CTTĐT - Ngày 27 tháng 12 năm 2017, UBND tỉnh Yên Bái ký Quyết định số 3467/QĐ-UBND công nhận di tích đình và đền Tân Hợp là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Đình và đền Tân Hợp đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
1. Tên gọi di tích
- Di tích lịch sử văn hóa đình, đền Tân Hợp, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác của di tích:
+ Đình làng Luông - theo tiếng Tày “Luông” là to, rộng lớn. Làng Luông nghĩa là làng to, rộng lớn do đó tên gọi di tích gắn với tên làng Luông.
+ Đền làng Mít. Tên gọi đền gắn với tên làng Mít.
+ Tên mĩ tự đền: Thánh Mẫu Linh Từ
2. Loại hình di tích
Di tích đình, đền Tân Hợp, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích lịch sử, văn hóa.
3. Quyết định công nhận di tích cấp tỉnh
Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc xếp hạng đình, đền Tân Hợp, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thuộc di tích cấp tỉnh.
4. Địa điểm di tích
Di tích lịch sử văn hóa đình, đền Tân Hợp tọa lạc tại làng Luông thuộc xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái với diện tích khoanh vùng bảo vệ 731.0 m2.
5. Đường đi đến di tích
Di tích đình, đền Tân Hợp cách trung tâm xã Tân Hợp 08 km, cách trung tâm huyện Văn Yên 16 km, cách tỉnh lỵ Yên Bái 60 km về phía Tây Bắc. Để đến được di tích du khách có thể đi bằng đường bộ và đường sắt như sau:
- Từ thành phố Yên Bái (bến xe Yên Bái) đi theo đường Điện Biên tới đầu cầu Yên Bái, đi tiếp đường tỉnh lộ 151 (tuyến đường Yên Bái-Khe Sang), đến thị trấn Mậu A, qua cầu đi đến xã Tân Hợp vào làng Luông khoảng 16 km là tới di tích.
- Đi đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai đến nút IC14 (xã An Thịnh, huyện Văn Yên) đi tiếp đến xã Tân Hợp vào làng Luông là tới di tích.
- Đi đường sắt Hà Nội-Lào Cai-Hà Nội, đến ga Mậu A, qua cầu đi đến xã Tân Hợp vào làng Luông là tới di tích.
6. Sơ lược lịch sử di tích
Theo các cụ già trong xã Tân Hợp cho biết:
Đình làng Luông (nay gọi là đình, đền Tân Hợp) được xây dựng khoảng đầu thế kỷ XX, đình tọa lạc tại thôn 14 làng Luông, tên đình gắn với tên làng nên gọi là đình làng Luông. Phía trước đình (minh đường) là ruộng, phía sau đình (hậu án, hậu chẩm) tựa vào đồi, phía bên trái (tả) đình là đồi, suối, phía bên phải (hữu) là đồng ruộng, đình cách xa khu dân cư khoảng 500 m, đình cách ủy ban nhân dân xã khoảng 8 km.
Di tích đình Làng Luông trước khi bị dỡ năm 1962, kiến trúc là nhà gỗ thọ 3 gian, lợp cọ, xung quanh tường bằng gỗ, đầu kèo, xà, đon nóc trạm trổ rồng và hoa văn. Năm 2009, nhân dân phục dựng đình, kiến trúc 3 gian, hình chữ Nhất [—] với chất liệu gỗ, lợp cọ. không có tường, phía đầu hồi có ban thờ làm bằng ván gỗ ghép thành 3 tầng để bát nhang.
Đình làng Luông thờ “Tam vị thượng đẳng thần”, đó là ba vị thần: Tản Viên Sơn Thánh (còn có tên gọi Sơn Tinh), Quý Minh Đại Vương và Thần Cao Sơn (hay Cao Sơn Đại Vương). Tín ngưỡng thờ ba vị Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương của các tộc người ở Việt Nam có từ xa xưa. Theo truyền thuyết dân gian ba vị Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương là ba anh em và là ba vị tướng thời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18) đã có công trấn ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước, được các đời vua qua nhiều triều đại sắc phong Thánh - Thượng đẳng thần (Đức Thánh Tản Viên, Đức Thánh Cao Sơn và Đức Thánh Quý Minh), được nhân dân khắp nơi thờ phụng, trở thành Thành Hoàng làng và nổi tiếng là vị thần linh ứng khi nhân dân kêu cầu.
Sau khi giúp vua Hùng Duệ Vương (Vua Hùng thứ 18) đánh thắng quân Thục, mỗi vị Thần ngự ở một ngọn núi (bên trái của dãy núi Ba Vì là Thần Cao Sơn; bên phải là Quý Minh Đại Vương; đứng giữa Tản Viên Sơn Thánh).
Đình làng Luông cũng giống như nhiều đình ở Yên Bái và khắp cả nước, Tam vị Tản Viên Sơn Thánh, Quý Minh Đại Vương và Cao Sơn Đại Vương là một trong số rất nhiều những vị Thánh - Thần, Thành Hoàng được thờ phụng theo tín ngưỡng dân gian, được nhân dân ngưỡng vọng.
Sau khi ông Ma Văn Chít (1891-1950), người có công vận động, tập hợp nhân dân đánh Pháp và có công dạy chữ, hướng dẫn dân khai hoang trồng lúa nước, làm mương dẫn nước vào đồng ruộng... khi ông qua đời được nhân dân trong xã suy tôn là Phúc Thần (Thành Hoàng) được thờ trong đình làng Luông và Miếu Vực Đình.
Đình làng Luông còn được gắn với sự kiện lịch sử: Sự kiện liên quan đến hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Giáp Dần (1914) do thủ lĩnh của phong trào là Triệu Tài Lộc và Triệu Kiến Tiên (Ngọc Vân-Bắc Hà-Lào Cai), ông Ma Văn Chít đã đứng lên vận động nhân dân, tập hợp thanh niên trong xã chuẩn bị vũ khí, lương thực để chống thực dân Pháp. Ngày 5/5/1914, tại Miếu Thần Linh (đình làng Luông) ông Ma Văn Chít cùng lực lượng khởi nghĩa làm lễ xuất quân đánh Pháp ở đồn Trái Hút. Năm 1962, thực hiện chính sách chống mê tín nhân dân dỡ đình. Năm 2009 nhân dân xã Tân Hợp phục dựng đình Làng Luông, kiến trúc nhà gỗ, 3 gian hình chữ Nhất.
Đền làng Mít - Thánh Mẫu Linh Từ (nay gọi là đình, đền Tân Hợp) chưa xác định được năm xây dựng cụ thể, các cụ già trong xã Tân Hợp kể lại: Đền làng Mít được xây dựng sau đình làng Luông vài năm, nhưng không nhớ rõ cụ thể là năm nào. Đền được tọa lạc tại làng Mít lên có tên gọi theo địa danh làng.
Khởi đầu đền làng Mít thờ vọng Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn đền Đông Cuông. Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn là “Bà Mẹ trên rừng”, là hóa thân của Thánh Mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi. Trải qua thời gian, tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển đã tác động đến đời sống tâm linh, tinh thần của nhân dân cũng như nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu của nhân dân trong xã Tân Hợp xưa và trong vùng, nên đền làng Mít phối thờ thêm Thánh Mẫu Thượng Thiên và Thánh Mẫu Thoải và đền hoàn chỉnh là một ngôi đền thờ Tam Tòa Thánh Mẫu như bao ngôi đền làng quê ở Việt Nam. Thánh Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Liễu Hạnh) là “Bà Mẹ trên Trời” được dân gian sùng bái, tâm linh hóa gọi là Cửu Thiên Huyền Nữ, người đã xuống trần gian hóa thân là bà lão để dạy cho Lộ Bàn, Lộ Bộc chặt cây làm nhà để ở, làm thuyền để di chuyển trên sông nước biển cả. Mẫu Thoải là “Bà Mẹ Nước” vị thần trị vì sông nước, xuất thân từ dòng dõi Long Vương, liên quan trực tiếp với thủy tổ dân tộc Việt buổi đầu dựng nước.
Bên cạnh đình làng Luông còn có 1 miếu nhỏ để thờ Thổ Công (gọi là Miếu Vực Đình). Vì có 1 vực sâu nên dân làng gọi là Miếu Vực Đình hay Đình Vực Miếu. Ý nói đình, miếu ở bên cạnh vực. Năm 1962, thực hiện chính sách chống mê tín dị đoan, nhân dân xã Tân Hợp dỡ đền. Từ đó đến nay đền làng Mít chưa được phục dựng.
Di tích đền làng Mít (Thánh Mẫu Linh Từ) đã bị dỡ từ năm 1962, qua hơn 50 năm nhân dân xã Tân Hợp chưa có điều kiện phục dựng. Hiện vật của đền còn:
- 01 bức đại tự ghi: Thánh Mầu Linh Từ;
- 03 quả chuông;
- 05 bức tranh Thánh Mẫu;
- 01 bức tranh Ông Hổ.
7. Các nhân vật được thờ tự
- Đình thờ “Tam vị thượng đẳng thần”, đó là ba vị thần: Tản Viên Sơn Thánh (còn có tên gọi Sơn Tinh); Quý Minh Đại Vương; Thần Cao Sơn (hay Cao Sơn Đại Vương); Thành Hoàng.
- Đền thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, thờ vọng Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn đền Đông Cuông; Thánh Mẫu Thượng Thiên và Thánh Mẫu Thoải.
8. Đặc điểm của di tích đình, đền Tân Hợp
- Dấu ấn cội nguồn: Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng và thờ Mẫu là tín ngưỡng thuần Việt có từ thuở xa xưa, là hệ thống tín ngưỡng dân gian và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
- Dấu ấn lịch sử: Di tích đình, đền Tân Hợp là kế thừa, kết nối dòng chảy lịch sử văn hóa truyền thống Việt có từ hàng ngàn năm từ đời trước sang đời sau, là tiến trình phát triển lịch sử văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Di tích đình, đền Tân Hợp gắn với quá trình xây dựng và phát triển vùng đất Tân Hợp xưa và nay, chứng kiến bao đổi thay của vùng quê nơi đây từ hàng trăm năm qua.
- Dấu ấn lối sống và dấu ấn tôn giáo, tín ngưỡng: Di tích đình, đền Tân Hợp là điểm hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trong và ngoài xã Tân Hợp xưa và nay. Đình làng là nơi thờ phụng Thành Hoàng, người có công với dân với nước và trở thành một biểu tượng văn hoá tâm linh của mỗi người dân Việt Nam nói chung, người dân Tân Hợp nói riêng. Đức Thành Hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khoẻ mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi nhưng Thành Hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi.
Tín ngưỡng thờ Mẫu tiếp thu những ảnh hưởng của tục thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng có vai trò quan trọng hàng đầu trong tín ngưỡng Việt Nam. Đạo Mẫu lấy tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm đấng bảo trì cho vũ trụ, con người.
Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng và thờ Mẫu là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, nơi mỗi người dân luôn tưởng nhớ tri ân đối với các bậc tiền nhân có công khai khẩn, lập ấp, lập làng và là nơi ký thác những mong ước, khát vọng đạt tới sức khỏe và tài lộc (Phúc – Lộc – Thọ).
9. Phong tục lễ hội
Hàng năm tại di tích đình, đền Tân Hợp có những lễ hội chính sau:
* Lễ đầu năm mới: Thời gian tổ chức lễ hội sau ngày tổ chức lễ hội đền Đông Cuông 4 ngày (đền Đông Cuông tổ chức vào ngày Mão đầu năm mới, đình, đền Tân Hợp được tổ chức vào ngày Mùi).
- Lễ vật gồm 01 con trâu đen; 01 con lợn; gà, vịt, hoa qủa, bánh... cùng các sản vật do dân làng tự sản xuất; 01 cây hoa làm bằng giấy (Tùy theo điều kiện của địa phương và điều kiện kinh tế của nhân dân nên có năm dân làng mổ trâu hoặc 1-2 năm mới mổ trâu hoặc mổ 01 con lợn)
- Hình thức, vị trí bày đặt mâm cỗ, lễ vật: Tại đền là 12 mâm cỗ, 12 chén tiết+4 chân+đầu+nội tạng trâu (số 12 tượng trưng cho 12 tháng trong năm); Tại đình cúng cả con trâu (trừ đầu, chân), 3 mâm có 3 con gà, 1 mâm có vịt, 1 mâm thầy Mo và mâm của các làng bản; Tại ruộng có 36 mâm (3+6=9, biểu trưng của số may mắn, sinh sôi nảy nở)
- Nghi lễ: Trước ngày tổ chức lễ hội, dân làng mổ 1 con lợn để cúng, xin Thành Hoàng, Thổ Địa, Thánh Mẫu để làng xã tổ chức lễ hội. Trước khi mổ trâu, thầy Mo làm lễ rửa mặt trâu, xin âm dương sau đó mới được cắt tiết trâu. Sau đó người dân tổ chức rước lễ. Dân làng tổ chức rước lễ (bao gồm 1 cây hoa, 1 mâm xôi gà, 1 mâm hoa quả, 1 mâm của thầy Mo), rước từ đình làng Luông sang đền làng Mít, qua mộ ông Ma Văn Chít, sau đó quay lại đình.
Sau khi các lễ vật được chuẩn bị (lễ vật ở đền gồm: 12 chén tiết+đầu+lòng+4 chân trâu và 12 mâm; lễ vật tại đình: cúng cả con trâu và 3 mâm cỗ gà, 1 mâm vịt, 1 mâm của thầy Mo cùng các làng bản; 36 mâm ở ngoài đồng ruộng) dân làng dâng lên cúng Thành Hoàng, Thánh Mẫu, thầy Mo thay mặt người dân trong làng xã tạ ơn Thành Hoàng, Thánh Mẫu đã phù hộ, che chở dân làng một năm vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu và thỉnh cầu Thành Hoàng, Thánh Mẫu một năm mới khỏe mạnh, cuộc sống an lành.
- Hát hầu đồng, chầu văn ở đền.
Bài cúng tháng giêng tại đình Làng Luông
Khay tu liên khau phạ
Câu đỉn nhả đảy an
Đỉn quan câu pò mè
Đít nỏỉ che
Câu pò mè đảy bình an
Câu hẩu khẳu khửn na cha
Tra khửn nặm
Củng hẩu bản
Quản hẩu mường
Hấu bản mường đảy bình an hậu sự
Dịch nghĩa:
Mở rộng của trời đất
Cầu cho đất đai được yên, cây cỏ được xanh tươi
Cầu cho bố, cho mẹ
Cho con trẻ được mạnh khỏe sinh sôi
Cầu cho bổ, cho mẹ được bình an
Cầu cho lúa ngô xanh tốt, mùa màng bội thu
Cá lên ngòi
Củng cho làng, cho bản được bình an hậu sự.
Bài cúng tháng 7 và tháng 10
Thành hoàng bản thổ
Các mo ké, mo ón
Các mo cón, mo lăng
Lôông đĩnh làng, au bâm khau cố
Au cổ thác tham
Au bâm thác hả
Ma kin theo bản theo mương.
Dịch nghĩa:
Thưa Thành hoàng trong làng bản
Các ma già, ma trẻ
Các ma trước, ma sau
Xuống đình làng chứng giám
Cỗ bàn đã chuẩn bị xong
Mời các ngài về ăn cùng bản, cùng mường.
- Phần hội: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi, trò diễn dân gian và hội lồng tồng (xuống đồng) khởi đầu cho một vụ mùa mới.
* Lễ Tháng Bảy (tháng âm lịch): Được tổ chức vào ngày Thân
- Lễ vật: Dân làng mổ 1 con lợn, gà... hoa quả, bánh nếp.. .(Tại đền chuẩn bị 12 mâm; Ở đình gồm 03 mâm gồm 3 con gà, 1 con vịt).
- Nghi lễ: Thầy Mo tạ ơn Thành Hoàng, Thánh Mẫu, thỉnh cầu Thành Hoàng, Thánh Mẫu chứng giám lòng thành của dân làng xã, cầu mong sự che chở, phù hộ của Thành Hoàng, Thánh Mẫu.
- Phần hội: Tổ chức các hoạt động vui chơi như đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ...
* Lễ Tháng Mười (Tháng âm lịch): Được tổ chức vào ngày Thân
- Lễ vật: Cúng mừng cơm mới, dân làng tổ chức giã cốm, mổ gà, vịt và các lễ vật hoa quả, bánh...
- Nghi lễ: Thầy Mo tạ ơn Trời - Đất, Thành Hoàng, Thánh Mẫu đã phù hộ cho dân làng xã an lành, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
- Phần hội: Không tổ chức các hoạt động vui chơi
* Lễ Cuối năm: Được tổ chức vào ngày Thân (Tháng 12 âm lịch)
- Lễ vật: Mổ lợn, gà, vịt hoa quả, bánh kẹo...
- Nghi lễ: Tạ ơn Thành Hoàng, Thánh Mẫu và chuẩn bị đón năm mới.
Dân làng chuẩn bị 1 bè mảng bằng tre nứa, trên có đặt mâm cỗ để thả ở suối Ngòi Thắt - sông Hồng về xuôi, ý nghĩa của thả bè là tiễn đưa các cụ về xuôi.
Ngoài các lễ hội chính trên, tại đình, đền còn tổ chức các lễ khác nhưng hình thức, qui mô nhỏ, đơn giản.
Di tích đình, đền Tân Hợp xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, là sự kế thừa, kết nối dòng chảy lịch sử, văn hóa truyền thống Việt có từ hàng ngàn năm, là tiến trình phát triển lịch sử, văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Di tích đình, đền Tân Hợp gắn với quá trình xây dựng và phát triển vùng đất Tân Hợp xưa và nay, nơi đây là điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng các dân tộc xã Tân Hợp và trong vùng, nơi người dân cầu sức khỏe, phồn thực, vạn vật sinh sôi nảy nở. Đình, đền là biểu tượng linh thiêng, nơi gắn bó cộng đồng các dân tộc, đoàn kết vượt qua khó khăn, vất vả để đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bản làng, xây dựng quê hương đất nước, nơi thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân các bậc tiền nhân đã có công khai khẩn lập làng, hướng về cội nguồn dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho các thê hệ.
Ngày 27 tháng 12 năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3467/QĐ-UBND xếp hạng đình và đền Tân Hợp là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
490 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 27 tháng 12 năm 2017, UBND tỉnh Yên Bái ký Quyết định số 3467/QĐ-UBND công nhận di tích đình và đền Tân Hợp là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
1. Tên gọi di tích
- Di tích lịch sử văn hóa đình, đền Tân Hợp, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác của di tích:
+ Đình làng Luông - theo tiếng Tày “Luông” là to, rộng lớn. Làng Luông nghĩa là làng to, rộng lớn do đó tên gọi di tích gắn với tên làng Luông.
+ Đền làng Mít. Tên gọi đền gắn với tên làng Mít.
+ Tên mĩ tự đền: Thánh Mẫu Linh Từ
2. Loại hình di tích
Di tích đình, đền Tân Hợp, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích lịch sử, văn hóa.
3. Quyết định công nhận di tích cấp tỉnh
Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc xếp hạng đình, đền Tân Hợp, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thuộc di tích cấp tỉnh.
4. Địa điểm di tích
Di tích lịch sử văn hóa đình, đền Tân Hợp tọa lạc tại làng Luông thuộc xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái với diện tích khoanh vùng bảo vệ 731.0 m2.
5. Đường đi đến di tích
Di tích đình, đền Tân Hợp cách trung tâm xã Tân Hợp 08 km, cách trung tâm huyện Văn Yên 16 km, cách tỉnh lỵ Yên Bái 60 km về phía Tây Bắc. Để đến được di tích du khách có thể đi bằng đường bộ và đường sắt như sau:
- Từ thành phố Yên Bái (bến xe Yên Bái) đi theo đường Điện Biên tới đầu cầu Yên Bái, đi tiếp đường tỉnh lộ 151 (tuyến đường Yên Bái-Khe Sang), đến thị trấn Mậu A, qua cầu đi đến xã Tân Hợp vào làng Luông khoảng 16 km là tới di tích.
- Đi đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai đến nút IC14 (xã An Thịnh, huyện Văn Yên) đi tiếp đến xã Tân Hợp vào làng Luông là tới di tích.
- Đi đường sắt Hà Nội-Lào Cai-Hà Nội, đến ga Mậu A, qua cầu đi đến xã Tân Hợp vào làng Luông là tới di tích.
6. Sơ lược lịch sử di tích
Theo các cụ già trong xã Tân Hợp cho biết:
Đình làng Luông (nay gọi là đình, đền Tân Hợp) được xây dựng khoảng đầu thế kỷ XX, đình tọa lạc tại thôn 14 làng Luông, tên đình gắn với tên làng nên gọi là đình làng Luông. Phía trước đình (minh đường) là ruộng, phía sau đình (hậu án, hậu chẩm) tựa vào đồi, phía bên trái (tả) đình là đồi, suối, phía bên phải (hữu) là đồng ruộng, đình cách xa khu dân cư khoảng 500 m, đình cách ủy ban nhân dân xã khoảng 8 km.
Di tích đình Làng Luông trước khi bị dỡ năm 1962, kiến trúc là nhà gỗ thọ 3 gian, lợp cọ, xung quanh tường bằng gỗ, đầu kèo, xà, đon nóc trạm trổ rồng và hoa văn. Năm 2009, nhân dân phục dựng đình, kiến trúc 3 gian, hình chữ Nhất [—] với chất liệu gỗ, lợp cọ. không có tường, phía đầu hồi có ban thờ làm bằng ván gỗ ghép thành 3 tầng để bát nhang.
Đình làng Luông thờ “Tam vị thượng đẳng thần”, đó là ba vị thần: Tản Viên Sơn Thánh (còn có tên gọi Sơn Tinh), Quý Minh Đại Vương và Thần Cao Sơn (hay Cao Sơn Đại Vương). Tín ngưỡng thờ ba vị Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương của các tộc người ở Việt Nam có từ xa xưa. Theo truyền thuyết dân gian ba vị Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương là ba anh em và là ba vị tướng thời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18) đã có công trấn ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước, được các đời vua qua nhiều triều đại sắc phong Thánh - Thượng đẳng thần (Đức Thánh Tản Viên, Đức Thánh Cao Sơn và Đức Thánh Quý Minh), được nhân dân khắp nơi thờ phụng, trở thành Thành Hoàng làng và nổi tiếng là vị thần linh ứng khi nhân dân kêu cầu.
Sau khi giúp vua Hùng Duệ Vương (Vua Hùng thứ 18) đánh thắng quân Thục, mỗi vị Thần ngự ở một ngọn núi (bên trái của dãy núi Ba Vì là Thần Cao Sơn; bên phải là Quý Minh Đại Vương; đứng giữa Tản Viên Sơn Thánh).
Đình làng Luông cũng giống như nhiều đình ở Yên Bái và khắp cả nước, Tam vị Tản Viên Sơn Thánh, Quý Minh Đại Vương và Cao Sơn Đại Vương là một trong số rất nhiều những vị Thánh - Thần, Thành Hoàng được thờ phụng theo tín ngưỡng dân gian, được nhân dân ngưỡng vọng.
Sau khi ông Ma Văn Chít (1891-1950), người có công vận động, tập hợp nhân dân đánh Pháp và có công dạy chữ, hướng dẫn dân khai hoang trồng lúa nước, làm mương dẫn nước vào đồng ruộng... khi ông qua đời được nhân dân trong xã suy tôn là Phúc Thần (Thành Hoàng) được thờ trong đình làng Luông và Miếu Vực Đình.
Đình làng Luông còn được gắn với sự kiện lịch sử: Sự kiện liên quan đến hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Giáp Dần (1914) do thủ lĩnh của phong trào là Triệu Tài Lộc và Triệu Kiến Tiên (Ngọc Vân-Bắc Hà-Lào Cai), ông Ma Văn Chít đã đứng lên vận động nhân dân, tập hợp thanh niên trong xã chuẩn bị vũ khí, lương thực để chống thực dân Pháp. Ngày 5/5/1914, tại Miếu Thần Linh (đình làng Luông) ông Ma Văn Chít cùng lực lượng khởi nghĩa làm lễ xuất quân đánh Pháp ở đồn Trái Hút. Năm 1962, thực hiện chính sách chống mê tín nhân dân dỡ đình. Năm 2009 nhân dân xã Tân Hợp phục dựng đình Làng Luông, kiến trúc nhà gỗ, 3 gian hình chữ Nhất.
Đền làng Mít - Thánh Mẫu Linh Từ (nay gọi là đình, đền Tân Hợp) chưa xác định được năm xây dựng cụ thể, các cụ già trong xã Tân Hợp kể lại: Đền làng Mít được xây dựng sau đình làng Luông vài năm, nhưng không nhớ rõ cụ thể là năm nào. Đền được tọa lạc tại làng Mít lên có tên gọi theo địa danh làng.
Khởi đầu đền làng Mít thờ vọng Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn đền Đông Cuông. Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn là “Bà Mẹ trên rừng”, là hóa thân của Thánh Mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi. Trải qua thời gian, tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển đã tác động đến đời sống tâm linh, tinh thần của nhân dân cũng như nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu của nhân dân trong xã Tân Hợp xưa và trong vùng, nên đền làng Mít phối thờ thêm Thánh Mẫu Thượng Thiên và Thánh Mẫu Thoải và đền hoàn chỉnh là một ngôi đền thờ Tam Tòa Thánh Mẫu như bao ngôi đền làng quê ở Việt Nam. Thánh Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Liễu Hạnh) là “Bà Mẹ trên Trời” được dân gian sùng bái, tâm linh hóa gọi là Cửu Thiên Huyền Nữ, người đã xuống trần gian hóa thân là bà lão để dạy cho Lộ Bàn, Lộ Bộc chặt cây làm nhà để ở, làm thuyền để di chuyển trên sông nước biển cả. Mẫu Thoải là “Bà Mẹ Nước” vị thần trị vì sông nước, xuất thân từ dòng dõi Long Vương, liên quan trực tiếp với thủy tổ dân tộc Việt buổi đầu dựng nước.
Bên cạnh đình làng Luông còn có 1 miếu nhỏ để thờ Thổ Công (gọi là Miếu Vực Đình). Vì có 1 vực sâu nên dân làng gọi là Miếu Vực Đình hay Đình Vực Miếu. Ý nói đình, miếu ở bên cạnh vực. Năm 1962, thực hiện chính sách chống mê tín dị đoan, nhân dân xã Tân Hợp dỡ đền. Từ đó đến nay đền làng Mít chưa được phục dựng.
Di tích đền làng Mít (Thánh Mẫu Linh Từ) đã bị dỡ từ năm 1962, qua hơn 50 năm nhân dân xã Tân Hợp chưa có điều kiện phục dựng. Hiện vật của đền còn:
- 01 bức đại tự ghi: Thánh Mầu Linh Từ;
- 03 quả chuông;
- 05 bức tranh Thánh Mẫu;
- 01 bức tranh Ông Hổ.
7. Các nhân vật được thờ tự
- Đình thờ “Tam vị thượng đẳng thần”, đó là ba vị thần: Tản Viên Sơn Thánh (còn có tên gọi Sơn Tinh); Quý Minh Đại Vương; Thần Cao Sơn (hay Cao Sơn Đại Vương); Thành Hoàng.
- Đền thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, thờ vọng Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn đền Đông Cuông; Thánh Mẫu Thượng Thiên và Thánh Mẫu Thoải.
8. Đặc điểm của di tích đình, đền Tân Hợp
- Dấu ấn cội nguồn: Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng và thờ Mẫu là tín ngưỡng thuần Việt có từ thuở xa xưa, là hệ thống tín ngưỡng dân gian và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
- Dấu ấn lịch sử: Di tích đình, đền Tân Hợp là kế thừa, kết nối dòng chảy lịch sử văn hóa truyền thống Việt có từ hàng ngàn năm từ đời trước sang đời sau, là tiến trình phát triển lịch sử văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Di tích đình, đền Tân Hợp gắn với quá trình xây dựng và phát triển vùng đất Tân Hợp xưa và nay, chứng kiến bao đổi thay của vùng quê nơi đây từ hàng trăm năm qua.
- Dấu ấn lối sống và dấu ấn tôn giáo, tín ngưỡng: Di tích đình, đền Tân Hợp là điểm hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trong và ngoài xã Tân Hợp xưa và nay. Đình làng là nơi thờ phụng Thành Hoàng, người có công với dân với nước và trở thành một biểu tượng văn hoá tâm linh của mỗi người dân Việt Nam nói chung, người dân Tân Hợp nói riêng. Đức Thành Hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khoẻ mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi nhưng Thành Hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi.
Tín ngưỡng thờ Mẫu tiếp thu những ảnh hưởng của tục thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng có vai trò quan trọng hàng đầu trong tín ngưỡng Việt Nam. Đạo Mẫu lấy tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm đấng bảo trì cho vũ trụ, con người.
Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng và thờ Mẫu là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, nơi mỗi người dân luôn tưởng nhớ tri ân đối với các bậc tiền nhân có công khai khẩn, lập ấp, lập làng và là nơi ký thác những mong ước, khát vọng đạt tới sức khỏe và tài lộc (Phúc – Lộc – Thọ).
9. Phong tục lễ hội
Hàng năm tại di tích đình, đền Tân Hợp có những lễ hội chính sau:
* Lễ đầu năm mới: Thời gian tổ chức lễ hội sau ngày tổ chức lễ hội đền Đông Cuông 4 ngày (đền Đông Cuông tổ chức vào ngày Mão đầu năm mới, đình, đền Tân Hợp được tổ chức vào ngày Mùi).
- Lễ vật gồm 01 con trâu đen; 01 con lợn; gà, vịt, hoa qủa, bánh... cùng các sản vật do dân làng tự sản xuất; 01 cây hoa làm bằng giấy (Tùy theo điều kiện của địa phương và điều kiện kinh tế của nhân dân nên có năm dân làng mổ trâu hoặc 1-2 năm mới mổ trâu hoặc mổ 01 con lợn)
- Hình thức, vị trí bày đặt mâm cỗ, lễ vật: Tại đền là 12 mâm cỗ, 12 chén tiết+4 chân+đầu+nội tạng trâu (số 12 tượng trưng cho 12 tháng trong năm); Tại đình cúng cả con trâu (trừ đầu, chân), 3 mâm có 3 con gà, 1 mâm có vịt, 1 mâm thầy Mo và mâm của các làng bản; Tại ruộng có 36 mâm (3+6=9, biểu trưng của số may mắn, sinh sôi nảy nở)
- Nghi lễ: Trước ngày tổ chức lễ hội, dân làng mổ 1 con lợn để cúng, xin Thành Hoàng, Thổ Địa, Thánh Mẫu để làng xã tổ chức lễ hội. Trước khi mổ trâu, thầy Mo làm lễ rửa mặt trâu, xin âm dương sau đó mới được cắt tiết trâu. Sau đó người dân tổ chức rước lễ. Dân làng tổ chức rước lễ (bao gồm 1 cây hoa, 1 mâm xôi gà, 1 mâm hoa quả, 1 mâm của thầy Mo), rước từ đình làng Luông sang đền làng Mít, qua mộ ông Ma Văn Chít, sau đó quay lại đình.
Sau khi các lễ vật được chuẩn bị (lễ vật ở đền gồm: 12 chén tiết+đầu+lòng+4 chân trâu và 12 mâm; lễ vật tại đình: cúng cả con trâu và 3 mâm cỗ gà, 1 mâm vịt, 1 mâm của thầy Mo cùng các làng bản; 36 mâm ở ngoài đồng ruộng) dân làng dâng lên cúng Thành Hoàng, Thánh Mẫu, thầy Mo thay mặt người dân trong làng xã tạ ơn Thành Hoàng, Thánh Mẫu đã phù hộ, che chở dân làng một năm vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu và thỉnh cầu Thành Hoàng, Thánh Mẫu một năm mới khỏe mạnh, cuộc sống an lành.
- Hát hầu đồng, chầu văn ở đền.
Bài cúng tháng giêng tại đình Làng Luông
Khay tu liên khau phạ
Câu đỉn nhả đảy an
Đỉn quan câu pò mè
Đít nỏỉ che
Câu pò mè đảy bình an
Câu hẩu khẳu khửn na cha
Tra khửn nặm
Củng hẩu bản
Quản hẩu mường
Hấu bản mường đảy bình an hậu sự
Dịch nghĩa:
Mở rộng của trời đất
Cầu cho đất đai được yên, cây cỏ được xanh tươi
Cầu cho bố, cho mẹ
Cho con trẻ được mạnh khỏe sinh sôi
Cầu cho bổ, cho mẹ được bình an
Cầu cho lúa ngô xanh tốt, mùa màng bội thu
Cá lên ngòi
Củng cho làng, cho bản được bình an hậu sự.
Bài cúng tháng 7 và tháng 10
Thành hoàng bản thổ
Các mo ké, mo ón
Các mo cón, mo lăng
Lôông đĩnh làng, au bâm khau cố
Au cổ thác tham
Au bâm thác hả
Ma kin theo bản theo mương.
Dịch nghĩa:
Thưa Thành hoàng trong làng bản
Các ma già, ma trẻ
Các ma trước, ma sau
Xuống đình làng chứng giám
Cỗ bàn đã chuẩn bị xong
Mời các ngài về ăn cùng bản, cùng mường.
- Phần hội: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi, trò diễn dân gian và hội lồng tồng (xuống đồng) khởi đầu cho một vụ mùa mới.
* Lễ Tháng Bảy (tháng âm lịch): Được tổ chức vào ngày Thân
- Lễ vật: Dân làng mổ 1 con lợn, gà... hoa quả, bánh nếp.. .(Tại đền chuẩn bị 12 mâm; Ở đình gồm 03 mâm gồm 3 con gà, 1 con vịt).
- Nghi lễ: Thầy Mo tạ ơn Thành Hoàng, Thánh Mẫu, thỉnh cầu Thành Hoàng, Thánh Mẫu chứng giám lòng thành của dân làng xã, cầu mong sự che chở, phù hộ của Thành Hoàng, Thánh Mẫu.
- Phần hội: Tổ chức các hoạt động vui chơi như đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ...
* Lễ Tháng Mười (Tháng âm lịch): Được tổ chức vào ngày Thân
- Lễ vật: Cúng mừng cơm mới, dân làng tổ chức giã cốm, mổ gà, vịt và các lễ vật hoa quả, bánh...
- Nghi lễ: Thầy Mo tạ ơn Trời - Đất, Thành Hoàng, Thánh Mẫu đã phù hộ cho dân làng xã an lành, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
- Phần hội: Không tổ chức các hoạt động vui chơi
* Lễ Cuối năm: Được tổ chức vào ngày Thân (Tháng 12 âm lịch)
- Lễ vật: Mổ lợn, gà, vịt hoa quả, bánh kẹo...
- Nghi lễ: Tạ ơn Thành Hoàng, Thánh Mẫu và chuẩn bị đón năm mới.
Dân làng chuẩn bị 1 bè mảng bằng tre nứa, trên có đặt mâm cỗ để thả ở suối Ngòi Thắt - sông Hồng về xuôi, ý nghĩa của thả bè là tiễn đưa các cụ về xuôi.
Ngoài các lễ hội chính trên, tại đình, đền còn tổ chức các lễ khác nhưng hình thức, qui mô nhỏ, đơn giản.
Di tích đình, đền Tân Hợp xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, là sự kế thừa, kết nối dòng chảy lịch sử, văn hóa truyền thống Việt có từ hàng ngàn năm, là tiến trình phát triển lịch sử, văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Di tích đình, đền Tân Hợp gắn với quá trình xây dựng và phát triển vùng đất Tân Hợp xưa và nay, nơi đây là điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng các dân tộc xã Tân Hợp và trong vùng, nơi người dân cầu sức khỏe, phồn thực, vạn vật sinh sôi nảy nở. Đình, đền là biểu tượng linh thiêng, nơi gắn bó cộng đồng các dân tộc, đoàn kết vượt qua khó khăn, vất vả để đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bản làng, xây dựng quê hương đất nước, nơi thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân các bậc tiền nhân đã có công khai khẩn lập làng, hướng về cội nguồn dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho các thê hệ.
Ngày 27 tháng 12 năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3467/QĐ-UBND xếp hạng đình và đền Tân Hợp là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)