CTTĐT– Ngày 27/12//2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3467/QĐ-UBND công nhận đền Trái Đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử Văn hóa cấp tỉnh đền Trái Đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
1. Tên gọi di tích
- Di tích lịch sử văn hóa đền Trái đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
- Tên gọi khác của di tích:
+ Đền Tay Đó: Gắn với địa danh tại địa phương, khi người dân đến định cư lập bản, bản có hình tay đó nên gọi là bản Tay Đó. Trải qua thời gian, dân bản gọi chệch là Trái Đó, vì vậy đền cũng gọi theo tên bản là đền Trái Đó
+ Đền Thác: Vì đền được tọa lạc bên cạnh thác Ngòi Thia lên người dân nơi đây còn gọi là Đền Thác.
2. Loại hình di tích
Di tích đền Trái Đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích lịch sử, văn hóa.
3. Quyết định công nhận di tích cấp tỉnh
Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc xếp hạng đền Trái Đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thuộc di tích cấp tỉnh.
4. Địa điểm di tích Đền Trái Đó
Di tích đền Trái Đó thuộc xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Di tích đền Trái Đó được tọa lạc tại bản Trái Đó, cách UBND xã 3km; cách trung tâm huyện 9 km; cách trung tâm tỉnh Yên Bái 50 km. Diện tích khoanh vùng bảo vệ 6669,0m2.
5. Đường đi đến di tích Đền Trái Đó
Đến di tích Đền Trái Đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên đi bằng đường bộ hoặc đường sắt rất thuận lợi:
- Du khách đi từ thành phố Yên Bái (bến xe, ga tàu) đi theo đường tỉnh lộ (Yên Bái – Khe Sang), đến thị trấn Mậu A huyện Văn Yên, đi qua cầu Mậu A, xuôi theo đường An Thịnh – Quy Mông đến UBND xã Yên Hợp, sau đó đi tiếp 3 km là đến di tích.
- Nếu đi theo tuyến đường Quy Mông – Đông An khoảng 40 km tới trụ sở xã Yên Hợp, đi tiếp 3 km là đến di tích đền Trái Đó.
- Du khách đi theo đường sắt: Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai, đến ga Mậu A (Văn Yên) đi tiếp qua cầu Mậu A, xuôi theo đường An Thịnh – Quy Mông 6km, đi tiếp vào bản Trái Đó 3km là đến di tích.
- Đi theo tuyến đường sông Hồng bằng ca nô (Yên Bái – Lào Cai- Yên Bái) đến bến Mậu A, đi tiếp theo đường Đông An – Quy Mông khoảng 9km là đến được di tích.
- Đi đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đến nút An Thịnh (Văn Yên) đi tiếp theo đường Đông An – Quy Mông khoảng 9km là đến di tích.
6. Sơ lược lịch sử di tích
Thời gian xây dựng đền Trái Đó đến nay chưa có tài liệu nào ghi chép. Tuy nhiên, căn cứ “An Dũng xã bi ký” bia xã An Dũng, lịch sử hình thành xã An Dũng (nay là xã Yên Hợp) và qua lời kể của các cụ già trong xã có thể nhận định: Di tích đền Trái Đó xây dựng trước năm 1870.
Đền Trái Đó tọa lạc tại bản Trái Đó, dưới gốc cây đa cổ thụ hàng trăm năm, bên dòng Ngòi Thia, cách đường liên thôn 100m, kiến trúc đền theo kiểu kiến trúc đền cổ Việt hình chữ Đinh [T], 3 gian, lợp ngói, cột tròn bê tông có diện tích 3 gian đại bái khoảng 40m2, hậu cung diện tích 12m2.
Đền Trái Đó thờ Tam Tòa Thánh Mẫu (Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Thánh Mẫu Thoải). Trong đền còn có các ban thờ Đức ông Hoàng, Đức thánh Trần Triều, Sơn Trang, Quan Ngũ Hổ, Cô, Cậu…Ngoài ra đền còn thờ Bà Đề (chưa rõ họ tên) bà có công vận động nhân dân chống thực dân Pháp ngay từ những ngày đầu Pháp đánh chiếm vùng Yên Hợp.
Theo các cụ già trong xã Yên Hợp kể lại: Khi thực dân Pháp tiến quân xâm chiếm các xã thượng nguồn sông Hồng thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh Hưng Hóa (năm 1887-1888), nhân dân trong vùng luôn nung nấu ý định chống lại chúng. Bà Đề là người con của vùng đất Yên Dũng lúc bấy giờ (nay là xã Yên Hợp), đã vận động nhân dân trong xã chống lại thực dân Pháp. Giặc Pháp bắt và giết bà, vứt xác bà xuống khu vực thác Ngòi Thia (gần đền Trái Đó), nhân dân trong làng đưa bà về chôn cất và phối thờ trong đền Trái Đó.
Như vậy, đền Trái Đó nhân vật được thờ chính là Thánh Mẫu, Trần Triều, Sơn Trang, Quan Ngũ Hổ, Cô, Cậu, đền còn thờ Bà Đề người có công vận động nhân dân trong vùng đánh Pháp. Tuy nhiên do điều kiện còn nhiều khó khăn nên hệ thống tượng thờ trong đền Trái Đó đến nay chưa có đủ.
Đền Trái Đó còn là nơi diễn ra một số sự kiện lịch sử: Khởi đầu đền Trái Đó chỉ là một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, diện tích khoảng 20-25m2 (dân hay gọi là miếu), lợp cọ, xung quanh tường bung ván gỗ. Năm 1947, thực dân Pháp đánh chiếm Yên Bái, do nghi ngờ nhân dân nuôi dấu cán bộ cách mạng trong đền nên thực dân Pháp đốt, phá hủy đền. Tuy đền bị Pháp đốt, phá hủy, nhưng dân làng vẫn sử dụng gốc cây gạo để thắp hương bái vọng Thánh Mẫu đền Đông Cuông. Năm 1963, nhân dân phục dựng đền Trái Đó, kiến trúc nhà gỗ, 2 gian, diện tích khoảng 30m2, lợp cọ. Năm 1967, thực hiện chính sách chống mê tín dị đoan, chính quyền phát động dỡ đình, đền, đình miếu, đền Trái Đó, đình Yên Dũng cũng bị dỡ. Năm 1996, nhân dân trong xã Yên Hợp lại góp tiền, góp vật liệu dựng 1 một gian nhà nhỏ để lấy nơi thờ Thánh Mẫu. Năm 2004, nhân dân tiếp tục xây nối thêm 1 gian và san lấp mặt bằng mở rộng khuôn viên. Năm 2014, do nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đông đảo nhân dân trong xã ngày một tăng, nhân dân đã huy động, kêu gọi sự đóng góp công đức, lòng hảo tâm của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài địa phương xây dựng mới đền Trái Đó như hiện nay.
7. Các nhân vật được thờ tự
Đền Trái Đó gồm có các ban thờ
- Ban thờ Thánh Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Liễu Hạnh), Thánh Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn, Thánh Mẫu Thoải.
- Ban thờ Đức Ông Hoàng
- Ban thờ Đức Thánh Trần
- Ban thờ Sơn Trang
- Ban thờ Quan Ngũ Hổ.
- Cạnh đền có Miếu thờ Thổ Công
8. Đặc điểm của di tích đền Trái Đó
- Dấu ấn cội nguồn: Tín ngưỡng thờ Mẫu gắn với cội nguồn dân tộc Việt từ thủa xa xưa, là một phần quan trọng của hệ thống dân gian và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Di tích đền Trái Đó gắn với quá trình hình thành và phát triển vùng đất Yên Hợp xưa và nay, chứng kiến những đổi thay của vùng quê nơi đây.
- Dấu ấn lịch sử: Di tích đền Trái Đó là sự kế thừa, kết nối dòng chảy lịch sử văn hóa truyền thống Việt có từ hàng ngàn năm, là tiến trình phát triển lịch sử văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Dấu ấn lối sống và dấu ấn tôn giáo, tín ngưỡng: Di tích đền Trái Đó là điểm hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân trong xã Yên Hợp và trong vùng từ hàng trăm năm. Tín ngưỡng thờ Mẫu tiếp thu những ảnh hưởng của tục thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng có vai trò quan trọng hàng đầu trong tín ngưỡng Việt Nam. Trước hết là quyền uy của tín ngưỡng thờ Mẫu, nó hiện lên trong niềm tin tuyệt đối của chính con người trong cuộc chứng kiến: “Có sông, có núi, có cỏ cây hoa lá, lại thêm cái hồn của con người thành kính tỏa vào đó, các ngôi đền thành nơi dung chứa những khát vọng và nỗi niềm của mọi người dân quê nghèo khổ, nơi ấy trở thành chốn linh địa”.
Trong thế an tọa vững chãi chốn tiềm thức dân Việt, cùng với Mẫu Thoải, Mẫu Địa, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn (Mẹ Rừng) là những đấng vĩ đại của bảo tồn và sinh dưỡng.
9. Phong tục lễ hội
Hàng năm tại đền Trái Đó, xã Yên Hợp thường diễn ra nhiều lễ hội, trong đó có một số lễ hội chính
- Lễ Thượng Nguyên (Rằm Tháng giêng): Thời gian diễn ra lễ hội: Từ ngày 10-15 tháng giêng hàng năm
+ Lễ vật thường được dân làng mổ 01 con trâu, mổ lợn, gà, làm xôi nếp, bánh trưng, bánh dày, rượu, hương hoa...Tùy điều kiện kinh tế của địa phương và của nhân dân, có thể mỗi năm mổ 01 con trâu, cũng có thể 1-2-3 năm dân làng mới mổ trâu hoặc nếu khó khăn chỉ mổ 01 con lợn.
+ Nghi lễ: Sau khi chuẩn bị xong các lễ vật, dân làng bày đặt lên ban thờ để cúng tế các Thánh Mẫu, Thần Linh. Nội dung cúng tế thỉnh cầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Thượng Thiên), Thánh Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn, Thánh Mẫu Thoải, Ngũ Vị Quan Ông, Cô - Cậu chứng giám lòng thành của dân làng xã; cầu các Thánh Mẫu che chở cho dân làng, mùa màng bội thu; cầu cho quốc thái dân an.
+ Phần hội: Kết thúc các nghi lễ chính trong đền, dân làng tổ chức thụ lộc và tổ chức các hoạt động văn nghệ, trò chơi, trò diễn dân gian như: hát chèo, hát chầu văn, kéo co, đẩy gậy, chọi gà, đua mảng...
- Lễ thử Mẩu (3/3 âm lịch): Thời gian diễn ra ghi lễ vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm.
+ Lễ vật: Thịt lợn, thịt gà, xôi, bánh, hoa quả...
+ Nghi lễ: Cúng tế Thánh Mẫu; hầu đồng...Theo dân gian, “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Lễ giỗ Mẫu là một trong những ngày lễ quan trọng của đền Trái Đó. Hàng năm cứ đến “Mùa Trôi nước” ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, người dân xã Yên Dũng (nay là xã Yên Hợp) thường làm bánh trôi, bánh chay để cúng Thánh Mẫu. Sau khi làm các nghi lễ cúng tế xong, nhà đền tổ chức hầu đồng.
- Lễ tết Đoan Ngọ (5/5): Theo quan niệm dân gian, ngày 5/5 âm lịch, ăn hoa quả để giết sâu bọ, không làm hại mùa màng và con người; đốt kiến và dùng chổi quét lên người nhằm không để kiến vào nhà, không lên rôm trên người. Trong ngày này, ông (bà) thủ nhang thay mặt dân làng dâng hoa quả lên Thánh Mẫu, thỉnh cầu cho dân làng mạnh khỏe, không bị sâu bọ phá hoại hoa mầu, mùa màng tốt tươi. Đối với mỗi gia đình tùy tâm và điều kiện để đưa lễ vật (hoa quả) lên đền thỉnh cầu Thánh Mẫu phù hộ cho gia đình, dòng họ.
- Lễ tết Trung Nguyên (Lễ Vu lan báo hiếu, Xá tội vong nhân): Thời gian tổ chức vào rằm tháng bảy hàng năm.
- Lễ vật: Dân làng chuẩn bị lễ chay và lễ mặn
- Nghi lễ: Sau khi chuẩn bị lễ vật, dân làng dâng lên Thánh Mẫu, cầu vạn vật sinh sôi nảy nở, cầu cho quốc thái dân an.
- Phần hội: Kết thúc các nghi lễ cúng tế Thánh Mẫu, dân làng tổ chức các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian.
- Lễ giỗ Đức Thánh Trần: Thời gian tổ chức vào ngày 20/8 âm lịch hàng năm.
+ Lễ vật: Dân làng chuẩn bị 2 lễ, gồm mâm cỗ chay và mâm cỗ mặn.
+ Nghi lễ: Thỉnh cầu Đức Thánh Trần. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20-8 năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (năm 1300), tại tư dinh của mình ở Vạn Kiếp, nay thuộc thị xã Chí Linh (Hải Dương). Sau khi mất, ông đã được vua Trần phong tặng: "Thái sư thượng phụ quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương", nhân dân đã tôn ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi, trong đó có đền Trái Đó thờ Đức Thánh Trần.
Theo suốt chiều dài lịch sử từ thế kỷ XIV đến nay, phong tục thờ Đức Thánh Trần đang được bảo tồn, gìn giữ trong đời sống tâm linh của các thế hệ người Việt Nam. Cũng như các đền khác trong nước, đền Trái Đó vào ngày 20/8 (âm lịch) hàng năm lại tổ chức cúng tế Đức Thánh Trần.
- Lễ mừng Cơm mới: Thời gian tổ chức ngày 10/10 âm lịch hàng năm.
+ Lễ vật: 01 mâm cỗ gồm thịt gà, vịt, cá, hoa quả... đặc biệt phải có cơm mới và cốm, cơm lam. Khi lúa vào thời kỳ chín, người dân trong xã gặt lúa từ ruộng của đền hoặc của gia đình để giã cốm, một phần nấu xôi, phần nướng lam.
+ Nghi lễ: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật (01 mâm), ông (bà) thủ nhang dâng lên tạ ơn Trời-Đất, Thánh Mầu và cầu cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Lễ Cuối năm: Thời gian tổ chức vào ngày 25 tháng Chạp (Tháng 12 âm lịch) hàng năm.
+ Lễ vật: 01 mâm gồm thịt gà, cá, thịt lợn, xô, rượu, hoa quả...
+ Nghi lễ: Ông (bà) thủ nhang thay mặt dân làng tạ ơn Thánh Mẫu, Thần Linh, Thổ Địa đã phù hộ cho dân làng một năm mạnh khỏe, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no và thỉnh mời các Thánh Mẫu, Thần Linh, Thổ Địa về dự đón tết năm mới với dân làng. Theo tập quán của địa phương, kể từ ngày này dân làng không được lên rừng chặt cây. Đến tháng giêng tổ chức lễ mở rừng mọi người mới được lên rừng chặt cây, làm nương.
Đền Trái Đó tuy có những thăng trầm, nhưng với tinh thần trân trọng những giá trị lịch sử, văn hóa vùng đất Yên Hợp từ hàng trăm năm, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Yên Hợp luôn nêu cao ý thức trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo đảm bảo đúng quy định của Luật di sản văn hóa, các hoạt động lễ hội tại đền thực hiện đúng Quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, loại bỏ những hủ tục lạc hậu. Ngày 27 tháng 12 năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3467/QĐ-UBND xếp hạng đền Trái Đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thuộc di tích cấp tỉnh.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
531 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh– Ngày 27/12//2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3467/QĐ-UBND công nhận đền Trái Đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên gọi di tích
- Di tích lịch sử văn hóa đền Trái đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
- Tên gọi khác của di tích:
+ Đền Tay Đó: Gắn với địa danh tại địa phương, khi người dân đến định cư lập bản, bản có hình tay đó nên gọi là bản Tay Đó. Trải qua thời gian, dân bản gọi chệch là Trái Đó, vì vậy đền cũng gọi theo tên bản là đền Trái Đó
+ Đền Thác: Vì đền được tọa lạc bên cạnh thác Ngòi Thia lên người dân nơi đây còn gọi là Đền Thác.
2. Loại hình di tích
Di tích đền Trái Đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích lịch sử, văn hóa.
3. Quyết định công nhận di tích cấp tỉnh
Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc xếp hạng đền Trái Đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thuộc di tích cấp tỉnh.
4. Địa điểm di tích Đền Trái Đó
Di tích đền Trái Đó thuộc xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Di tích đền Trái Đó được tọa lạc tại bản Trái Đó, cách UBND xã 3km; cách trung tâm huyện 9 km; cách trung tâm tỉnh Yên Bái 50 km. Diện tích khoanh vùng bảo vệ 6669,0m2.
5. Đường đi đến di tích Đền Trái Đó
Đến di tích Đền Trái Đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên đi bằng đường bộ hoặc đường sắt rất thuận lợi:
- Du khách đi từ thành phố Yên Bái (bến xe, ga tàu) đi theo đường tỉnh lộ (Yên Bái – Khe Sang), đến thị trấn Mậu A huyện Văn Yên, đi qua cầu Mậu A, xuôi theo đường An Thịnh – Quy Mông đến UBND xã Yên Hợp, sau đó đi tiếp 3 km là đến di tích.
- Nếu đi theo tuyến đường Quy Mông – Đông An khoảng 40 km tới trụ sở xã Yên Hợp, đi tiếp 3 km là đến di tích đền Trái Đó.
- Du khách đi theo đường sắt: Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai, đến ga Mậu A (Văn Yên) đi tiếp qua cầu Mậu A, xuôi theo đường An Thịnh – Quy Mông 6km, đi tiếp vào bản Trái Đó 3km là đến di tích.
- Đi theo tuyến đường sông Hồng bằng ca nô (Yên Bái – Lào Cai- Yên Bái) đến bến Mậu A, đi tiếp theo đường Đông An – Quy Mông khoảng 9km là đến được di tích.
- Đi đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đến nút An Thịnh (Văn Yên) đi tiếp theo đường Đông An – Quy Mông khoảng 9km là đến di tích.
6. Sơ lược lịch sử di tích
Thời gian xây dựng đền Trái Đó đến nay chưa có tài liệu nào ghi chép. Tuy nhiên, căn cứ “An Dũng xã bi ký” bia xã An Dũng, lịch sử hình thành xã An Dũng (nay là xã Yên Hợp) và qua lời kể của các cụ già trong xã có thể nhận định: Di tích đền Trái Đó xây dựng trước năm 1870.
Đền Trái Đó tọa lạc tại bản Trái Đó, dưới gốc cây đa cổ thụ hàng trăm năm, bên dòng Ngòi Thia, cách đường liên thôn 100m, kiến trúc đền theo kiểu kiến trúc đền cổ Việt hình chữ Đinh [T], 3 gian, lợp ngói, cột tròn bê tông có diện tích 3 gian đại bái khoảng 40m2, hậu cung diện tích 12m2.
Đền Trái Đó thờ Tam Tòa Thánh Mẫu (Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Thánh Mẫu Thoải). Trong đền còn có các ban thờ Đức ông Hoàng, Đức thánh Trần Triều, Sơn Trang, Quan Ngũ Hổ, Cô, Cậu…Ngoài ra đền còn thờ Bà Đề (chưa rõ họ tên) bà có công vận động nhân dân chống thực dân Pháp ngay từ những ngày đầu Pháp đánh chiếm vùng Yên Hợp.
Theo các cụ già trong xã Yên Hợp kể lại: Khi thực dân Pháp tiến quân xâm chiếm các xã thượng nguồn sông Hồng thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh Hưng Hóa (năm 1887-1888), nhân dân trong vùng luôn nung nấu ý định chống lại chúng. Bà Đề là người con của vùng đất Yên Dũng lúc bấy giờ (nay là xã Yên Hợp), đã vận động nhân dân trong xã chống lại thực dân Pháp. Giặc Pháp bắt và giết bà, vứt xác bà xuống khu vực thác Ngòi Thia (gần đền Trái Đó), nhân dân trong làng đưa bà về chôn cất và phối thờ trong đền Trái Đó.
Như vậy, đền Trái Đó nhân vật được thờ chính là Thánh Mẫu, Trần Triều, Sơn Trang, Quan Ngũ Hổ, Cô, Cậu, đền còn thờ Bà Đề người có công vận động nhân dân trong vùng đánh Pháp. Tuy nhiên do điều kiện còn nhiều khó khăn nên hệ thống tượng thờ trong đền Trái Đó đến nay chưa có đủ.
Đền Trái Đó còn là nơi diễn ra một số sự kiện lịch sử: Khởi đầu đền Trái Đó chỉ là một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, diện tích khoảng 20-25m2 (dân hay gọi là miếu), lợp cọ, xung quanh tường bung ván gỗ. Năm 1947, thực dân Pháp đánh chiếm Yên Bái, do nghi ngờ nhân dân nuôi dấu cán bộ cách mạng trong đền nên thực dân Pháp đốt, phá hủy đền. Tuy đền bị Pháp đốt, phá hủy, nhưng dân làng vẫn sử dụng gốc cây gạo để thắp hương bái vọng Thánh Mẫu đền Đông Cuông. Năm 1963, nhân dân phục dựng đền Trái Đó, kiến trúc nhà gỗ, 2 gian, diện tích khoảng 30m2, lợp cọ. Năm 1967, thực hiện chính sách chống mê tín dị đoan, chính quyền phát động dỡ đình, đền, đình miếu, đền Trái Đó, đình Yên Dũng cũng bị dỡ. Năm 1996, nhân dân trong xã Yên Hợp lại góp tiền, góp vật liệu dựng 1 một gian nhà nhỏ để lấy nơi thờ Thánh Mẫu. Năm 2004, nhân dân tiếp tục xây nối thêm 1 gian và san lấp mặt bằng mở rộng khuôn viên. Năm 2014, do nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đông đảo nhân dân trong xã ngày một tăng, nhân dân đã huy động, kêu gọi sự đóng góp công đức, lòng hảo tâm của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài địa phương xây dựng mới đền Trái Đó như hiện nay.
7. Các nhân vật được thờ tự
Đền Trái Đó gồm có các ban thờ
- Ban thờ Thánh Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Liễu Hạnh), Thánh Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn, Thánh Mẫu Thoải.
- Ban thờ Đức Ông Hoàng
- Ban thờ Đức Thánh Trần
- Ban thờ Sơn Trang
- Ban thờ Quan Ngũ Hổ.
- Cạnh đền có Miếu thờ Thổ Công
8. Đặc điểm của di tích đền Trái Đó
- Dấu ấn cội nguồn: Tín ngưỡng thờ Mẫu gắn với cội nguồn dân tộc Việt từ thủa xa xưa, là một phần quan trọng của hệ thống dân gian và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Di tích đền Trái Đó gắn với quá trình hình thành và phát triển vùng đất Yên Hợp xưa và nay, chứng kiến những đổi thay của vùng quê nơi đây.
- Dấu ấn lịch sử: Di tích đền Trái Đó là sự kế thừa, kết nối dòng chảy lịch sử văn hóa truyền thống Việt có từ hàng ngàn năm, là tiến trình phát triển lịch sử văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Dấu ấn lối sống và dấu ấn tôn giáo, tín ngưỡng: Di tích đền Trái Đó là điểm hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân trong xã Yên Hợp và trong vùng từ hàng trăm năm. Tín ngưỡng thờ Mẫu tiếp thu những ảnh hưởng của tục thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng có vai trò quan trọng hàng đầu trong tín ngưỡng Việt Nam. Trước hết là quyền uy của tín ngưỡng thờ Mẫu, nó hiện lên trong niềm tin tuyệt đối của chính con người trong cuộc chứng kiến: “Có sông, có núi, có cỏ cây hoa lá, lại thêm cái hồn của con người thành kính tỏa vào đó, các ngôi đền thành nơi dung chứa những khát vọng và nỗi niềm của mọi người dân quê nghèo khổ, nơi ấy trở thành chốn linh địa”.
Trong thế an tọa vững chãi chốn tiềm thức dân Việt, cùng với Mẫu Thoải, Mẫu Địa, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn (Mẹ Rừng) là những đấng vĩ đại của bảo tồn và sinh dưỡng.
9. Phong tục lễ hội
Hàng năm tại đền Trái Đó, xã Yên Hợp thường diễn ra nhiều lễ hội, trong đó có một số lễ hội chính
- Lễ Thượng Nguyên (Rằm Tháng giêng): Thời gian diễn ra lễ hội: Từ ngày 10-15 tháng giêng hàng năm
+ Lễ vật thường được dân làng mổ 01 con trâu, mổ lợn, gà, làm xôi nếp, bánh trưng, bánh dày, rượu, hương hoa...Tùy điều kiện kinh tế của địa phương và của nhân dân, có thể mỗi năm mổ 01 con trâu, cũng có thể 1-2-3 năm dân làng mới mổ trâu hoặc nếu khó khăn chỉ mổ 01 con lợn.
+ Nghi lễ: Sau khi chuẩn bị xong các lễ vật, dân làng bày đặt lên ban thờ để cúng tế các Thánh Mẫu, Thần Linh. Nội dung cúng tế thỉnh cầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Thượng Thiên), Thánh Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn, Thánh Mẫu Thoải, Ngũ Vị Quan Ông, Cô - Cậu chứng giám lòng thành của dân làng xã; cầu các Thánh Mẫu che chở cho dân làng, mùa màng bội thu; cầu cho quốc thái dân an.
+ Phần hội: Kết thúc các nghi lễ chính trong đền, dân làng tổ chức thụ lộc và tổ chức các hoạt động văn nghệ, trò chơi, trò diễn dân gian như: hát chèo, hát chầu văn, kéo co, đẩy gậy, chọi gà, đua mảng...
- Lễ thử Mẩu (3/3 âm lịch): Thời gian diễn ra ghi lễ vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm.
+ Lễ vật: Thịt lợn, thịt gà, xôi, bánh, hoa quả...
+ Nghi lễ: Cúng tế Thánh Mẫu; hầu đồng...Theo dân gian, “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Lễ giỗ Mẫu là một trong những ngày lễ quan trọng của đền Trái Đó. Hàng năm cứ đến “Mùa Trôi nước” ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, người dân xã Yên Dũng (nay là xã Yên Hợp) thường làm bánh trôi, bánh chay để cúng Thánh Mẫu. Sau khi làm các nghi lễ cúng tế xong, nhà đền tổ chức hầu đồng.
- Lễ tết Đoan Ngọ (5/5): Theo quan niệm dân gian, ngày 5/5 âm lịch, ăn hoa quả để giết sâu bọ, không làm hại mùa màng và con người; đốt kiến và dùng chổi quét lên người nhằm không để kiến vào nhà, không lên rôm trên người. Trong ngày này, ông (bà) thủ nhang thay mặt dân làng dâng hoa quả lên Thánh Mẫu, thỉnh cầu cho dân làng mạnh khỏe, không bị sâu bọ phá hoại hoa mầu, mùa màng tốt tươi. Đối với mỗi gia đình tùy tâm và điều kiện để đưa lễ vật (hoa quả) lên đền thỉnh cầu Thánh Mẫu phù hộ cho gia đình, dòng họ.
- Lễ tết Trung Nguyên (Lễ Vu lan báo hiếu, Xá tội vong nhân): Thời gian tổ chức vào rằm tháng bảy hàng năm.
- Lễ vật: Dân làng chuẩn bị lễ chay và lễ mặn
- Nghi lễ: Sau khi chuẩn bị lễ vật, dân làng dâng lên Thánh Mẫu, cầu vạn vật sinh sôi nảy nở, cầu cho quốc thái dân an.
- Phần hội: Kết thúc các nghi lễ cúng tế Thánh Mẫu, dân làng tổ chức các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian.
- Lễ giỗ Đức Thánh Trần: Thời gian tổ chức vào ngày 20/8 âm lịch hàng năm.
+ Lễ vật: Dân làng chuẩn bị 2 lễ, gồm mâm cỗ chay và mâm cỗ mặn.
+ Nghi lễ: Thỉnh cầu Đức Thánh Trần. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20-8 năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (năm 1300), tại tư dinh của mình ở Vạn Kiếp, nay thuộc thị xã Chí Linh (Hải Dương). Sau khi mất, ông đã được vua Trần phong tặng: "Thái sư thượng phụ quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương", nhân dân đã tôn ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi, trong đó có đền Trái Đó thờ Đức Thánh Trần.
Theo suốt chiều dài lịch sử từ thế kỷ XIV đến nay, phong tục thờ Đức Thánh Trần đang được bảo tồn, gìn giữ trong đời sống tâm linh của các thế hệ người Việt Nam. Cũng như các đền khác trong nước, đền Trái Đó vào ngày 20/8 (âm lịch) hàng năm lại tổ chức cúng tế Đức Thánh Trần.
- Lễ mừng Cơm mới: Thời gian tổ chức ngày 10/10 âm lịch hàng năm.
+ Lễ vật: 01 mâm cỗ gồm thịt gà, vịt, cá, hoa quả... đặc biệt phải có cơm mới và cốm, cơm lam. Khi lúa vào thời kỳ chín, người dân trong xã gặt lúa từ ruộng của đền hoặc của gia đình để giã cốm, một phần nấu xôi, phần nướng lam.
+ Nghi lễ: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật (01 mâm), ông (bà) thủ nhang dâng lên tạ ơn Trời-Đất, Thánh Mầu và cầu cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Lễ Cuối năm: Thời gian tổ chức vào ngày 25 tháng Chạp (Tháng 12 âm lịch) hàng năm.
+ Lễ vật: 01 mâm gồm thịt gà, cá, thịt lợn, xô, rượu, hoa quả...
+ Nghi lễ: Ông (bà) thủ nhang thay mặt dân làng tạ ơn Thánh Mẫu, Thần Linh, Thổ Địa đã phù hộ cho dân làng một năm mạnh khỏe, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no và thỉnh mời các Thánh Mẫu, Thần Linh, Thổ Địa về dự đón tết năm mới với dân làng. Theo tập quán của địa phương, kể từ ngày này dân làng không được lên rừng chặt cây. Đến tháng giêng tổ chức lễ mở rừng mọi người mới được lên rừng chặt cây, làm nương.
Đền Trái Đó tuy có những thăng trầm, nhưng với tinh thần trân trọng những giá trị lịch sử, văn hóa vùng đất Yên Hợp từ hàng trăm năm, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Yên Hợp luôn nêu cao ý thức trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo đảm bảo đúng quy định của Luật di sản văn hóa, các hoạt động lễ hội tại đền thực hiện đúng Quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, loại bỏ những hủ tục lạc hậu. Ngày 27 tháng 12 năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3467/QĐ-UBND xếp hạng đền Trái Đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thuộc di tích cấp tỉnh.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
Các bài khác
- Di tích Lịch sử văn hóa Chùa Văn Lãng (Chùa Ngã Hai), xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (25/01/2023)
- Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh Đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (23/01/2023)
- Di tích đồn Đại Lịch, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
- Chùa Long Khánh - Xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
- Chùa Minh Bảo - xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
- Chùa Lạc Điền xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (01/08/2019)
- Di tích Chùa Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (01/08/2019)
- Đền Đại An, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (14/06/2019)
- Đền Bà Áo Trắng, xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
Xem thêm »