Huyện Văn Yên đã xây dựng phương án bố trí dân cư xen ghép cho 27 hộ dân ở các xã Tân Hợp, Đông An, Yên Phú, Yên Hợp, Đại Phác, Lang Thíp và xã Châu Quế Hạ.
Hai hộ dân ở thôn 3 Đại Phác đang xây dựng nhà ở tại địa điểm tái định cư trên địa bàn thôn Đại Thắng, xã Đại Phác.
Thực hiện Quyết định số 3535/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Yên Bái về việc giao kế hoạch vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định dân cư năm 2017, huyện Văn Yên có 27 hộ, 121 khẩu ở 7 xã thuộc diện được hỗ trợ kinh phí di dân theo hình thức xen ghép đợt I năm 2018. Tổng mức kinh phí hỗ trợ trong đợt này là 540 triệu đồng, định mức 20 triệu đồng/hộ.
UBND huyện Văn Yên đã tiến hành rà soát, kiểm tra các hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ ống, lũ quét của các xã, thị trấn theo đề nghị của UBND các địa phương và nguyện vọng, nhu cầu của các hộ dân sống trong vùng đó để thực hiện việc di dân theo hình thức xen ghép.
Trên cơ sở thẩm tra địa bàn tại các xã và chi tiết tại các hộ dân, UBND huyện đã xây dựng phương án bố trí dân cư xen ghép cho 27 hộ dân. Phương án này ở các xã cụ thể như sau: Tân Hợp 2 hộ, 8 khẩu; Đông An 1 hộ, 5 khẩu; Yên Phú 9 hộ, 24 khẩu; Yên Hợp 2 hộ, 10 khẩu; Đại Phác 6 hộ, 25 khẩu; Lang Thíp 6 hộ, 44 khẩu; Châu Quế Hạ 1 hộ, 5 khẩu.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên được UBND huyện giao xây dựng phương án di dân, hỗ trợ các xã thực hiện và thẩm định các hộ tham gia. Các xã có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các hộ di dời đến nơi ở mới thực hiện quyền sử dụng đất theo đúng qui định hiện hành của Luật Đất đai.
Đồng thời, các địa phương chỉ đạo các ngành chuyên môn, đoàn thể tuyên truyền, vận động, huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới bảo đảm an toàn, ổn định đời sống và sản xuất.
Yên Hợp có 2 hộ, 10 khẩu thuộc diện di dân xen ghép trong đợt I là hộ ông Phạm Văn Phương, thôn Quảng Mạc và hộ ông Nguyễn Văn Hưng, thôn Yên Hòa. Nhà ở của 2 gia đình đã bị vùi lấp và bị đổ hết tường do sạt lở đất trong mùa mưa bão năm 2017.
Ngay sau đó, xã Yên Hợp đã huy động nhân dân hỗ trợ 2 hộ san gạt mặt bằng, dựng nhà khi cả 2 gia đình tự bố trí được đất ở tại vị trí mới đảm bảo an toàn ngay trong tháng 10 và tháng 12/2017.
Đồng chí Bùi Xuân Thành - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Ngoài kinh phí hỗ trợ của tỉnh đối với mỗi hộ là 20 triệu đồng, chúng tôi sẽ vận dụng linh hoạt để hỗ trợ 50% phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho hộ ông Phạm Văn Phương và hỗ trợ làm hồ sơ, thủ tục để chuyển đổi đăng kí biến động vị trí thổ cư cho hộ ông Nguyễn Văn Hưng”.
Thực hiện di dân xen ghép trong đợt I năm 2018, xã Đại Phác có 6 hộ, 25 khẩu ở thôn 3 Đại Phác. Tháng 10/2017, khu đồi cao phía sau nhà ở của các hộ này có vết nứt rất lớn. UBND xã Đại Phác lập tức đã thông báo, tuyên truyền, vận động các hộ dân di dời ra khỏi vùng nguy hiểm.
Địa phương đã bố trí cho 3 hộ đến ở điểm lẻ của Trường Mầm non xã trước đây, còn 3 hộ khác ở nhờ nhà người thân. Xã cũng bố trí địa điểm tái định cư cho cả 6 hộ liền nhau tại vị trí mới cách nơi ở cũ 1,2 km thuộc thôn Đại Thắng.
Lựa chọn vị trí tái định cư xen ghép, địa phương quan tâm tới các yếu tố: khu dân cư đông, bám trục đường giao thông chính của xã, có điện lưới, có nguồn nước tự nhiên, đặc biệt thôn Đại Thắng 100% dân tộc Tày sinh sống nên phù hợp với 6 hộ chuyển đến cũng đều là người Tày.
Đến nay, trong số 6 hộ, có 2 hộ đang xây nhà, đã đổ mái tầng một; 2 hộ khác sẽ khởi công làm nhà trong tháng 4, 1 hộ làm tháng 5, 1 hộ làm tháng 6 âm lịch.
Đồng chí Hoàng Trung Kiên - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Làm nhà là việc quan trọng nên các hộ đã xem ngày cẩn thận. Một số hộ phải lùi ngày làm nhà sang tháng 5, tháng 6 âm lịch do yếu tố khách quan chứ bà con đã chuẩn bị sẵn sàng vật liệu”.
Yếu tố khách quan ở đây là khu đất tái định cư cho 6 hộ được xã bố trí chính là điểm lẻ Trường Mầm non xã trước đây. Sau khi thực hiện sáp nhập các điểm trường, xóa bỏ điểm lẻ, xã được giao quản lí khu này. Vì vậy, nếu muốn giải phóng mặt bằng thì thẩm quyền thuộc UBND tỉnh. Về phía địa phương đã làm tờ trình báo cáo các cấp, các ngành chức năng để giải quyết vấn đề này.
Công tác tuyên truyền, vận động các hộ sống trong vùng nguy hiểm di dời đến nơi ở mới an toàn trong đợt I trên địa bàn huyện Văn Yên cũng có nhiều khó khăn bởi thói quen sinh hoạt, nơi ở cũ đều đã xây dựng khang trang, điều kiện canh tác ở nơi mới còn hạn chế. Tuy vậy, tính mạng con người là quan trọng nhất nên UBND huyện đã tập trung thực hiện triệt để công tác di dân.
Đồng chí Khổng Giang Lam - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Đến thời điểm này, tất cả 27 hộ thuộc diện di dân theo hình thức xen ghép trên địa bàn huyện đều đã di dời ra khỏi vùng nguy hiểm, trong đó 13 hộ tự bố trí đất, 14 hộ được UBND các xã bố trí đất. Mọi thủ tục theo qui định, chúng tôi đã hoàn thành và khi có nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh sẽ chuyển ngay đến các gia đình”.
1073 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Huyện Văn Yên đã xây dựng phương án bố trí dân cư xen ghép cho 27 hộ dân ở các xã Tân Hợp, Đông An, Yên Phú, Yên Hợp, Đại Phác, Lang Thíp và xã Châu Quế Hạ.Thực hiện Quyết định số 3535/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Yên Bái về việc giao kế hoạch vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định dân cư năm 2017, huyện Văn Yên có 27 hộ, 121 khẩu ở 7 xã thuộc diện được hỗ trợ kinh phí di dân theo hình thức xen ghép đợt I năm 2018. Tổng mức kinh phí hỗ trợ trong đợt này là 540 triệu đồng, định mức 20 triệu đồng/hộ.
UBND huyện Văn Yên đã tiến hành rà soát, kiểm tra các hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ ống, lũ quét của các xã, thị trấn theo đề nghị của UBND các địa phương và nguyện vọng, nhu cầu của các hộ dân sống trong vùng đó để thực hiện việc di dân theo hình thức xen ghép.
Trên cơ sở thẩm tra địa bàn tại các xã và chi tiết tại các hộ dân, UBND huyện đã xây dựng phương án bố trí dân cư xen ghép cho 27 hộ dân. Phương án này ở các xã cụ thể như sau: Tân Hợp 2 hộ, 8 khẩu; Đông An 1 hộ, 5 khẩu; Yên Phú 9 hộ, 24 khẩu; Yên Hợp 2 hộ, 10 khẩu; Đại Phác 6 hộ, 25 khẩu; Lang Thíp 6 hộ, 44 khẩu; Châu Quế Hạ 1 hộ, 5 khẩu.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên được UBND huyện giao xây dựng phương án di dân, hỗ trợ các xã thực hiện và thẩm định các hộ tham gia. Các xã có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các hộ di dời đến nơi ở mới thực hiện quyền sử dụng đất theo đúng qui định hiện hành của Luật Đất đai.
Đồng thời, các địa phương chỉ đạo các ngành chuyên môn, đoàn thể tuyên truyền, vận động, huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới bảo đảm an toàn, ổn định đời sống và sản xuất.
Yên Hợp có 2 hộ, 10 khẩu thuộc diện di dân xen ghép trong đợt I là hộ ông Phạm Văn Phương, thôn Quảng Mạc và hộ ông Nguyễn Văn Hưng, thôn Yên Hòa. Nhà ở của 2 gia đình đã bị vùi lấp và bị đổ hết tường do sạt lở đất trong mùa mưa bão năm 2017.
Ngay sau đó, xã Yên Hợp đã huy động nhân dân hỗ trợ 2 hộ san gạt mặt bằng, dựng nhà khi cả 2 gia đình tự bố trí được đất ở tại vị trí mới đảm bảo an toàn ngay trong tháng 10 và tháng 12/2017.
Đồng chí Bùi Xuân Thành - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Ngoài kinh phí hỗ trợ của tỉnh đối với mỗi hộ là 20 triệu đồng, chúng tôi sẽ vận dụng linh hoạt để hỗ trợ 50% phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho hộ ông Phạm Văn Phương và hỗ trợ làm hồ sơ, thủ tục để chuyển đổi đăng kí biến động vị trí thổ cư cho hộ ông Nguyễn Văn Hưng”.
Thực hiện di dân xen ghép trong đợt I năm 2018, xã Đại Phác có 6 hộ, 25 khẩu ở thôn 3 Đại Phác. Tháng 10/2017, khu đồi cao phía sau nhà ở của các hộ này có vết nứt rất lớn. UBND xã Đại Phác lập tức đã thông báo, tuyên truyền, vận động các hộ dân di dời ra khỏi vùng nguy hiểm.
Địa phương đã bố trí cho 3 hộ đến ở điểm lẻ của Trường Mầm non xã trước đây, còn 3 hộ khác ở nhờ nhà người thân. Xã cũng bố trí địa điểm tái định cư cho cả 6 hộ liền nhau tại vị trí mới cách nơi ở cũ 1,2 km thuộc thôn Đại Thắng.
Lựa chọn vị trí tái định cư xen ghép, địa phương quan tâm tới các yếu tố: khu dân cư đông, bám trục đường giao thông chính của xã, có điện lưới, có nguồn nước tự nhiên, đặc biệt thôn Đại Thắng 100% dân tộc Tày sinh sống nên phù hợp với 6 hộ chuyển đến cũng đều là người Tày.
Đến nay, trong số 6 hộ, có 2 hộ đang xây nhà, đã đổ mái tầng một; 2 hộ khác sẽ khởi công làm nhà trong tháng 4, 1 hộ làm tháng 5, 1 hộ làm tháng 6 âm lịch.
Đồng chí Hoàng Trung Kiên - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Làm nhà là việc quan trọng nên các hộ đã xem ngày cẩn thận. Một số hộ phải lùi ngày làm nhà sang tháng 5, tháng 6 âm lịch do yếu tố khách quan chứ bà con đã chuẩn bị sẵn sàng vật liệu”.
Yếu tố khách quan ở đây là khu đất tái định cư cho 6 hộ được xã bố trí chính là điểm lẻ Trường Mầm non xã trước đây. Sau khi thực hiện sáp nhập các điểm trường, xóa bỏ điểm lẻ, xã được giao quản lí khu này. Vì vậy, nếu muốn giải phóng mặt bằng thì thẩm quyền thuộc UBND tỉnh. Về phía địa phương đã làm tờ trình báo cáo các cấp, các ngành chức năng để giải quyết vấn đề này.
Công tác tuyên truyền, vận động các hộ sống trong vùng nguy hiểm di dời đến nơi ở mới an toàn trong đợt I trên địa bàn huyện Văn Yên cũng có nhiều khó khăn bởi thói quen sinh hoạt, nơi ở cũ đều đã xây dựng khang trang, điều kiện canh tác ở nơi mới còn hạn chế. Tuy vậy, tính mạng con người là quan trọng nhất nên UBND huyện đã tập trung thực hiện triệt để công tác di dân.
Đồng chí Khổng Giang Lam - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Đến thời điểm này, tất cả 27 hộ thuộc diện di dân theo hình thức xen ghép trên địa bàn huyện đều đã di dời ra khỏi vùng nguy hiểm, trong đó 13 hộ tự bố trí đất, 14 hộ được UBND các xã bố trí đất. Mọi thủ tục theo qui định, chúng tôi đã hoàn thành và khi có nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh sẽ chuyển ngay đến các gia đình”.