Trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ hiện có hơn 80 hộ nấu, kinh doanh buôn bán rượu; 52 cơ sở giết mổ và gần 100 hộ kinh doanh thực phẩm gia súc, gia cầm; 3 cơ sở sản xuất và 110 hộ kinh doanh bún, bánh truyền thống; 108 nhà hàng ăn uống.
Đoàn kiểm tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm thị xã Nghĩa Lộ test nhanh một số mẫu thức ăn tại một nhà hàng trên địa bàn phường Tân An.
Dịch vụ mua bán, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thị xã cao vì thường xuyên có khách lưu thông, lưu trú.
Thị xã lại là địa bàn trung tâm trung chuyển và cung cấp thực phẩm cho các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Chính vì vậy, những năm qua, thị xã luôn tăng cường các giải pháp kiểm tra, giám sát, truyền thông, tuyên truyền về an toàn thực phẩm (ATTP).
Năm 2017, thị xã đã thành lập các đoàn liên ngành và chuyên ngành tiến hành kiểm tra tập trung vào các cơ sở dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm và sản xuất chế biến thực phẩm. Trong quá trình kiểm tra, đoàn đã tuyên truyền và hướng dẫn cơ sở thực hiện tốt các quy định về bảo đảm vệ sinh ATTP, đồng thời xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.
Tại thời điểm kiểm tra, các cơ sở sản xuất chăn nuôi; sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống đã cơ bản chấp hành tương đối đầy đủ các thủ tục hành chính như: giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận hoặc bản cam kết cơ sở đủ điều kiện ATTP, hồ sơ công bố phù hợp quy định ATTP/công bố hợp quy, chấp hành tốt việc tập huấn kiến thức về ATTP, khám sức khỏe định kỳ theo đúng quy định, có trang phục bảo hộ chuyên dụng, dụng cụ dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, các cơ sở có nhận thức cao hơn và chấp hành tốt hơn về đảm bảo vệ sinh ATTP.
Ngoài ra, để cung cấp thông tin và phổ biến đến người tiêu dùng lựa chọn các loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh ATTP, thị xã đã đẩy mạnh công tác truyền thông về vệ sinh ATTP qua các buổi họp tổ dân phố, thôn, bản; qua hệ thống phát thanh thị xã và truyền thanh cơ sở.
Trung tâm Y tế thị xã đã làm test nhanh 107 mẫu xét nghiệm, phát hiện: 17 mẫu có dư lượng thuốc trừ sâu trong rau, củ, quả; 3 mẫu có chứa hàn the trong giò chả; 4 mẫu có chứa methanol trong rượu trắng; từ đó tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân khi lựa chọn các loại thực phẩm.
Năm 2017 và quý I/2018, trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ không có vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nào xảy ra mà chỉ có một số ca mắc lẻ tẻ tại 7 xã, phường đã được điều tra , xử lý kịp thời theo quy định, không có trường hợp nào tử vong.
Tuy nhiên, trong công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn thị xã còn gặp một số khó khăn. Công tác quản lý Nhà nước về chất lượng ATTP tuy đã có chuyển biến nhưng chỉ mới tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc, chưa chủ động quản lý nguy cơ ô nhiễm theo chuỗi cung cấp thực phẩm. Ban chỉ đạo các xã, phường đã được thành lập song việc hoạt động còn mang tính hình thức, chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền về ATTP chưa thường xuyên, liên tục, chủ yếu thực hiện trong các đợt cao điểm…
Để đẩy mạnh vệ sinh ATTP, thị xã Nghĩa Lộ sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về ATTP; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán thực phẩm; chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
Từ đó, kiểm soát ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, không để xảy ra các vụ ngộ độc đông người và tử vong do ngộ độc bằng các chỉ tiêu cụ thể phấn đấu thực hiện năm 2018: 76% người sản xuất, chế biến, người kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng và người quản lý được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm; 75% cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm được thanh tra, kiểm tra đạt yêu cầu về vệ sinh ATTP; trên 45% cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc diện phải công bố hợp quy, phù hợp quy định bảo đảm ATTP, tự công bố và được cấp giấy xác nhận, tiếp nhận công bố theo quy định; trên 70% chợ trên địa bàn thị xã được quy hoạch và kiểm soát ATTP (không bao gồm chợ tự phát); 80% số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống do các ngành, các cấp quản lý được thanh tra, kiểm tra theo quy định; hạn chế tối đa đến không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm...
985 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ hiện có hơn 80 hộ nấu, kinh doanh buôn bán rượu; 52 cơ sở giết mổ và gần 100 hộ kinh doanh thực phẩm gia súc, gia cầm; 3 cơ sở sản xuất và 110 hộ kinh doanh bún, bánh truyền thống; 108 nhà hàng ăn uống. Dịch vụ mua bán, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thị xã cao vì thường xuyên có khách lưu thông, lưu trú.
Thị xã lại là địa bàn trung tâm trung chuyển và cung cấp thực phẩm cho các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Chính vì vậy, những năm qua, thị xã luôn tăng cường các giải pháp kiểm tra, giám sát, truyền thông, tuyên truyền về an toàn thực phẩm (ATTP).
Năm 2017, thị xã đã thành lập các đoàn liên ngành và chuyên ngành tiến hành kiểm tra tập trung vào các cơ sở dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm và sản xuất chế biến thực phẩm. Trong quá trình kiểm tra, đoàn đã tuyên truyền và hướng dẫn cơ sở thực hiện tốt các quy định về bảo đảm vệ sinh ATTP, đồng thời xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.
Tại thời điểm kiểm tra, các cơ sở sản xuất chăn nuôi; sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống đã cơ bản chấp hành tương đối đầy đủ các thủ tục hành chính như: giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận hoặc bản cam kết cơ sở đủ điều kiện ATTP, hồ sơ công bố phù hợp quy định ATTP/công bố hợp quy, chấp hành tốt việc tập huấn kiến thức về ATTP, khám sức khỏe định kỳ theo đúng quy định, có trang phục bảo hộ chuyên dụng, dụng cụ dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, các cơ sở có nhận thức cao hơn và chấp hành tốt hơn về đảm bảo vệ sinh ATTP.
Ngoài ra, để cung cấp thông tin và phổ biến đến người tiêu dùng lựa chọn các loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh ATTP, thị xã đã đẩy mạnh công tác truyền thông về vệ sinh ATTP qua các buổi họp tổ dân phố, thôn, bản; qua hệ thống phát thanh thị xã và truyền thanh cơ sở.
Trung tâm Y tế thị xã đã làm test nhanh 107 mẫu xét nghiệm, phát hiện: 17 mẫu có dư lượng thuốc trừ sâu trong rau, củ, quả; 3 mẫu có chứa hàn the trong giò chả; 4 mẫu có chứa methanol trong rượu trắng; từ đó tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân khi lựa chọn các loại thực phẩm.
Năm 2017 và quý I/2018, trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ không có vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nào xảy ra mà chỉ có một số ca mắc lẻ tẻ tại 7 xã, phường đã được điều tra , xử lý kịp thời theo quy định, không có trường hợp nào tử vong.
Tuy nhiên, trong công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn thị xã còn gặp một số khó khăn. Công tác quản lý Nhà nước về chất lượng ATTP tuy đã có chuyển biến nhưng chỉ mới tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc, chưa chủ động quản lý nguy cơ ô nhiễm theo chuỗi cung cấp thực phẩm. Ban chỉ đạo các xã, phường đã được thành lập song việc hoạt động còn mang tính hình thức, chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền về ATTP chưa thường xuyên, liên tục, chủ yếu thực hiện trong các đợt cao điểm…
Để đẩy mạnh vệ sinh ATTP, thị xã Nghĩa Lộ sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về ATTP; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán thực phẩm; chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
Từ đó, kiểm soát ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, không để xảy ra các vụ ngộ độc đông người và tử vong do ngộ độc bằng các chỉ tiêu cụ thể phấn đấu thực hiện năm 2018: 76% người sản xuất, chế biến, người kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng và người quản lý được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm; 75% cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm được thanh tra, kiểm tra đạt yêu cầu về vệ sinh ATTP; trên 45% cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc diện phải công bố hợp quy, phù hợp quy định bảo đảm ATTP, tự công bố và được cấp giấy xác nhận, tiếp nhận công bố theo quy định; trên 70% chợ trên địa bàn thị xã được quy hoạch và kiểm soát ATTP (không bao gồm chợ tự phát); 80% số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống do các ngành, các cấp quản lý được thanh tra, kiểm tra theo quy định; hạn chế tối đa đến không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm...