Ngày 23/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3208/QĐ-UBND công nhận nghề truyền thống rèn, đúc các xã: Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha và Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải.
Nghề truyền thống rèn, đúc của dân tộc Mông trên địa bàn các xã: Nậm Khắt, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình và Kim Nọi
1. Tên làng nghề: Nghề rèn, đúc.
2. Địa chỉ: Các xã Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha và Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải.
3. Quyết định công bố: Quyết định số 3208/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
4. Đường đến làng nghề:
Mù Cang Chải là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm thành phố Yên Bái 180km, cách thủ đô Hà Nội hơn 300km về phía Tây Bắc. Đến Mù Cang Chải, du khách có thể đi đường Quốc lộ 32 bằng nhiều hướng.
- Tuyến 1: Từ thành phố Yên Bái đi 50 km theo đường Quốc lộ 37 đến Ba Khe, đi tiếp Quốc lộ 32 khoảng 130 km là đến huyện Mù Cang Chải đi tới các xã Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha và Kim Nọi.
- Tuyến 2: Hà Nội - Mù Cang Chải (từ Đông Nam lên Tây Bắc).
+ Hà Nội - Thu Cúc - Ba Khe - Mù Cang Chải (280km);
+ Hà Nội - Thành phố Yên Bái - Ba Khe - Mù Cang Chải (340 km);
- Tuyến 3: SaPa - Mù Cang Chải (từ Bắc xuống Nam).
+ Thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai) theo Quốc lộ 32 qua các huyện Tam Đường - Than Uyên (tỉnh Lai Châu) - Mù Cang Chải (150 km).
5. Quá trình hình thành và phát triển
Mù Cang Chải là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm tỉnh Yên Bái 180km về phía Tây. Có 13 xã và 01 thị trấn. Bao gồm các xã: Nậm Có, Cao Phạ, Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Mồ Dề, Kim Nọi, Lao Chải, Khao Mang, Hồ Bốn, Chế Tạo và Thị trấn Mù Cang Chải. Diện tích tự nhiên là 119.788,5ha. Trong đó đất lâm nghiệp 78.401,9 ha; Đất nông nghiệp 92.420,1 ha; Đất trồng cây hàng năm 8.549,1 ha còn lại là các loại đất khác. Đất chưa sử dụng là 25.550,8 ha. Dân số toàn huyện hiện theo niên giám thống kê năm 2022 có 66.970 người với trên 12.245 hộ. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 95% (dân tộc Mông 91%, dân tộc Thái 5%, còn lại là các dân tộc khác).
Nghề rèn, đúc của các hộ gia đình người Mông tại huyện Mù Cang Chải là một nghề tạo ra những sản phẩm chủ yếu là dụng cụ cầm tay được người Mông sử dụng trong lao động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày và là sản phẩm mang bản sắc văn hóa đặc trưng, nhận dạng của người Mông.
Nghề rèn, đúc của các hộ gia đình tại huyện Mù Cang Chải xuất hiện tại địa phương trước năm 1957 trên 50 năm và hiện nay các hộ gia đình vẫn tiếp tục phát triển, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Hiện nay, trên địa bàn các xã Nậm Khắt, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình và Kim Nọi có trên 32 hộ và 70 lao động đang tham gia làm nghề rèn, đúc. Trung bình mỗi năm các hộ gia đình tham gia nghề truyền thống làm ra trên 3.970 chiếc dụng cụ cầm tay các loại, mức thu nhập bình quân của người lao động tại các hộ đình làm nghề rèn, đúc trên 30 triệu đồng/năm/người. Trong đó, thu nhập từ hoạt động nghề truyền thống rèn, đúc không phải là thu nhập chính.
Tuy nhiên, trong các hộ làm nghề truyền thống rèn, đúc chủ yếu là sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, sản lượng rất ít, cơ sở hạ tầng để sử dụng trong sản xuất, kinh doanh trung bình mỗi hộ là khoảng 25m2. Nghề truyền thống rèn, đúc của dân tộc Mông trên địa bàn các xã: Nậm Khắt, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình và Kim Nọi chỉ còn duy trì những hộ sản xuất dụng cụ cầm tay có truyền thống để lại và những người có tâm huyết yêu nghề, sản phẩm làm ra chủ yếu là tự cung tự cấp hoặc theo đơn đặt hàng nhỏ lẻ. Để từng bước nâng cao giá trị sản phẩm rèn, đúc, bên cạnh việc tổ chức sản xuất, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm thì cần kết hợp với các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái ở địa phương. Nghề rèn, đúc của các hộ gia đình ở các xã sử dụng máy móc, thiết bị để sản xuất và dùng trong rèn, đúc là còn thô sơ nên chưa đảm bảo các điều kiện để các nhà đầu tư hỗ trợ vốn, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Về liên kết trong sản xuất các hộ gia đình tham gia nghề truyền thống của các xã Nậm Khắt, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình và Kim Nọi đã thành lập được 01 Tổ hợp tác rèn với 5 người tại bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, còn lại các hộ khác tự rèn và liên kết với các tư thương, nhân dân các xã, thị trấn và các huyện khác để bao tiêu sản phẩm.
Về thực hiện chính sách hỗ trợ hiện nay các hộ đang hoạt động nghề truyền thống rèn, đúc trên địa bàn các xã mới có 01 hộ gia đình là ông Hờ A Giàng, bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha được Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại sở Công thương hỗ trợ chương trình Khuyến công để mua máy dập phôi. Còn lại các gia đình khác chưa có nhà tài trợ để mở rộng quy mô sản xuất cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Hầu hết các hộ gia đình chưa được đào tạo qua các lớp dạy nghề, hỗ trợ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tìm kiếm thị trường. Trong khi đó về kỹ thuật các bước từ rèn, đúc, tôi luyện để làm ra một sản phẩm đều là do kinh nghiệm từ thế hệ ông, cha truyền lại. Tuy nhiên các sản phẩm rèn, đúc của các hộ tham gia làng nghề trên địa bàn các xã là đảm bảo kỹ thuật theo yêu cầu khách hàng đặt và chất lượng là rất tốt.
Vốn đầu tư, lao động chủ yếu là các hộ gia đình tự có, trung bình mỗi hộ phải đầu tư từ 25-30 triệu đồng, như mua thép, than củi, than, bộ đồ dùng rèn, đúc, lò thổi, cơ sở vật chất. Lao động bình quân mỗi hộ có từ 01- 02 lao động chính.
Thu nhập đối với các hộ gia đình thu nhập từ rèn đúc khoảng 40% tổng thu nhập bình quân trong năm của gia đình và mỗi lao động tham gia làng nghề thu nhập khoảng 30 triệu đồng/năm/người.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm, hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm rèn, đúc của các xã chủ yếu là trên địa bàn huyện Mù Cang Chải khoảng 95%, còn lại là các huyện, tỉnh khác.
6. Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển ngành nghề trong những năm tiếp theo
Ngày 23/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3208/QĐ-UBND công nhận nghề truyền thống rèn, đúc các xã: Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha và Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Đây là một mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển và trưởng thành của nghề truyền thống rèn, đúc các xã: Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha và Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải không chỉ duy trì, phát triển nghề truyền thống rèn, đúc, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập mà còn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, pháp triển du lịch qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo hướng bền vững.
Trong thời gian tới, huyện Mù Cang Chải sẽ thường xuyên tuyên truyền, vận động để nhân dân tại địa phương nhận thức đầy đủ, toàn diện về lợi ích của việc duy trì, phát triển nghề truyền thống rèn, đúc. Mở rộng diện tích cơ sở hạ tầng tại các hộ gia đình trong xã; đầu tư thêm các máy móc để giảm chi phí, thời gian lao động (máy dập phôi, máy mài, máy khoan, cắt) để thu hút khách trải nhiệm, đa dạng các mẫu sản phẩm để mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại bằng các hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các trang thông tin của huyện, trên mạng xã hội để tăng nhiều thông tin. Có biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, mở rộng hoạt động dạy nghề, truyền nghề, từng bước chuẩn hóa giáo trình, giáo án, bài giảng để bảo tồn, phát triển nghề bền vững.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn và Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Mù Cang Chải cung cấp)
233 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 23/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3208/QĐ-UBND công nhận nghề truyền thống rèn, đúc các xã: Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha và Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải. 1. Tên làng nghề: Nghề rèn, đúc.
2. Địa chỉ: Các xã Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha và Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải.
3. Quyết định công bố: Quyết định số 3208/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
4. Đường đến làng nghề:
Mù Cang Chải là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm thành phố Yên Bái 180km, cách thủ đô Hà Nội hơn 300km về phía Tây Bắc. Đến Mù Cang Chải, du khách có thể đi đường Quốc lộ 32 bằng nhiều hướng.
- Tuyến 1: Từ thành phố Yên Bái đi 50 km theo đường Quốc lộ 37 đến Ba Khe, đi tiếp Quốc lộ 32 khoảng 130 km là đến huyện Mù Cang Chải đi tới các xã Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha và Kim Nọi.
- Tuyến 2: Hà Nội - Mù Cang Chải (từ Đông Nam lên Tây Bắc).
+ Hà Nội - Thu Cúc - Ba Khe - Mù Cang Chải (280km);
+ Hà Nội - Thành phố Yên Bái - Ba Khe - Mù Cang Chải (340 km);
- Tuyến 3: SaPa - Mù Cang Chải (từ Bắc xuống Nam).
+ Thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai) theo Quốc lộ 32 qua các huyện Tam Đường - Than Uyên (tỉnh Lai Châu) - Mù Cang Chải (150 km).
5. Quá trình hình thành và phát triển
Mù Cang Chải là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm tỉnh Yên Bái 180km về phía Tây. Có 13 xã và 01 thị trấn. Bao gồm các xã: Nậm Có, Cao Phạ, Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Mồ Dề, Kim Nọi, Lao Chải, Khao Mang, Hồ Bốn, Chế Tạo và Thị trấn Mù Cang Chải. Diện tích tự nhiên là 119.788,5ha. Trong đó đất lâm nghiệp 78.401,9 ha; Đất nông nghiệp 92.420,1 ha; Đất trồng cây hàng năm 8.549,1 ha còn lại là các loại đất khác. Đất chưa sử dụng là 25.550,8 ha. Dân số toàn huyện hiện theo niên giám thống kê năm 2022 có 66.970 người với trên 12.245 hộ. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 95% (dân tộc Mông 91%, dân tộc Thái 5%, còn lại là các dân tộc khác).
Nghề rèn, đúc của các hộ gia đình người Mông tại huyện Mù Cang Chải là một nghề tạo ra những sản phẩm chủ yếu là dụng cụ cầm tay được người Mông sử dụng trong lao động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày và là sản phẩm mang bản sắc văn hóa đặc trưng, nhận dạng của người Mông.
Nghề rèn, đúc của các hộ gia đình tại huyện Mù Cang Chải xuất hiện tại địa phương trước năm 1957 trên 50 năm và hiện nay các hộ gia đình vẫn tiếp tục phát triển, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Hiện nay, trên địa bàn các xã Nậm Khắt, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình và Kim Nọi có trên 32 hộ và 70 lao động đang tham gia làm nghề rèn, đúc. Trung bình mỗi năm các hộ gia đình tham gia nghề truyền thống làm ra trên 3.970 chiếc dụng cụ cầm tay các loại, mức thu nhập bình quân của người lao động tại các hộ đình làm nghề rèn, đúc trên 30 triệu đồng/năm/người. Trong đó, thu nhập từ hoạt động nghề truyền thống rèn, đúc không phải là thu nhập chính.
Tuy nhiên, trong các hộ làm nghề truyền thống rèn, đúc chủ yếu là sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, sản lượng rất ít, cơ sở hạ tầng để sử dụng trong sản xuất, kinh doanh trung bình mỗi hộ là khoảng 25m2. Nghề truyền thống rèn, đúc của dân tộc Mông trên địa bàn các xã: Nậm Khắt, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình và Kim Nọi chỉ còn duy trì những hộ sản xuất dụng cụ cầm tay có truyền thống để lại và những người có tâm huyết yêu nghề, sản phẩm làm ra chủ yếu là tự cung tự cấp hoặc theo đơn đặt hàng nhỏ lẻ. Để từng bước nâng cao giá trị sản phẩm rèn, đúc, bên cạnh việc tổ chức sản xuất, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm thì cần kết hợp với các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái ở địa phương. Nghề rèn, đúc của các hộ gia đình ở các xã sử dụng máy móc, thiết bị để sản xuất và dùng trong rèn, đúc là còn thô sơ nên chưa đảm bảo các điều kiện để các nhà đầu tư hỗ trợ vốn, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Về liên kết trong sản xuất các hộ gia đình tham gia nghề truyền thống của các xã Nậm Khắt, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình và Kim Nọi đã thành lập được 01 Tổ hợp tác rèn với 5 người tại bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, còn lại các hộ khác tự rèn và liên kết với các tư thương, nhân dân các xã, thị trấn và các huyện khác để bao tiêu sản phẩm.
Về thực hiện chính sách hỗ trợ hiện nay các hộ đang hoạt động nghề truyền thống rèn, đúc trên địa bàn các xã mới có 01 hộ gia đình là ông Hờ A Giàng, bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha được Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại sở Công thương hỗ trợ chương trình Khuyến công để mua máy dập phôi. Còn lại các gia đình khác chưa có nhà tài trợ để mở rộng quy mô sản xuất cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Hầu hết các hộ gia đình chưa được đào tạo qua các lớp dạy nghề, hỗ trợ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tìm kiếm thị trường. Trong khi đó về kỹ thuật các bước từ rèn, đúc, tôi luyện để làm ra một sản phẩm đều là do kinh nghiệm từ thế hệ ông, cha truyền lại. Tuy nhiên các sản phẩm rèn, đúc của các hộ tham gia làng nghề trên địa bàn các xã là đảm bảo kỹ thuật theo yêu cầu khách hàng đặt và chất lượng là rất tốt.
Vốn đầu tư, lao động chủ yếu là các hộ gia đình tự có, trung bình mỗi hộ phải đầu tư từ 25-30 triệu đồng, như mua thép, than củi, than, bộ đồ dùng rèn, đúc, lò thổi, cơ sở vật chất. Lao động bình quân mỗi hộ có từ 01- 02 lao động chính.
Thu nhập đối với các hộ gia đình thu nhập từ rèn đúc khoảng 40% tổng thu nhập bình quân trong năm của gia đình và mỗi lao động tham gia làng nghề thu nhập khoảng 30 triệu đồng/năm/người.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm, hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm rèn, đúc của các xã chủ yếu là trên địa bàn huyện Mù Cang Chải khoảng 95%, còn lại là các huyện, tỉnh khác.
6. Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển ngành nghề trong những năm tiếp theo
Ngày 23/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3208/QĐ-UBND công nhận nghề truyền thống rèn, đúc các xã: Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha và Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Đây là một mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển và trưởng thành của nghề truyền thống rèn, đúc các xã: Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha và Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải không chỉ duy trì, phát triển nghề truyền thống rèn, đúc, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập mà còn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, pháp triển du lịch qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo hướng bền vững.
Trong thời gian tới, huyện Mù Cang Chải sẽ thường xuyên tuyên truyền, vận động để nhân dân tại địa phương nhận thức đầy đủ, toàn diện về lợi ích của việc duy trì, phát triển nghề truyền thống rèn, đúc. Mở rộng diện tích cơ sở hạ tầng tại các hộ gia đình trong xã; đầu tư thêm các máy móc để giảm chi phí, thời gian lao động (máy dập phôi, máy mài, máy khoan, cắt) để thu hút khách trải nhiệm, đa dạng các mẫu sản phẩm để mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại bằng các hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các trang thông tin của huyện, trên mạng xã hội để tăng nhiều thông tin. Có biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, mở rộng hoạt động dạy nghề, truyền nghề, từng bước chuẩn hóa giáo trình, giáo án, bài giảng để bảo tồn, phát triển nghề bền vững.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn và Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Mù Cang Chải cung cấp)