Theo số liệu từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đến ngày 21/5, trên địa bàn huyện Văn Chấn có 201,7 ha cam bị nhiễm bệnh vàng lá thối rễ, tập trung chủ yếu ở thị trấn Nông trường Trần Phú, các xã Tân Thịnh, Thượng Bằng La, Minh An và Nghĩa Tâm.
Hơn 400 gốc cam đang ra hoa bói quả của gia đình anh Nguyễn Thành Long - tổ dân phố 6, thị trấn Nông trường Trần Phú đang bị nhiễm bệnh. Trong số đó đã có 200 gốc chết do bệnh vàng lá thối rễ, thiệt hại về kinh tế là không nhỏ.
Cũng như gia đình anh Long, hơn 800 gốc cam nhiều năm tuổi, mỗi năm đem về gia chủ trên 700 triệu đồng của anh Phan Văn Việt cùng tổ dân phố 6 cũng đã phải chặt bỏ với cùng căn bệnh. Theo anh Việt, bệnh vàng lá thối rễ xuất hiện từ cuối năm 2016 và lây lan nhanh trong năm 2017. Ban đầu cây sinh trưởng tốt, lá bắp ra to nhưng khi ra lộc và hoa thì lá nhỏ dần, xuất hiện vàng lá, hoa và quả rụng hết.
Người dân thị trấn Nông trường Trần Phú chặt bỏ hàng loạt gốc cam bị chết do bệnh vàng lá thối rễ
Thị trấn Nông trường Trần Phú hiện có 550,8ha cam. Từ đầu năm 2017 đến nay đã có 66,8 ha bị chết và hiện tại hơn 90ha nhiễm bệnh vàng lá thối rễ.
Như nhận định của anh Việt, cán bộ phụ trách địa chính – nông lâm của thị trấn Nông trường Trần Phú cũng xác nhận, bệnh vàng lá thối rễ bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2016 và lây lan nhanh trong năm 2017. Đến nay, nhiều diện tích cam bệnh người dân đã phải chặt bỏ, tiến hành phơi đất để trồng cây thay thế.
Theo số liệu từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đến ngày 21/5, trên địa bàn huyện Văn Chấn có 201,7 ha cam bị nhiễm bệnh, tập trung chủ yếu ở thị trấn Nông trường Trần Phú, các xã Tân Thịnh, Thượng Bằng La, Minh An và Nghĩa Tâm. Trong đó, ở thể nhẹ 90ha, trung bình 32ha, nhiễm nặng 79,7ha.
Theo các nhà chuyên môn, nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng lá thối rễ là do điều kiện yếm khí lâu ngày của đất vào các tháng nắng nóng, mưa nhiều và cách chăm sóc không đúng kỹ thuật gây vết thương tạo điều kiện cho nấm Fusarium Salani xâm nhiễm và gây hại. Cây bị bệnh cả rễ non và rễ lớn đều thối nẫu, cành lá không được cung cấp dinh dưỡng dẫn đến vàng lá, thối rễ và hệ quả là cây chết.
Cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn cách phòng bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam cho người dân thị trấn Nông trường Trần Phú
Để chủ phòng chống bệnh vàng lá thối rễ, hiện nay huyện Văn Chấn đang phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh và các ngành liên quan tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách nhận biết triệu chứng, tác hại và biện pháp phòng trừ. Các ngành chuyên môn khuyến cáo người trồng cam khi thấy triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện cần nhanh chóng sử dụng một trong các thuộc trừ bệnh có gốc hoạt chất như: Xymoxanil + Mancozeb + Metalaxyl; Moxanil + Mancozeb + Fusilazole; Eddy..., tưới đạm vào gốc rễ cho cây và phun lên tán lá khoảng 2-3 lần, các lần cách nhau 10- 15 ngày.
Đáng chú ý, các địa phương có cam nhiễm bệnh lớn đều là những diện tích chủ lực của vùng cam Văn Chấn, người dân nhiều năm đã thu nhập chủ yếu từ cây cam. Do vậy, về lâu dài, ngành chuyên môn và địa phương cần có giải pháp bảo vệ vùng cam nói riêng và vùng cây ăn quả có múi nói chung để giữ thương hiệu cam Văn Chấn, tránh những thiệt hại kinh tế kéo dài về sau.
1424 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Theo số liệu từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đến ngày 21/5, trên địa bàn huyện Văn Chấn có 201,7 ha cam bị nhiễm bệnh vàng lá thối rễ, tập trung chủ yếu ở thị trấn Nông trường Trần Phú, các xã Tân Thịnh, Thượng Bằng La, Minh An và Nghĩa Tâm.
Hơn 400 gốc cam đang ra hoa bói quả của gia đình anh Nguyễn Thành Long - tổ dân phố 6, thị trấn Nông trường Trần Phú đang bị nhiễm bệnh. Trong số đó đã có 200 gốc chết do bệnh vàng lá thối rễ, thiệt hại về kinh tế là không nhỏ.
Cũng như gia đình anh Long, hơn 800 gốc cam nhiều năm tuổi, mỗi năm đem về gia chủ trên 700 triệu đồng của anh Phan Văn Việt cùng tổ dân phố 6 cũng đã phải chặt bỏ với cùng căn bệnh. Theo anh Việt, bệnh vàng lá thối rễ xuất hiện từ cuối năm 2016 và lây lan nhanh trong năm 2017. Ban đầu cây sinh trưởng tốt, lá bắp ra to nhưng khi ra lộc và hoa thì lá nhỏ dần, xuất hiện vàng lá, hoa và quả rụng hết.
Người dân thị trấn Nông trường Trần Phú chặt bỏ hàng loạt gốc cam bị chết do bệnh vàng lá thối rễ
Thị trấn Nông trường Trần Phú hiện có 550,8ha cam. Từ đầu năm 2017 đến nay đã có 66,8 ha bị chết và hiện tại hơn 90ha nhiễm bệnh vàng lá thối rễ.
Như nhận định của anh Việt, cán bộ phụ trách địa chính – nông lâm của thị trấn Nông trường Trần Phú cũng xác nhận, bệnh vàng lá thối rễ bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2016 và lây lan nhanh trong năm 2017. Đến nay, nhiều diện tích cam bệnh người dân đã phải chặt bỏ, tiến hành phơi đất để trồng cây thay thế.
Theo số liệu từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đến ngày 21/5, trên địa bàn huyện Văn Chấn có 201,7 ha cam bị nhiễm bệnh, tập trung chủ yếu ở thị trấn Nông trường Trần Phú, các xã Tân Thịnh, Thượng Bằng La, Minh An và Nghĩa Tâm. Trong đó, ở thể nhẹ 90ha, trung bình 32ha, nhiễm nặng 79,7ha.
Theo các nhà chuyên môn, nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng lá thối rễ là do điều kiện yếm khí lâu ngày của đất vào các tháng nắng nóng, mưa nhiều và cách chăm sóc không đúng kỹ thuật gây vết thương tạo điều kiện cho nấm Fusarium Salani xâm nhiễm và gây hại. Cây bị bệnh cả rễ non và rễ lớn đều thối nẫu, cành lá không được cung cấp dinh dưỡng dẫn đến vàng lá, thối rễ và hệ quả là cây chết.
Cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn cách phòng bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam cho người dân thị trấn Nông trường Trần Phú
Để chủ phòng chống bệnh vàng lá thối rễ, hiện nay huyện Văn Chấn đang phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh và các ngành liên quan tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách nhận biết triệu chứng, tác hại và biện pháp phòng trừ. Các ngành chuyên môn khuyến cáo người trồng cam khi thấy triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện cần nhanh chóng sử dụng một trong các thuộc trừ bệnh có gốc hoạt chất như: Xymoxanil + Mancozeb + Metalaxyl; Moxanil + Mancozeb + Fusilazole; Eddy..., tưới đạm vào gốc rễ cho cây và phun lên tán lá khoảng 2-3 lần, các lần cách nhau 10- 15 ngày.
Đáng chú ý, các địa phương có cam nhiễm bệnh lớn đều là những diện tích chủ lực của vùng cam Văn Chấn, người dân nhiều năm đã thu nhập chủ yếu từ cây cam. Do vậy, về lâu dài, ngành chuyên môn và địa phương cần có giải pháp bảo vệ vùng cam nói riêng và vùng cây ăn quả có múi nói chung để giữ thương hiệu cam Văn Chấn, tránh những thiệt hại kinh tế kéo dài về sau.