Sau khi rà soát cơ sở, tính toán kĩ lưỡng các điều kiện thực tế, xã Quang Minh thống nhất xây dựng phương án sáp nhập 6 thôn thành 4 thôn và đã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy.
Lãnh đạo UBND xã Quang Minh (bên trái) sâu sát cơ sở, nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và tình hình đời sống của nhân dân.
Xã Quang Minh, huyện Văn Yên hiện có 633 hộ, 2.791 nhân khẩu sinh sống tại 6 thôn, trong đó có 2 thôn đặc biệt khó khăn là thôn 2 Khe Giềng và thôn 3 Khe Tăng. Ở Quang Minh, đồng bào dân tộc Dao chiếm tỷ lệ 83%, 10% là dân tộc Tày, còn lại là dân tộc Kinh.
Thực hiện Công văn số 238/CV-UBND ngày 20/3/2018 của UBND huyện về việc giao xác định ranh giới các thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện, Công văn số 362/CV-UBND ngày 9/4/2018 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện phương án sáp nhập, thành lập các thôn, tổ dân phố, xã Quang Minh đã tập trung rà soát và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập các thôn trên địa bàn.
Trên cơ sở rà soát thực tế, xã xây dựng phương án sáp nhập 6 thôn hiện có. Thôn 1 Khe Ván giữ nguyên, thôn 2 Khe Giềng sáp nhập một phần của thôn 3 Khe Tăng và một phần của thôn 4 Khe Búng, thôn 3 Khe Tăng sáp nhập một phần của thôn 4 Khe Búng, thôn 5 Khe Vàng sáp nhập với thôn 6 Ngòi Khai.
Theo phương án này thì sau khi tiến hành sáp nhập, xã sẽ có 4 thôn gồm: thôn Khe Ván có 136 hộ, 643 nhân khẩu; thôn Khe Giềng có 116 hộ, 491 nhân khẩu; thôn Khe Tăng có 184 hộ, 749 nhân khẩu; thôn Minh Khai có 197 hộ, 908 nhân khẩu.
Như vậy, nếu so với điều kiện thành lập thôn mới ở vùng miền núi theo Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ thì cả 4 thôn của địa phương đều chưa đảm bảo về quy mô số hộ gia đình là phải có từ 200 hộ gia đình trở lên.
Đồng chí Triệu Quý Đức - Chủ tịch UBND xã Quang Minh cho rằng điều đó xuất phát từ chính điều kiện tự nhiên, khoảng cách địa lý, diện tích thực tế của các thôn.
Cụ thể hiện nay, từ thôn 1 Khe Ván đến thôn gần nhất là thôn 2 Khe Giềng cách 5 km, trong khi diện tích của thôn 1 Khe Ván cũng rộng tới 1.146,4 ha. Thôn 2 Khe Giềng, thôn 3 Khe Tăng, thôn 4 Khe Búng là ba thôn gần nhau nhưng nếu sáp nhập thành một thôn mới thì sẽ có tới 300 hộ, 1.240 nhân khẩu, diện tích tự nhiên 2.127,2 ha.
Số hộ, số khẩu, diện tích như thế quá lớn nên xã xây dựng phương án tách thành hai thôn. Hay như thôn 5 Khe Vàng gần thôn 6 Ngòi Khai nếu sáp nhập thành một thôn thì mới chỉ có 197 hộ nhưng diện tích tự nhiên cũng rất rộng với 1.592,5 ha.
Vì vậy, sau khi rà soát cơ sở, tính toán kĩ lưỡng các điều kiện thực tế, xã Quang Minh thống nhất xây dựng phương án sáp nhập 6 thôn thành 4 thôn và đã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy.
Đồng chí Triệu Quý Đức - Chủ tịch UBND xã Quang Minh cho biết thêm: "Chúng tôi cũng xác định rõ về một số khó khăn thực tế khi tổ chức thực hiện sáp nhập các thôn theo phương án đã xây dựng. Trước hết, do diện tích tự nhiên rất rộng, dân cư phân bố thưa thớt nên sẽ khó khăn cho công tác quản lý của các thôn. Thứ hai, khoảng cách đi lại xa hơn, khối lượng công việc tăng nhiều, trong khi phụ cấp đối với các chức danh cấp thôn hiện còn bất cập cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư của đội ngũ này".
"Vì vậy, chúng tôi mong muốn sau khi tiến hành sáp nhập các thôn thì các cấp, các ngành chức năng kịp thời có những điều chỉnh phù hợp về chế độ, chính sách để phát huy tốt nhất nguồn lực con người trong thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở” - Chủ tịch UBND Triệu Quý Đức nói.
1757 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sau khi rà soát cơ sở, tính toán kĩ lưỡng các điều kiện thực tế, xã Quang Minh thống nhất xây dựng phương án sáp nhập 6 thôn thành 4 thôn và đã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy. Xã Quang Minh, huyện Văn Yên hiện có 633 hộ, 2.791 nhân khẩu sinh sống tại 6 thôn, trong đó có 2 thôn đặc biệt khó khăn là thôn 2 Khe Giềng và thôn 3 Khe Tăng. Ở Quang Minh, đồng bào dân tộc Dao chiếm tỷ lệ 83%, 10% là dân tộc Tày, còn lại là dân tộc Kinh.
Thực hiện Công văn số 238/CV-UBND ngày 20/3/2018 của UBND huyện về việc giao xác định ranh giới các thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện, Công văn số 362/CV-UBND ngày 9/4/2018 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện phương án sáp nhập, thành lập các thôn, tổ dân phố, xã Quang Minh đã tập trung rà soát và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập các thôn trên địa bàn.
Trên cơ sở rà soát thực tế, xã xây dựng phương án sáp nhập 6 thôn hiện có. Thôn 1 Khe Ván giữ nguyên, thôn 2 Khe Giềng sáp nhập một phần của thôn 3 Khe Tăng và một phần của thôn 4 Khe Búng, thôn 3 Khe Tăng sáp nhập một phần của thôn 4 Khe Búng, thôn 5 Khe Vàng sáp nhập với thôn 6 Ngòi Khai.
Theo phương án này thì sau khi tiến hành sáp nhập, xã sẽ có 4 thôn gồm: thôn Khe Ván có 136 hộ, 643 nhân khẩu; thôn Khe Giềng có 116 hộ, 491 nhân khẩu; thôn Khe Tăng có 184 hộ, 749 nhân khẩu; thôn Minh Khai có 197 hộ, 908 nhân khẩu.
Như vậy, nếu so với điều kiện thành lập thôn mới ở vùng miền núi theo Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ thì cả 4 thôn của địa phương đều chưa đảm bảo về quy mô số hộ gia đình là phải có từ 200 hộ gia đình trở lên.
Đồng chí Triệu Quý Đức - Chủ tịch UBND xã Quang Minh cho rằng điều đó xuất phát từ chính điều kiện tự nhiên, khoảng cách địa lý, diện tích thực tế của các thôn.
Cụ thể hiện nay, từ thôn 1 Khe Ván đến thôn gần nhất là thôn 2 Khe Giềng cách 5 km, trong khi diện tích của thôn 1 Khe Ván cũng rộng tới 1.146,4 ha. Thôn 2 Khe Giềng, thôn 3 Khe Tăng, thôn 4 Khe Búng là ba thôn gần nhau nhưng nếu sáp nhập thành một thôn mới thì sẽ có tới 300 hộ, 1.240 nhân khẩu, diện tích tự nhiên 2.127,2 ha.
Số hộ, số khẩu, diện tích như thế quá lớn nên xã xây dựng phương án tách thành hai thôn. Hay như thôn 5 Khe Vàng gần thôn 6 Ngòi Khai nếu sáp nhập thành một thôn thì mới chỉ có 197 hộ nhưng diện tích tự nhiên cũng rất rộng với 1.592,5 ha.
Vì vậy, sau khi rà soát cơ sở, tính toán kĩ lưỡng các điều kiện thực tế, xã Quang Minh thống nhất xây dựng phương án sáp nhập 6 thôn thành 4 thôn và đã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy.
Đồng chí Triệu Quý Đức - Chủ tịch UBND xã Quang Minh cho biết thêm: "Chúng tôi cũng xác định rõ về một số khó khăn thực tế khi tổ chức thực hiện sáp nhập các thôn theo phương án đã xây dựng. Trước hết, do diện tích tự nhiên rất rộng, dân cư phân bố thưa thớt nên sẽ khó khăn cho công tác quản lý của các thôn. Thứ hai, khoảng cách đi lại xa hơn, khối lượng công việc tăng nhiều, trong khi phụ cấp đối với các chức danh cấp thôn hiện còn bất cập cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư của đội ngũ này".
"Vì vậy, chúng tôi mong muốn sau khi tiến hành sáp nhập các thôn thì các cấp, các ngành chức năng kịp thời có những điều chỉnh phù hợp về chế độ, chính sách để phát huy tốt nhất nguồn lực con người trong thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở” - Chủ tịch UBND Triệu Quý Đức nói.