Sau hơn 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2017, toàn huyện Trấn Yên đã có 10 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo huyện Trấn Yên thăm vùng dâu nông thôn mới Việt Thành.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Trấn Yên đã có bước phát triển tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư đáp ứng cho phát triển. Quan trọng hơn là đã hình thành và phát triển một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa mang lại giá trị cao. Diện mạo nông thôn thay đổi tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt. Đặc biệt, đã từng bước khơi dậy sự đồng thuận của toàn thể cộng đồng dân cư nông thôn, từ đó tạo sự lan tỏa và phát huy được sức mạnh đoàn kết, tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện XDNTM.
Sau hơn 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, đến hết năm 2017, toàn huyện Trấn Yên đã có 10 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM là: Báo Đáp, Tân Đồng, Việt Thành, Nga Quán, Đào Thịnh, Bảo Hưng, Minh Quân, Vân Hội, Hưng Thịnh, Hưng Khánh.
Hiện xã Minh Tiến đã đề nghị UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM trong quý II/2018; có 5 xã đạt 14 tiêu chí trở lên là Việt Cường, Y Can, Minh Quán, Cường Thịnh, Quy Mông và 5 xã đạt từ 9 - 12 tiêu chí gồm: Hòa Cuông, Việt Hồng, Lương Thịnh, Hồng Ca, Kiên Thành. Huyện dự kiến trong năm 2018 này sẽ có 4 xã nữa đạt chuẩn.
Đối với 9 tiêu chí NTM cấp huyện, huyện đã cơ bản đạt chuẩn 6/9 tiêu chí là: giao thông, thủy lợi, điện, sản xuất, an ninh trật tự và tiêu chí về chỉ đạo XDNTM; còn 3 tiêu chí chưa đạt là: quy hoạch; y tế - văn hóa - giáo dục; môi trường.
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Bí thư Huyện ủy cho biết: "Trấn Yên luôn xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân là nhiệm vụ cốt lõi trong XDNTM. Do vậy, huyện đã lựa chọn và xác định những cây trồng, vật nuôi phù hợp và có hiệu quả trong sản xuất, hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và XDNTM trên địa bàn huyện”.
Không chỉ có lựa chọn và xây dựng vùng cây hàng hóa mà trong sản xuất đã có sự liên kết ổn định trong tiêu thụ sản phẩm như: chương trình phát triển tre măng Bát độ, phát triển trồng dâu nuôi tằm, phát triển sản xuất quế, phát triển cây ăn quả có múi. Hình thành các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng áp dụng tiến bộ kỹ thuật và có sự liên kết chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững gồm: vùng tre măng Bát độ gần 3.000ha, vùng quế gần 15.000ha, chè chất lượng cao gần 200ha, vùng trồng dâu gần 350ha, bước đầu hình thành vùng trồng cây ăn quả có múi trên 600ha tại các xã phía Tây của huyện. Trong chăn nuôi đã từng bước chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ sang chăn nuôi hàng hóa, gia trại, trang trại.
Hiện, toàn huyện có 447 cơ sở chăn nuôi tập trung, trong đó có những trang trại chăn nuôi có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, trên địa bàn đã hình thành những nhóm liên kết trong sản xuất, khởi đầu cho việc hình thành các mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới trong sản xuất nông nghiệp. Trấn Yên là địa phương dẫn đầu trong hình thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm như: chuỗi sản xuất măng tre Bát độ, trồng dâu nuôi tằm, chè chất lượng cao Bát Tiên... Các chuỗi này đều gắn với doanh nghiệp, HTX trong tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững.
Phát huy kết quả đã đạt được, Trấn Yên đã xây dựng Đề án và phấn đấu đến năm 2020 đạt huyện NTM. Để đạt mục tiêu đó, huyện đã và sẽ tiếp tục dốc toàn sức, toàn lực cho chương trình xây dựng xã, huyện NTM. Việc làm cấp bách hiện nay là xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 381/QĐ- UBND ngày 23/03/2018 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn NTM giai đoạn 2018 - 2020.
Trong đó, tập trung các giải pháp, biện pháp để hoàn thành các xã, các nhóm tiêu chí chưa hoàn thành; ưu tiên đối với các xã khó khăn để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong giai đoạn tới; ưu tiên phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho nhân dân. Huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân vào cuộc tích cực hơn, hiệu quả hơn.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực, chủ động tham gia XDNTM, tham gia phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình phúc lợi cũng như chủ động thực hiện các tiêu chí do nhân dân thực hiện không có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Tập trung phát triển sản xuất, triển khai và thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, các nguồn vốn, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã, đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia, Đề án phát triển giao thông nông thôn của tỉnh…Tập trung các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; tiếp tục đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, khuyến khích việc hình thành các HTX, tổ hợp tác, trang trại; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Xây dựng mô hình sản xuất phù hợp, thiết thực với từng địa phương; triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng và phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, giá trị, gắn phát triển sản xuất với cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm đối với những cây trồng vật nuôi có thế mạnh của huyện, cụ thể là: phát triển vùng tre măng Bát độ hơn 3.500 ha; trồng dâu nuôi tằm hơn 700 ha; phát triển vùng quế 15.000 ha; trồng cây ăn quả 700 ha; phát triển chăn nuôi theo hướng liên kết trong sản xuất…
Cùng với đó là đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hỗ trợ, tạo điều kiện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư đối với các lĩnh vực có thế mạnh của huyện, nhất là các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi thủy sản.
Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương nội đồng; xây dựng, nâng cấp các công trình: cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, cơ sở vật chất trường lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn, bản… Xây dựng đề án, quan tâm hỗ trợ đối với các xã địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong huyện, nhất là việc thực hiện tốt các nhóm giải pháp trên là cơ sở để Trấn Yên trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh Yên Bái vào năm 2020 như mục tiêu đề ra.
973 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sau hơn 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2017, toàn huyện Trấn Yên đã có 10 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Trấn Yên đã có bước phát triển tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư đáp ứng cho phát triển. Quan trọng hơn là đã hình thành và phát triển một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa mang lại giá trị cao. Diện mạo nông thôn thay đổi tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt. Đặc biệt, đã từng bước khơi dậy sự đồng thuận của toàn thể cộng đồng dân cư nông thôn, từ đó tạo sự lan tỏa và phát huy được sức mạnh đoàn kết, tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện XDNTM.
Sau hơn 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, đến hết năm 2017, toàn huyện Trấn Yên đã có 10 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM là: Báo Đáp, Tân Đồng, Việt Thành, Nga Quán, Đào Thịnh, Bảo Hưng, Minh Quân, Vân Hội, Hưng Thịnh, Hưng Khánh.
Hiện xã Minh Tiến đã đề nghị UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM trong quý II/2018; có 5 xã đạt 14 tiêu chí trở lên là Việt Cường, Y Can, Minh Quán, Cường Thịnh, Quy Mông và 5 xã đạt từ 9 - 12 tiêu chí gồm: Hòa Cuông, Việt Hồng, Lương Thịnh, Hồng Ca, Kiên Thành. Huyện dự kiến trong năm 2018 này sẽ có 4 xã nữa đạt chuẩn.
Đối với 9 tiêu chí NTM cấp huyện, huyện đã cơ bản đạt chuẩn 6/9 tiêu chí là: giao thông, thủy lợi, điện, sản xuất, an ninh trật tự và tiêu chí về chỉ đạo XDNTM; còn 3 tiêu chí chưa đạt là: quy hoạch; y tế - văn hóa - giáo dục; môi trường.
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Bí thư Huyện ủy cho biết: "Trấn Yên luôn xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân là nhiệm vụ cốt lõi trong XDNTM. Do vậy, huyện đã lựa chọn và xác định những cây trồng, vật nuôi phù hợp và có hiệu quả trong sản xuất, hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và XDNTM trên địa bàn huyện”.
Không chỉ có lựa chọn và xây dựng vùng cây hàng hóa mà trong sản xuất đã có sự liên kết ổn định trong tiêu thụ sản phẩm như: chương trình phát triển tre măng Bát độ, phát triển trồng dâu nuôi tằm, phát triển sản xuất quế, phát triển cây ăn quả có múi. Hình thành các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng áp dụng tiến bộ kỹ thuật và có sự liên kết chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững gồm: vùng tre măng Bát độ gần 3.000ha, vùng quế gần 15.000ha, chè chất lượng cao gần 200ha, vùng trồng dâu gần 350ha, bước đầu hình thành vùng trồng cây ăn quả có múi trên 600ha tại các xã phía Tây của huyện. Trong chăn nuôi đã từng bước chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ sang chăn nuôi hàng hóa, gia trại, trang trại.
Hiện, toàn huyện có 447 cơ sở chăn nuôi tập trung, trong đó có những trang trại chăn nuôi có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, trên địa bàn đã hình thành những nhóm liên kết trong sản xuất, khởi đầu cho việc hình thành các mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới trong sản xuất nông nghiệp. Trấn Yên là địa phương dẫn đầu trong hình thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm như: chuỗi sản xuất măng tre Bát độ, trồng dâu nuôi tằm, chè chất lượng cao Bát Tiên... Các chuỗi này đều gắn với doanh nghiệp, HTX trong tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững.
Phát huy kết quả đã đạt được, Trấn Yên đã xây dựng Đề án và phấn đấu đến năm 2020 đạt huyện NTM. Để đạt mục tiêu đó, huyện đã và sẽ tiếp tục dốc toàn sức, toàn lực cho chương trình xây dựng xã, huyện NTM. Việc làm cấp bách hiện nay là xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 381/QĐ- UBND ngày 23/03/2018 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn NTM giai đoạn 2018 - 2020.
Trong đó, tập trung các giải pháp, biện pháp để hoàn thành các xã, các nhóm tiêu chí chưa hoàn thành; ưu tiên đối với các xã khó khăn để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong giai đoạn tới; ưu tiên phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho nhân dân. Huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân vào cuộc tích cực hơn, hiệu quả hơn.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực, chủ động tham gia XDNTM, tham gia phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình phúc lợi cũng như chủ động thực hiện các tiêu chí do nhân dân thực hiện không có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Tập trung phát triển sản xuất, triển khai và thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, các nguồn vốn, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã, đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia, Đề án phát triển giao thông nông thôn của tỉnh…Tập trung các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; tiếp tục đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, khuyến khích việc hình thành các HTX, tổ hợp tác, trang trại; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Xây dựng mô hình sản xuất phù hợp, thiết thực với từng địa phương; triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng và phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, giá trị, gắn phát triển sản xuất với cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm đối với những cây trồng vật nuôi có thế mạnh của huyện, cụ thể là: phát triển vùng tre măng Bát độ hơn 3.500 ha; trồng dâu nuôi tằm hơn 700 ha; phát triển vùng quế 15.000 ha; trồng cây ăn quả 700 ha; phát triển chăn nuôi theo hướng liên kết trong sản xuất…
Cùng với đó là đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hỗ trợ, tạo điều kiện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư đối với các lĩnh vực có thế mạnh của huyện, nhất là các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi thủy sản.
Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương nội đồng; xây dựng, nâng cấp các công trình: cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, cơ sở vật chất trường lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn, bản… Xây dựng đề án, quan tâm hỗ trợ đối với các xã địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong huyện, nhất là việc thực hiện tốt các nhóm giải pháp trên là cơ sở để Trấn Yên trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh Yên Bái vào năm 2020 như mục tiêu đề ra.