống cán bộ cồng kềnh, kinh phí chi trả lớn nhưng hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến chất lượng phong trào của địa phương.
Trước khi thực hiện sắp xếp, Trấn Yên có 22 xã thị trấn với 233 thôn, bản, khu phố. Trong đó, có 113 khu dân cư có dưới 100 hộ gia đình. Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh và đặc điểm tình hình thực tế tại các địa phương, các khu dân cư, huyện Trấn Yên đã lập hồ sơ và được UBND tỉnh ra Quyết định về thực hiện sắp xếp lại thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện. Theo đó, Trấn Yên còn 190 thôn, bản, tổ dân phố (trong đó có 173 thôn, 06 bản và 11 tổ dân phố); giảm 43 khu dân cư so với trước khi thực hiện sắp xếp lại. Việc thực hiện sắp xếp đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các cấp chính quyền và nhân dân trên địa bàn.
Trong thời gian qua, huyện Trấn Yên đã huy động cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch, sáp nhập, sắp xếp lại hệ thống thôn, tổ dân phố đảm bảo quy mô đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Để đạt được kết quả đó, trước hết cấp ủy, chính quyền từ huyện, đến cơ sở thống nhất về mặt chủ trương, tư tưởng chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở đó tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, văn bản có tính quy phạm của chính quyền như Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo khác để thống nhất thực hiện.
Xã Y Can (huyện Trấn Yên) trước đây có 12 thôn, với gần 1.000 hộ dân, trên 3.400 nhân khẩu. Sau sắp xếp và sáp nhập sẽ còn 8 thôn, điều này đồng nghĩa với số cán bộ hưởng phụ cấp của các thôn còn 36 người. Thôn Thắng Lợi, xã Y Can có 68 hộ dân/112 nhân khẩu. Đây cũng là thôn đặc biệt khó khăn có số hộ nghèo và cận nghèo lên tới 59 hộ. Trong khi đó cả thôn vẫn có đầy đủ hệ thống các chức danh, đoàn thể theo quy định, bao gồm: Bí thư chi bộ, trưởng thôn, công an viên, chi hội phụ nữ, chi hội người cao tuổi, chi đoàn thanh niên, chi hội nông dân; ngay sát đó là thôn Hòa Bình, với 84 hộ, gần 300 nhân khẩu, theo đề án hai thôn này tiến hành sáp nhập thành một thôn, đảm bảo tiêu chí với cấp thôn bản từ 100 hộ trở lên, đồng thời tinh gọn lại bộ máy. Khi triển khai thực hiện đông đảo bà con đều đồng tình với việc sắp xếp này.
Đồng chí Nguyễn Văn Chanh - Bí thư Chi bộ Thôn Thắng Lợi, xã Y Can cho biết: Chúng tôi đã quán triệt trong cấp ủy và triển khai tới toàn thể đảng viên và nhân dân tinh thần nghị quyết, quyết định của tỉnh và kế hoạch của huyện, quy trình thực hiện đồng thời đưa ra các phương án thực hiện căn cứ trên điều kiện thực tế của thôn như diện tích quy hoạch, số hộ, số khẩu để bàn bạc lấy ý kiến góp ý của nhân dân và triển khai sáp nhập.
Sau sáp nhập hai thôn, đội ngũ cán bộ từ bí thư chi bộ đến công an viên, ban công tác mặt trận thôn cũng được tinh gọn theo hình thức kiêm nghiệm, một người đảm nhận 2 việc, như bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận; trưởng thôn kiêm phó bí thư chi bộ. Mặc dù sau sáp nhập, địa bàn quản lý rộng hơn, số hộ số nhân khẩu quản lý nhiều hơn, song với phương pháp lãnh đạo dân chủ, sâu sát với người dân, đội ngũ cán bộ thôn Thắng Lợi, của xã Y Can sau kiện toàn đều tâm huyết với công việc được giao.
Là người có thâm niên làm trưởng khu phố từ năm 2014, nay lại tiếp tục được người dân tín nhiệm làm Tổ trưởng tổ dân phố 2, thị trấn Cổ Phúc sau sắp xếp, tuy địa bàn rộng hơn, số hộ dân quản lý gần 170 hộ, trên 600 nhân khẩu, nhưng ông Phùng Sơn Chí luôn xác định trọng trách của mình khi được người dân tin tưởng để hoàn thành nhiệm vụ mà chính người dân trong tổ tin tưởng bầu ra.
Ông Phùng Sơn Chí - Tổ trưởng Tổ dân phố 2, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên cho biết: Trong quá trình hình thành các đơn vị thôn, bản trước đây quy mô còn nhỏ, một đơn vị thôn bản trước đây chỉ có từ 40 - 60 hộ. Chủ trương sắp xếp lại thôn, bản là phù hợp với điều kiện thực tế, khi thực hiện bớt đi các đầu mối, để tinh gọn lại bộ máy, tập trung hơn và hoạt động có hiệu quả hơn.
Việc sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố để có quy mô lớn hơn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng cơ sở hạ tầng ở cơ sở là một chủ trương đúng đắn và cần thiết, được nhân dân đồng tình, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; tạo quy mô thôn, bản, tổ dân phố lớn hơn có điều kiện phát huy nội lực của nhân dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời giảm được số lượng cán bộ, giảm chi phí ngân sách và là điều kiện để xây dựng được đội ngũ cán bộ thôn, bản, tổ dân phố có chất lượng hơn.
Tuy nhiên, sau khi sáp nhập người dân cũng gặp một số khó khăn về thông tin địa chỉ, giấy tờ cá nhân. Bà Trần Thị Thu - Chủ tịch UBND xã Y Can, huyện Trấn Yên cho biết.
“Quy mô thôn, tổ dân phố là nền tảng của mọi phong trào”. Trên tinh thần đó, từ năm 2017 đến tháng 3/2018, huyện Trấn Yên đã huy động cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch, sáp nhập, sắp xếp lại hệ thống thôn, bản, tổ dân phố đảm bảo quy mô đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Để đạt được kết quả đó, trước hết cấp ủy, chính quyền từ huyện, đến cơ sở thống nhất về mặt chủ trương, tư tưởng chỉ đạo thực hiện. Việc sáp nhập, kiện toàn được xác định là chủ trương đúng đắn và cần thiết đối với tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư trực thuộc cấp xã, phường, thị trấn. Huyện Trấn Yên đã xác định những khâu then chốt để triển khai, đảm bảo sự thành công đối với một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, cũng như hợp lòng dân.
Ông Trần Đông - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: Phải có sự chỉ đạo ngay từ cấp ủy cấp huyện và UBND huyện phải có kế hoạch để tổ trực triển khai. Đồng thời Ban Chỉ đạo của huyện phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách địa bàn các xã. Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến tới người dân về chủ trương của Đảng về tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế để tạo sự đồng thuận trong người dân trong việc tổ chức thực hiện. Để đạt hiệu quả ngay từ đầu, đối với Ban Chỉ đạo và UBND huyện cần quan tâm và phải hiểu những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức sáp nhập thôn bản để khi triển khai thực hiện chủ động trao đổi, giải thích, tuyên truyền, vận động thì người dân đồng thuận cùng thực hiện.
Tính đến hết tháng 3/2018, việc triển khai sắp xếp thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện Trấn Yên đã hoàn tất theo kế hoạch đề ra, những tâm tư, nguyện vọng hay kiến nghị của người dân cũng đã được thông tin, giải đáp kịp thời đảm bảo quyền lợi.
Có thể thấy, việc triển khai việc sắp xếp lại thôn bản, tổ dân phố được thực hiện khoa học, đúng quy trình, đảm bảo tính dân chủ, công khai, có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, chính là yếu tố đảm bảo thành công cho việc kiện toàn, sắp xếp lại thôn bản, tổ dân phố cũng như tinh gọn lại bộ máy trên địa bàn huyện Trấn Yên. Từ việc triển khai thực hiện sắp xếp lại thôn, bản, tổ dân phố ở Trấn Yên sẽ giúp cho các địa phương trong tỉnh Yên Bái học hỏi kinh nghiệm để chỉ đạo thành công việc sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố đảm bảo theo đúng chủ trương, kế hoạch của tỉnh đã đề ra.
2132 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Nghị quyết số 45 ngày 14/12/2017 của HĐND tỉnh Yên Bái, Quyết định số 40 ngày 12/1/2018 của UBND tỉnh Yên Bái về sáp nhập, đổi tên thôn, bản, tổ dân phố, huyện Trấn Yên đã nhanh chóng xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai, thành lập Ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, tổ chức hội nghị triển khai đến các xã thị trấn và thẩm định hồ sơ đề nghị của các cơ sở đề nghị cấp trên thẩm định. Đến nay, Trấn Yên đã cơ bản hoàn thành việc sáp nhập, đổi tên thôn, bản, tổ dân phố. Nhiều đơn vị thôn bản, tổ dân phố sau khi sáp nhập đang hoạt động ổn định, các thiết chế văn hóa cũng tiếp tục củng cố, phù hợp với quy mô dân số, phong tục tập quán, điều kiện địa hình. Thực hiện chủ trương về sắp xếp lại thôn bản, tổ dân phố, nhằm nâng cao hoạt động hiệu quả việc quản lý của chính quyền cấp xã, cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp thôn, đồng thời khơi dậy phong trào thi đua yêu nước của quần chúng nhân dân. Từ năm 2017 đến nay, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp lại thôn bản, tổ dân phố. Tuy không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một phường (xã). Song, thôn, bản, tổ dân phố có vị trí hết sức quan trọng trong việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Tuy nhiên, do lịch sử để lại và quá trình biến động dân cư, thực trạng quy mô thôn, tổ dân phố còn nhỏ, cơ cấu tổ chức hệ thống cán bộ cồng kềnh, kinh phí chi trả lớn nhưng hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến chất lượng phong trào của địa phương.
Trước khi thực hiện sắp xếp, Trấn Yên có 22 xã thị trấn với 233 thôn, bản, khu phố. Trong đó, có 113 khu dân cư có dưới 100 hộ gia đình. Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh và đặc điểm tình hình thực tế tại các địa phương, các khu dân cư, huyện Trấn Yên đã lập hồ sơ và được UBND tỉnh ra Quyết định về thực hiện sắp xếp lại thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện. Theo đó, Trấn Yên còn 190 thôn, bản, tổ dân phố (trong đó có 173 thôn, 06 bản và 11 tổ dân phố); giảm 43 khu dân cư so với trước khi thực hiện sắp xếp lại. Việc thực hiện sắp xếp đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các cấp chính quyền và nhân dân trên địa bàn.
Trong thời gian qua, huyện Trấn Yên đã huy động cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch, sáp nhập, sắp xếp lại hệ thống thôn, tổ dân phố đảm bảo quy mô đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Để đạt được kết quả đó, trước hết cấp ủy, chính quyền từ huyện, đến cơ sở thống nhất về mặt chủ trương, tư tưởng chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở đó tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, văn bản có tính quy phạm của chính quyền như Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo khác để thống nhất thực hiện.
Xã Y Can (huyện Trấn Yên) trước đây có 12 thôn, với gần 1.000 hộ dân, trên 3.400 nhân khẩu. Sau sắp xếp và sáp nhập sẽ còn 8 thôn, điều này đồng nghĩa với số cán bộ hưởng phụ cấp của các thôn còn 36 người. Thôn Thắng Lợi, xã Y Can có 68 hộ dân/112 nhân khẩu. Đây cũng là thôn đặc biệt khó khăn có số hộ nghèo và cận nghèo lên tới 59 hộ. Trong khi đó cả thôn vẫn có đầy đủ hệ thống các chức danh, đoàn thể theo quy định, bao gồm: Bí thư chi bộ, trưởng thôn, công an viên, chi hội phụ nữ, chi hội người cao tuổi, chi đoàn thanh niên, chi hội nông dân; ngay sát đó là thôn Hòa Bình, với 84 hộ, gần 300 nhân khẩu, theo đề án hai thôn này tiến hành sáp nhập thành một thôn, đảm bảo tiêu chí với cấp thôn bản từ 100 hộ trở lên, đồng thời tinh gọn lại bộ máy. Khi triển khai thực hiện đông đảo bà con đều đồng tình với việc sắp xếp này.
Đồng chí Nguyễn Văn Chanh - Bí thư Chi bộ Thôn Thắng Lợi, xã Y Can cho biết: Chúng tôi đã quán triệt trong cấp ủy và triển khai tới toàn thể đảng viên và nhân dân tinh thần nghị quyết, quyết định của tỉnh và kế hoạch của huyện, quy trình thực hiện đồng thời đưa ra các phương án thực hiện căn cứ trên điều kiện thực tế của thôn như diện tích quy hoạch, số hộ, số khẩu để bàn bạc lấy ý kiến góp ý của nhân dân và triển khai sáp nhập.
Sau sáp nhập hai thôn, đội ngũ cán bộ từ bí thư chi bộ đến công an viên, ban công tác mặt trận thôn cũng được tinh gọn theo hình thức kiêm nghiệm, một người đảm nhận 2 việc, như bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận; trưởng thôn kiêm phó bí thư chi bộ. Mặc dù sau sáp nhập, địa bàn quản lý rộng hơn, số hộ số nhân khẩu quản lý nhiều hơn, song với phương pháp lãnh đạo dân chủ, sâu sát với người dân, đội ngũ cán bộ thôn Thắng Lợi, của xã Y Can sau kiện toàn đều tâm huyết với công việc được giao.
Là người có thâm niên làm trưởng khu phố từ năm 2014, nay lại tiếp tục được người dân tín nhiệm làm Tổ trưởng tổ dân phố 2, thị trấn Cổ Phúc sau sắp xếp, tuy địa bàn rộng hơn, số hộ dân quản lý gần 170 hộ, trên 600 nhân khẩu, nhưng ông Phùng Sơn Chí luôn xác định trọng trách của mình khi được người dân tin tưởng để hoàn thành nhiệm vụ mà chính người dân trong tổ tin tưởng bầu ra.
Ông Phùng Sơn Chí - Tổ trưởng Tổ dân phố 2, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên cho biết: Trong quá trình hình thành các đơn vị thôn, bản trước đây quy mô còn nhỏ, một đơn vị thôn bản trước đây chỉ có từ 40 - 60 hộ. Chủ trương sắp xếp lại thôn, bản là phù hợp với điều kiện thực tế, khi thực hiện bớt đi các đầu mối, để tinh gọn lại bộ máy, tập trung hơn và hoạt động có hiệu quả hơn.
Việc sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố để có quy mô lớn hơn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng cơ sở hạ tầng ở cơ sở là một chủ trương đúng đắn và cần thiết, được nhân dân đồng tình, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; tạo quy mô thôn, bản, tổ dân phố lớn hơn có điều kiện phát huy nội lực của nhân dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời giảm được số lượng cán bộ, giảm chi phí ngân sách và là điều kiện để xây dựng được đội ngũ cán bộ thôn, bản, tổ dân phố có chất lượng hơn.
Tuy nhiên, sau khi sáp nhập người dân cũng gặp một số khó khăn về thông tin địa chỉ, giấy tờ cá nhân. Bà Trần Thị Thu - Chủ tịch UBND xã Y Can, huyện Trấn Yên cho biết.
“Quy mô thôn, tổ dân phố là nền tảng của mọi phong trào”. Trên tinh thần đó, từ năm 2017 đến tháng 3/2018, huyện Trấn Yên đã huy động cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch, sáp nhập, sắp xếp lại hệ thống thôn, bản, tổ dân phố đảm bảo quy mô đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Để đạt được kết quả đó, trước hết cấp ủy, chính quyền từ huyện, đến cơ sở thống nhất về mặt chủ trương, tư tưởng chỉ đạo thực hiện. Việc sáp nhập, kiện toàn được xác định là chủ trương đúng đắn và cần thiết đối với tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư trực thuộc cấp xã, phường, thị trấn. Huyện Trấn Yên đã xác định những khâu then chốt để triển khai, đảm bảo sự thành công đối với một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, cũng như hợp lòng dân.
Ông Trần Đông - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: Phải có sự chỉ đạo ngay từ cấp ủy cấp huyện và UBND huyện phải có kế hoạch để tổ trực triển khai. Đồng thời Ban Chỉ đạo của huyện phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách địa bàn các xã. Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến tới người dân về chủ trương của Đảng về tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế để tạo sự đồng thuận trong người dân trong việc tổ chức thực hiện. Để đạt hiệu quả ngay từ đầu, đối với Ban Chỉ đạo và UBND huyện cần quan tâm và phải hiểu những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức sáp nhập thôn bản để khi triển khai thực hiện chủ động trao đổi, giải thích, tuyên truyền, vận động thì người dân đồng thuận cùng thực hiện.
Tính đến hết tháng 3/2018, việc triển khai sắp xếp thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện Trấn Yên đã hoàn tất theo kế hoạch đề ra, những tâm tư, nguyện vọng hay kiến nghị của người dân cũng đã được thông tin, giải đáp kịp thời đảm bảo quyền lợi.
Có thể thấy, việc triển khai việc sắp xếp lại thôn bản, tổ dân phố được thực hiện khoa học, đúng quy trình, đảm bảo tính dân chủ, công khai, có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, chính là yếu tố đảm bảo thành công cho việc kiện toàn, sắp xếp lại thôn bản, tổ dân phố cũng như tinh gọn lại bộ máy trên địa bàn huyện Trấn Yên. Từ việc triển khai thực hiện sắp xếp lại thôn, bản, tổ dân phố ở Trấn Yên sẽ giúp cho các địa phương trong tỉnh Yên Bái học hỏi kinh nghiệm để chỉ đạo thành công việc sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố đảm bảo theo đúng chủ trương, kế hoạch của tỉnh đã đề ra.