CTTĐT - Từ khoảng gần 10 năm trở lại đây, cây quế đã được người dân xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên đưa vào trồng và phát triển thành cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao, giúp giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, mô hình trồng quế tiếp tục được địa phương mở hướng quy hoạch, nhân rộng và phát triển theo hướng chuyên canh tập trung.
Cây quế mở hướng làm giàu cho người dân xã Trúc Lâu
Gia đình ông Đặng Tiến Kim dân tộc Dao đỏ, thôn Khe Giang được biết đến là hộ trồng quế lâu năm ở xã Trúc Lâu, theo ông Kim cây quế rất phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên ở địa phương. So với cây keo, quế dễ trồng và chăm sóc hơn. Cây thường được trồng vào tháng 1-2 âm lịch; trồng từ 10-15 năm cho thu hoạch. Quế thu hoạch 2 vụ, tháng 4 và tháng 8 âm lịch; trong đó tháng 4 là mùa chính vụ. Để cây quế cho thu hoạch đều, các hộ thường trồng quế theo kiểu gối vụ giữa các năm. Giai đoạn đầu thường xuyên bón phân và phát cỏ. Hiện gia đình ông đã nhân rộng trồng được hơn 6ha quế. Từ năm 2015 đến nay, từ bán vỏ, bán tỉa và bán cây mỗi năm gia đình thu về từ 80 đến 200 triệu đồng. Năm nay, giá thu mua quế vẫn giữ mức ổn định, chắc chắn mùa quế này gia đình sẽ thắng lợi tiếp, ông Kim cho biết thêm: “Sau khi sang huyện Văn Yên học tập, gia đình mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng cây ngô, màu sang trồng quế, qua nhiều năm đến nay đã cho bán, mấy năm gần đây năm nào gia đình cũng thu được khá, đời sống ngày càng được nâng lên”.
Xã Trúc Lâu có nhiều điều kiện để phát triển cây lâm nghiệp dài ngày, nhất là trồng và phát triển cây quế . Trước đây, do tập quán canh tác, kỹ thuật trồng quế của bà con còn lạc hậu, manh mún nên lợi nhuận kinh tế từ cây quế không cao. Vài năm trở lại đây, xác định cây quế là thế mạnh của địa phương, xã đã tập trung vận động bà con tham gia trồng, hỗ trợ vốn và tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhân rộng mô hình trồng quế theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh cao. Hiện xã có khoảng 300 hộ tham gia mô hình trồng quế, tổng diện tích hơn 300ha, tập trung nhiều ở các thôn Khe Giang, Tu Trạng...Trong hai năm 2015-2016, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tập trung trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Trúc Lâu đã vận động bà con nhân rộng được gần 25ha diện tích trồng quế. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, xã nhân rộng trồng được thêm gần 10ha quế. Hiện sản lượng quế thu hoạch của xã hàng năm đạt hàng trăm tấn quế khô, chặt tỉa các loại... Nhờ đó đến nay Trúc Lâu đã trở thành vùng trồng quế tập trung lớn của huyện Lục Yên.
Trồng quế không chỉ giúp các hộ dân trong xã tăng thêm thu nhập, vươn lên thoát nghèo, mà còn góp phần tích cực trong việc bảo vệ, phát triển rừng. Để vùng trồng quế Trúc Lâu phát triển theo hướng chuyên canh tập trung lớn, hiện xã đang tiếp tục khuyến khích các hộ tiếp tục chuyển đổi và nhân rộng diện tích trồng quế. Đồng thời, hỗ trợ giống, kỹ thuật cho bà con, tìm kiếm đầu ra ổn định. Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh nghiên cứu cách chế biến các sản phẩm từ cây quế để ứng dụng thực tiễn nhằm đa dạng hoá sản phẩm cung cấp ra thị trường, qua đó nâng cao giá trị thu nhập từ cây quế từng bước thực hiện hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Ông Phạm Minh Phong - Phó Chủ tịch UBND xã Trúc Lâu cho biết: “Thời gian tới, UBND xã tiếp tục động viên, khuyến khích bà con chuyển đổi diện tích rừng trồng cây kém hiệu quả sang trồng quế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, tiếp tục thực tốt chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững”.
Với giá trị cây quế đã và đang đem lại, xã Trúc Lâu đang có sự đổi thay từng ngày, mùa thu hoạch quế năm 2018 hứa hẹn sẽ đem lại niềm vui cho bà con nơi đây./.
1602 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ khoảng gần 10 năm trở lại đây, cây quế đã được người dân xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên đưa vào trồng và phát triển thành cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao, giúp giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, mô hình trồng quế tiếp tục được địa phương mở hướng quy hoạch, nhân rộng và phát triển theo hướng chuyên canh tập trung.Gia đình ông Đặng Tiến Kim dân tộc Dao đỏ, thôn Khe Giang được biết đến là hộ trồng quế lâu năm ở xã Trúc Lâu, theo ông Kim cây quế rất phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên ở địa phương. So với cây keo, quế dễ trồng và chăm sóc hơn. Cây thường được trồng vào tháng 1-2 âm lịch; trồng từ 10-15 năm cho thu hoạch. Quế thu hoạch 2 vụ, tháng 4 và tháng 8 âm lịch; trong đó tháng 4 là mùa chính vụ. Để cây quế cho thu hoạch đều, các hộ thường trồng quế theo kiểu gối vụ giữa các năm. Giai đoạn đầu thường xuyên bón phân và phát cỏ. Hiện gia đình ông đã nhân rộng trồng được hơn 6ha quế. Từ năm 2015 đến nay, từ bán vỏ, bán tỉa và bán cây mỗi năm gia đình thu về từ 80 đến 200 triệu đồng. Năm nay, giá thu mua quế vẫn giữ mức ổn định, chắc chắn mùa quế này gia đình sẽ thắng lợi tiếp, ông Kim cho biết thêm: “Sau khi sang huyện Văn Yên học tập, gia đình mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng cây ngô, màu sang trồng quế, qua nhiều năm đến nay đã cho bán, mấy năm gần đây năm nào gia đình cũng thu được khá, đời sống ngày càng được nâng lên”.
Xã Trúc Lâu có nhiều điều kiện để phát triển cây lâm nghiệp dài ngày, nhất là trồng và phát triển cây quế . Trước đây, do tập quán canh tác, kỹ thuật trồng quế của bà con còn lạc hậu, manh mún nên lợi nhuận kinh tế từ cây quế không cao. Vài năm trở lại đây, xác định cây quế là thế mạnh của địa phương, xã đã tập trung vận động bà con tham gia trồng, hỗ trợ vốn và tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhân rộng mô hình trồng quế theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh cao. Hiện xã có khoảng 300 hộ tham gia mô hình trồng quế, tổng diện tích hơn 300ha, tập trung nhiều ở các thôn Khe Giang, Tu Trạng...Trong hai năm 2015-2016, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tập trung trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Trúc Lâu đã vận động bà con nhân rộng được gần 25ha diện tích trồng quế. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, xã nhân rộng trồng được thêm gần 10ha quế. Hiện sản lượng quế thu hoạch của xã hàng năm đạt hàng trăm tấn quế khô, chặt tỉa các loại... Nhờ đó đến nay Trúc Lâu đã trở thành vùng trồng quế tập trung lớn của huyện Lục Yên.
Trồng quế không chỉ giúp các hộ dân trong xã tăng thêm thu nhập, vươn lên thoát nghèo, mà còn góp phần tích cực trong việc bảo vệ, phát triển rừng. Để vùng trồng quế Trúc Lâu phát triển theo hướng chuyên canh tập trung lớn, hiện xã đang tiếp tục khuyến khích các hộ tiếp tục chuyển đổi và nhân rộng diện tích trồng quế. Đồng thời, hỗ trợ giống, kỹ thuật cho bà con, tìm kiếm đầu ra ổn định. Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh nghiên cứu cách chế biến các sản phẩm từ cây quế để ứng dụng thực tiễn nhằm đa dạng hoá sản phẩm cung cấp ra thị trường, qua đó nâng cao giá trị thu nhập từ cây quế từng bước thực hiện hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Ông Phạm Minh Phong - Phó Chủ tịch UBND xã Trúc Lâu cho biết: “Thời gian tới, UBND xã tiếp tục động viên, khuyến khích bà con chuyển đổi diện tích rừng trồng cây kém hiệu quả sang trồng quế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, tiếp tục thực tốt chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững”.
Với giá trị cây quế đã và đang đem lại, xã Trúc Lâu đang có sự đổi thay từng ngày, mùa thu hoạch quế năm 2018 hứa hẹn sẽ đem lại niềm vui cho bà con nơi đây./.