CTTĐT – Ngày 04/8/2022, UBND tỉnh Yên Bái đã ký Quyết định số 1292/QĐ-UBND công nhận đình Đôn Giáo xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Bằng xếp hạng di tích Đình Đôn Giáo thuộc di tích Cấp tỉnh
1. Tên gọi di tích:
- Di tích lịch sử đình Đôn Giáo, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác: Đình làng Đôn Giáo
2. Loại hình di tích
Di tích lịch sử đình Đôn Giáo, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích lịch sử, văn hóa.
3. Quyết định công nhận di tích cấp tỉnh
Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 04/8/2022 của UBND tỉnh Yên Bái về việc xếp hạng đình Đôn Giáo, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thuộc di tích cấp tỉnh.
4. Địa điểm di tích
Đình Đôn Giáo hiện nay thuộc địa phận thôn Quyết Tiến, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; cách trụ sở Ủy ban nhân dân xã Xuân Ái 10km về hướng Đông Nam; cách trung tâm huyện lỵ Văn Yên (thị trấn Mậu A) 20km về hướng Nam; cách trung tâm tỉnh Yên Bái (Quảng trường 19/8 - km5 thành phố Yên Bái) 35km về hướng Tây Bắc. Di tích lịch sử đình Đôn Giáo có diện tích khoanh vùng bảo vệ 997,7m2.
5. Đường đi đến di tích
Đến di tích đình Đôn Giáo, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái theo những tuyến đường sau:
- Từ trung tâm tỉnh Yên Bái (quảng trường km5 - thành phố Yên Bái), du khách di chuyển theo đường Âu Cơ (Yên Bái - Văn Phú) lên đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai tại nút giao Văn Phú - IC12 (Km 114) đến nút giao An Thịnh - IC14 (Km 150) tới đầu cầu Mậu A (Văn Yên) rẽ phải (15km) đường An Thịnh - Xuân Ái qua cầu Ngòi Tháp rẽ phải theo đường liên xã khoảng 5km tới thôn Quyết Tiến là đến di tích.
- Từ trung tâm tỉnh Yên Bái (quảng trường km5 - thành phố Yên Bái) đi theo đường tỉnh lộ 163 (Yên Bái - Khe Sang), đến thị trấn Mậu A, qua cầu Mậu A rẽ trái 15km theo tuyến đường An Thịnh - Xuân Ái qua cầu Ngòi Tháp rẽ phải theo đường liên xã 5km tới thôn Quyết Tiến là đến di tích.
- Từ trung tâm tỉnh Yên Bái (quảng trường km5 - thành phố Yên Bái), đi qua cầu Yên Bái theo đường (Âu Lâu - Xuân Ái), đến cầu Ngòi Tháp rẽ trái theo đường liên xã 5km tới thôn Quyết Tiến là đến di tích.
- Từ trung tâm tỉnh Yên Bái (quảng trường km5 - thành phố Yên Bái), đến thị trấn Cổ Phúc qua cầu Cổ Phúc rẽ phải di chuyển theo hướng Y Can - Xuân Ái đến cầu Ngòi Tháp rẽ trái theo đường liên xã 5km tới thôn Quyết Tiến là đến di tích.
6. Sơ lược lịch sử di tích
Căn cứ vào những nguồn tài liệu thu thập được, có thể đưa ra nhận định: Đình Đôn Giáo ra đời trong khoảng cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, gắn với quá trình di cư và định cư của tộc người Tày trong vùng.
Qua các tài liệu, sự kiện và dấu tích còn lại của di tích nhận định: Vùng đất Đôn Giáo (nay là xã Xuân Ái) từ xa xưa đã có hệ thống giao thông phát triển (đường bộ, đường sông). Đây chính là yếu tố thuận lợi để cư dân các dân tộc ở nhiều nơi di cư đến sinh sống lập bản, lập làng, hình thành xã Đôn Giáo. Trong đó, thời gian đầu chủ yếu là người Tày. Theo quan niệm của người Tày, dù ở bất cứ nơi đâu, mỗi vùng đất dù nhỏ bé hay rộng lớn, đều có những vị thần cai quản về vạn vật tự nhiên, về sự sống và mọi sinh hoạt của từng gia đình cùng toàn bộ cộng đồng cư trú trên vùng đất đó. Họ tin rằng các cánh rừng, mảnh nương, dòng sông, con suối đều do các thần linh ngự trị bởi vậy việc mưa thuận gió hòa hay thiên tai, bão lũ; được mùa hay mất mùa đều do thần linh định đoạt. Từ quan niệm đó, ngay khi hoàn thành việc lập làng, lập bản, đồng bào bao giờ cũng tạo lập cho cộng đồng một thiết chế chung, làm nơi thỉnh cầu mọi mong ước của cả cộng đồng, của mỗi cá nhân tới những vị thần linh cai quản vùng đất mình sinh sống, cầu mong sự che chở, bảo vệ của các vị thần cho cuộc sống của cộng đồng luôn được ấm no, đủ đầy đồng thời cũng lấy đó làm nơi sinh hoạt cộng đồng, bàn bạc những công việc chung, quy định chung của cộng đồng làng bản. Đình Đôn Giáo là một thiết chế được ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu và nguyện vọng như vậy.
Qua quá trình tổng hợp, đối chiếu các nguồn tư liệu, tài liệu lịch sử và thông tin do các cụ cao tuổi trong vùng cung cấp đình Đôn Giáo được tu bổ, tôn tạo qua một số lần và lưu giữ những sự kiện lịch sử diễn ra tại di tích đình như sau:
Ban đầu, đình có kiến trúc tựa một miếu nhỏ, bên trong có một ban thờ bằng gỗ để thờ Sơn thần. Sau đó, đình được hình thành với quy mô nhỏ, nhà gỗ một gian, cột chôn, mái lợp cọ. Đình Đôn Giáo là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng, là trung tâm văn hóa làng xã, là nơi thỏa mãn nhu cầu tâm linh của cộng đồng dân cư qua bao đời, đồng thời đình đã trở thành “cơ quan hành chính” quan trọng, nơi bàn bạc, giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng làng xã...
Đến đầu thế kỷ XIX, một bộ phận người Kinh miền xuôi bắt đầu di cư đến nơi này, trong đó có hai dòng họ lớn là dòng họ Trần Huy và Trần Văn. Họ nhanh chóng dựng những nóc nhà, tính kế sinh nhai, hòa nhập cộng đồng người Tày và cùng chung tay bồi đắp, phát triển vùng đất này. Qua quá trình sinh hoạt, sản xuất lâu đời đã hình thành sự giao thoa, tiếp biến văn hóa, theo tiến trình lịch sử bộ phận người Kinh đã bị đồng hóa tự nhiên thành người Tày. Đến cuối thế kỷ XIX, với sự đồng lòng của bà con nhân dân, đình Đôn Giáo được tu bổ.
Đình Đôn Giáo lúc này có quy mô trung bình với kiến trúc nhà sàn ba gian chân thấp, cột gỗ kê chân tảng, mái lợp cọ, sàn lát tre băm, ở giữa để thoáng lấy chỗ đi lại và hành lễ, hai bên lát ván gỗ để lấy chỗ ngồi, xung quanh đình không dựng tường bao, không bưng vách, ván ngăn mà được thay thế bằng hàng lan can đơn giản, tạo bởi các thanh gỗ cao khoảng 60cm - 70cm so với mặt sàn. Ban thờ bằng gỗ, cao ngang ngực (khoảng 1m-1,1m so với mặt sàn) và dựng trên lan can lùi ra phía sau tại gian giữa. Ban thờ thường ngày được đóng kín, chỉ được mở vào các dịp lễ, tết. Đình tôn thờ thêm Thành Hoàng làng.
Những sự kiện lịch sử diễn ra tại di tích đình Đôn Giáo như sau:
- Trước Cách mạng tháng Tám, đình Đôn Giáo là địa điểm được các chiến sĩ Việt Minh lựa chọn và sử dụng làm nơi tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho nhân dân các dân tộc địa phương. Sau cách mạng tháng Tám, đình là nơi chính quyền xã, huyện tổ chức các lớp học bình dân học vụ cho nhân dân; địa điểm phát động, vận động nhân dân hưởng ứng, tham gia các phong trào: “Nhường cơm sẻ áo”, “Hũ gạo cứu đói”,... nhằm chung tay giải quyết những khó khăn đối với nạn “giặc đói” sau cách mạng.
- Cuối năm 1947, thực dân Pháp đánh vào vùng Kiên Lao và đóng đồn tại xóm Giữa. Trong thời gian đó, địch đã di chuyển đánh phá các vùng lân cận, nhiều lần địch đã đi qua càn quét tại đình Đôn Giáo. Đầu năm 1948, chúng đốt đình Đôn Giáo vì nghi đây là nơi nuôi giấu cán bộ Việt Minh của ta.
- Năm 1952, đình được dòng họ Trần Huy và nhân dân trong vùng dựng lại bằng cột tre, vách nứa, mái lợp cọ.
- Năm 1953, đình bị giặc đốt lần 2.
- Giữa năm 1956, đình được dựng lại với thiết chế cũ với kiến trúc nhà sàn ba gian chân thấp, cột gỗ kê chân tảng, mái lợp cọ, sàn lát tre băm.
- Khoảng những năm 1960-1963, thực hiện chính sách chống mê tín, dị đoan đình bị tháo dỡ. Từ đó đến nay đình chưa được dựng lại.
Trải qua dòng chảy lịch sử, với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, di tích đình Đôn Giáo nay không còn. Toàn bộ kiến trúc của đình đã bị phá hủy hoàn toàn, trở thành phế tích. Vị trí nền đình Đôn Giáo nằm trên một khu đất bằng phẳng, lưng tựa núi hiện đang được chính quyền địa phương quản lý. Hiện nay, di tích đình Đôn Giáo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt quy hoạch đất tại thôn Quyết Tiến, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên với tổng diện tích khoanh vùng khu vực bảo vệ I của toàn bộ di tích là 997,7m2
7. Các nhân vật được thờ tự
Theo tài liệu ghi chép Thần tích-Thần sắc 1938 của Viện Thông tin Khoa học xã hội lưu giữ, do Lý trưởng Trần Huy Lạc báo cáo ngày 6 tháng 6 năm 1938 thì nhân vật được thờ tại đình Đôn Giáo là Sơn Thần, có 1 đạo sắc phong ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 4 (1919) phong sắc ngài là “Dực bảo trung hưng Sơn Thần, tôn thần hộ quốc tí dân trung đẳng thần”.
Như vậy, đình thờ Sơn Thần thuộc hình thức tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một tín ngưỡng thuần Việt có từ lâu đời, phản ánh sự gắn bó bền chặt và phụ thuộc lâu dài của con người với tự nhiên. Sơn thần là nhiên thần có nhiệm vụ cai quản các sự vật, sự việc, hiện tượng xảy ra nơi ngọn núi mình cư ngụ. Đó thường là ngọn núi có những dòng linh khí trời đất hòa hợp. Sau một thời gian dài, ngọn núi đó hấp thu, tích tụ được nhiều linh khí nhiệm màu ấy, phần linh thiêng, thần thức của ngọn núi đó tự nhiên được thức tỉnh, trở thành một anh linh. Anh linh ngọn núi khi đã thức tỉnh có thần thông, có cảm tình, quan tâm sâu sắc đến các sinh linh tồn tại trong ngọn núi ấy, bảo hộ cho khu vực đó, được gọi là vị Sơn Thần.
Căn cứ các tài liệu, sự kiện, gia phả và lịch sử di cư của dòng họ Trần Huy cho thấy dòng họ này đã khai phá đất đai, lập làng, lập bản và định cư tại vùng đất Đôn Giáo xưa (nay là xã Xuân Ái) với sự kiện di cư này có thể đánh giá đình Đôn Giáo được khởi dựng cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, đình thờ Sơn thần và Thành Hoàng làng, thiết chế mang những đặc trưng cơ bản thờ tự tại đình ở Yên Bái nói riêng và Việt Nam nói chung. Các sắc phong của đình đã được ghi lại trong tài liệu trên, hiện nay đã không còn.
8. Đặc điểm của di tích đình Đôn Giáo
Di tích đình Đôn Giáo là một thiết chế tín ngưỡng truyền thống mang đặc trưng văn hóa Tày - Kinh. Đình có quy mô, kiến trúc đơn giản, không chạm khắc hoa văn; phong cách dân dã, phóng khoáng, phạm vi hoạt động chủ yếu trong làng xã, phản ánh rõ nét của đời sống bình dị, giản đơn của cộng đồng các tộc người Tày - Kinh. Di tích mang đậm dấu ấn cội nguồn, dấu ấn lịch sử trong quá trình di cư, xây dựng, phát triển vùng đất bản (làng) Đôn Giáo nói riêng, Hoàng Thắng - Xuân Ái nói chung và là nơi gắn kết cộng đồng dân tộc, cộng đồng làng xã.
Đình Đôn Giáo thờ Sơn Thần và Thành Hoàng làng mang đậm bản sắc văn hóa, tín ngưỡng sơ khai bản địa, là một nét đẹp độc đáo trong đời sống văn hóa của người Tày - Kinh, nơi mỗi người dân tưởng nhớ, tri ân đối với các bậc tiền nhân có công khai sơn phá thạch, lập làng, lập xã và là nơi ký thác những mong ước, khát vọng có được sức khỏe và tài lộc.
Đình Đôn Giáo là một thiết chế tổng hợp ba chức năng cơ bản, gồm: chức năng tín ngưỡng (đình là nơi thờ cúng Thành Hoàng làng); chức năng hành chính cấp cơ sở (cũng giống như nhiều ngôi đình làng khác, đình Đôn Giáo đã trở thành một “trụ sở hành chính” - nơi mọi công việc về hành chính của cộng đồng làng đều được thực hiện tại đây); chức năng văn hóa (trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả làng, trong đó, đỉnh cao của các hoạt động văn hóa ở đình làng là lễ hội từ lâu đã đã được bồi đắp và hun đúc lên tâm hồn của mỗi người con vùng đất Đôn Giáo).
9. Phong tục lễ hội
Theo thông tin được ghi chép trong Thần tích - Thần sắc do Lý trưởng Trần Huy Lạc lập ngày 06 tháng 6 năm 1938 trong cuộc khảo cứu văn hóa phong tục xã Đôn Giáo thực hiện năm 1938 và hồi cố từ các cụ cao tuổi vùng đất Đôn Giáo - Hoàng Thắng - Xuân Ái, những người từng được trực tiếp tham gia phục vụ lễ hội tại di tích đình Đôn Giáo kể lại thì các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tại di tích được khắc họa như sau:
* Lễ đầu năm (lễ cầu làng, cầu an)
- Thời gian: Ngày mùng 10 tháng Giêng
- Lễ vật: Thịt lợn, gà trống, xôi mới, rượu trắng, hương thơm, hoa tươi, trà nóng, quả chín, trầu cau...
- Công tác chuẩn bị: Ngay từ sáng sớm ngày lễ, lễ vật của các hộ gia đình được mang đến và chế biến tại đình.
- Nghi lễ: Sau khi chuẩn bị xong các lễ vật, dân làng dâng lên ban thờ. Thời gian tiến hành cúng tế các vị thần giờ đã được thầy mo xem trước đó. Thầy mo trong trang phục truyền thống áo thụng dài, đầu đội khăn xếp thực hiện nghi lễ tại ban thờ thay mặt dân làng tạ ơn và thỉnh cầu các vị thần đã phù hộ che chở cho dân làng, bình yên, an lành, vạn vật sinh sôi nảy nở, cầu tài cầu lộc cho dân làng trong năm mới. Sau đó là phần dâng hương của các chức sắc và toàn thể người dân trong làng, xã.
- Nghi lễ diễn ra trong ba tuần nhang (khoảng hơn nửa canh giờ). Sau khi nghi thức tâm linh kết thúc, mọi người cùng nhau thụ lộc tại đình.
- Quy định, kiêng kỵ: Chủ tế áo thụng dài, đầu đội khăn xếp. Kiêng nhắc đến tên húy của Ngài, kiêng nói tục; những người có tang (nhà có người mới qua đời) không được vào dự tế, … những người phạm lỗi phải sắm mâm lễ trầu cau, rượu, nhang đến tạ.
- Phần hội: Sau lễ dân làng tham gia hát cải lương cùng các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy…
* Lễ rằm tháng bảy
- Thời gian: Ngày rằm tháng 7 (15/7 âm lịch).
- Lễ vật: Thịt gà, thịt lợn, xôi nếp, rượu trắng, hương thơm, hoa tươi, trà nóng, quả chín, trầu cau, bánh bỏng, chè lam, rượu...
- Nghi lễ: Cũng giống như lễ đầu năm, thầy mo bắt đầu bằng việc dâng lễ vật và lần lượt lên hương thỉnh các vị Thần giáng trần dự lễ và chứng giám cho lòng thành của dân làng. Đọc bài cúng có nội dung chính nhằm cảm tạ công ơn khai sơn lập địa, mở làng lập bản của các Thần, đồng thời, cầu mong các vị thần linh che chở, phù hộ, ban phát cho quốc thái dân an, dân làng sức khỏe, cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu, người an, vật thịnh, ...
Sau đó là phần dâng hương của các chức sắc và toàn thể người dân trong làng, xã.
- Quy định, kiêng kỵ: Thực hiện như lễ đầu năm. Lễ rằm tháng bảy không tổ chức phần hội.
Theo dòng lịch sử, đình Đôn Giáo đã trở thành biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng, chính trị quan trọng trong đời sống của nhân dân thông qua những câu chuyện lịch sử, những ước vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc được người dân gửi gắm... Đây còn là nơi ghi dấu, lưu giữ những giá trị lịch sử, truyền thống yêu nước dân tộc, đồng thời trở thành nơi đại diện cho biểu tượng quyền lực làng xã suốt chiều dài phát triển của lịch sử vùng đất và con người vùng đất Đôn Giáo - Hoàng Thắng trước kia và Xuân Ái ngày nay.
Quá trình ra đời, tồn tại và hoạt động của đình Đôn Giáo góp phần minh chứng cho lịch sử hình thành và phát triển của đời sống văn hóa tín ngưỡng Việt nói chung và vùng miền núi Văn Yên, Yên Bái nói riêng. Vốn chỉ là công trình kiến trúc đơn giản, mộc mạc nhưng đình Đôn Giáo đã phản ảnh và thể hiện rõ nét truyền thống văn hóa, phong cách và lối sống thuần chất, bình dị của đồng bào Tày và nhằm đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng các dân tộc nơi đây, để mỗi cá nhân thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh, tinh thần, cầu sức khỏe, bình an, vạn vật sinh sôi nảy nở, gắn kết cộng đồng, đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ, xây dựng quê hương đất nước; thể hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”, tri ân các bậc tiền nhân đã có công khai khẩn lập làng, lập ấp; những người đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước; thể hiện cốt cách, bản lĩnh, ý chí và khát vọng của mỗi người dân nơi đây và là nguồn lực quan trọng để giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các thế hệ.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
224 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Ngày 04/8/2022, UBND tỉnh Yên Bái đã ký Quyết định số 1292/QĐ-UBND công nhận đình Đôn Giáo xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.1. Tên gọi di tích:
- Di tích lịch sử đình Đôn Giáo, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác: Đình làng Đôn Giáo
2. Loại hình di tích
Di tích lịch sử đình Đôn Giáo, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích lịch sử, văn hóa.
3. Quyết định công nhận di tích cấp tỉnh
Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 04/8/2022 của UBND tỉnh Yên Bái về việc xếp hạng đình Đôn Giáo, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thuộc di tích cấp tỉnh.
4. Địa điểm di tích
Đình Đôn Giáo hiện nay thuộc địa phận thôn Quyết Tiến, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; cách trụ sở Ủy ban nhân dân xã Xuân Ái 10km về hướng Đông Nam; cách trung tâm huyện lỵ Văn Yên (thị trấn Mậu A) 20km về hướng Nam; cách trung tâm tỉnh Yên Bái (Quảng trường 19/8 - km5 thành phố Yên Bái) 35km về hướng Tây Bắc. Di tích lịch sử đình Đôn Giáo có diện tích khoanh vùng bảo vệ 997,7m2.
5. Đường đi đến di tích
Đến di tích đình Đôn Giáo, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái theo những tuyến đường sau:
- Từ trung tâm tỉnh Yên Bái (quảng trường km5 - thành phố Yên Bái), du khách di chuyển theo đường Âu Cơ (Yên Bái - Văn Phú) lên đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai tại nút giao Văn Phú - IC12 (Km 114) đến nút giao An Thịnh - IC14 (Km 150) tới đầu cầu Mậu A (Văn Yên) rẽ phải (15km) đường An Thịnh - Xuân Ái qua cầu Ngòi Tháp rẽ phải theo đường liên xã khoảng 5km tới thôn Quyết Tiến là đến di tích.
- Từ trung tâm tỉnh Yên Bái (quảng trường km5 - thành phố Yên Bái) đi theo đường tỉnh lộ 163 (Yên Bái - Khe Sang), đến thị trấn Mậu A, qua cầu Mậu A rẽ trái 15km theo tuyến đường An Thịnh - Xuân Ái qua cầu Ngòi Tháp rẽ phải theo đường liên xã 5km tới thôn Quyết Tiến là đến di tích.
- Từ trung tâm tỉnh Yên Bái (quảng trường km5 - thành phố Yên Bái), đi qua cầu Yên Bái theo đường (Âu Lâu - Xuân Ái), đến cầu Ngòi Tháp rẽ trái theo đường liên xã 5km tới thôn Quyết Tiến là đến di tích.
- Từ trung tâm tỉnh Yên Bái (quảng trường km5 - thành phố Yên Bái), đến thị trấn Cổ Phúc qua cầu Cổ Phúc rẽ phải di chuyển theo hướng Y Can - Xuân Ái đến cầu Ngòi Tháp rẽ trái theo đường liên xã 5km tới thôn Quyết Tiến là đến di tích.
6. Sơ lược lịch sử di tích
Căn cứ vào những nguồn tài liệu thu thập được, có thể đưa ra nhận định: Đình Đôn Giáo ra đời trong khoảng cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, gắn với quá trình di cư và định cư của tộc người Tày trong vùng.
Qua các tài liệu, sự kiện và dấu tích còn lại của di tích nhận định: Vùng đất Đôn Giáo (nay là xã Xuân Ái) từ xa xưa đã có hệ thống giao thông phát triển (đường bộ, đường sông). Đây chính là yếu tố thuận lợi để cư dân các dân tộc ở nhiều nơi di cư đến sinh sống lập bản, lập làng, hình thành xã Đôn Giáo. Trong đó, thời gian đầu chủ yếu là người Tày. Theo quan niệm của người Tày, dù ở bất cứ nơi đâu, mỗi vùng đất dù nhỏ bé hay rộng lớn, đều có những vị thần cai quản về vạn vật tự nhiên, về sự sống và mọi sinh hoạt của từng gia đình cùng toàn bộ cộng đồng cư trú trên vùng đất đó. Họ tin rằng các cánh rừng, mảnh nương, dòng sông, con suối đều do các thần linh ngự trị bởi vậy việc mưa thuận gió hòa hay thiên tai, bão lũ; được mùa hay mất mùa đều do thần linh định đoạt. Từ quan niệm đó, ngay khi hoàn thành việc lập làng, lập bản, đồng bào bao giờ cũng tạo lập cho cộng đồng một thiết chế chung, làm nơi thỉnh cầu mọi mong ước của cả cộng đồng, của mỗi cá nhân tới những vị thần linh cai quản vùng đất mình sinh sống, cầu mong sự che chở, bảo vệ của các vị thần cho cuộc sống của cộng đồng luôn được ấm no, đủ đầy đồng thời cũng lấy đó làm nơi sinh hoạt cộng đồng, bàn bạc những công việc chung, quy định chung của cộng đồng làng bản. Đình Đôn Giáo là một thiết chế được ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu và nguyện vọng như vậy.
Qua quá trình tổng hợp, đối chiếu các nguồn tư liệu, tài liệu lịch sử và thông tin do các cụ cao tuổi trong vùng cung cấp đình Đôn Giáo được tu bổ, tôn tạo qua một số lần và lưu giữ những sự kiện lịch sử diễn ra tại di tích đình như sau:
Ban đầu, đình có kiến trúc tựa một miếu nhỏ, bên trong có một ban thờ bằng gỗ để thờ Sơn thần. Sau đó, đình được hình thành với quy mô nhỏ, nhà gỗ một gian, cột chôn, mái lợp cọ. Đình Đôn Giáo là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng, là trung tâm văn hóa làng xã, là nơi thỏa mãn nhu cầu tâm linh của cộng đồng dân cư qua bao đời, đồng thời đình đã trở thành “cơ quan hành chính” quan trọng, nơi bàn bạc, giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng làng xã...
Đến đầu thế kỷ XIX, một bộ phận người Kinh miền xuôi bắt đầu di cư đến nơi này, trong đó có hai dòng họ lớn là dòng họ Trần Huy và Trần Văn. Họ nhanh chóng dựng những nóc nhà, tính kế sinh nhai, hòa nhập cộng đồng người Tày và cùng chung tay bồi đắp, phát triển vùng đất này. Qua quá trình sinh hoạt, sản xuất lâu đời đã hình thành sự giao thoa, tiếp biến văn hóa, theo tiến trình lịch sử bộ phận người Kinh đã bị đồng hóa tự nhiên thành người Tày. Đến cuối thế kỷ XIX, với sự đồng lòng của bà con nhân dân, đình Đôn Giáo được tu bổ.
Đình Đôn Giáo lúc này có quy mô trung bình với kiến trúc nhà sàn ba gian chân thấp, cột gỗ kê chân tảng, mái lợp cọ, sàn lát tre băm, ở giữa để thoáng lấy chỗ đi lại và hành lễ, hai bên lát ván gỗ để lấy chỗ ngồi, xung quanh đình không dựng tường bao, không bưng vách, ván ngăn mà được thay thế bằng hàng lan can đơn giản, tạo bởi các thanh gỗ cao khoảng 60cm - 70cm so với mặt sàn. Ban thờ bằng gỗ, cao ngang ngực (khoảng 1m-1,1m so với mặt sàn) và dựng trên lan can lùi ra phía sau tại gian giữa. Ban thờ thường ngày được đóng kín, chỉ được mở vào các dịp lễ, tết. Đình tôn thờ thêm Thành Hoàng làng.
Những sự kiện lịch sử diễn ra tại di tích đình Đôn Giáo như sau:
- Trước Cách mạng tháng Tám, đình Đôn Giáo là địa điểm được các chiến sĩ Việt Minh lựa chọn và sử dụng làm nơi tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho nhân dân các dân tộc địa phương. Sau cách mạng tháng Tám, đình là nơi chính quyền xã, huyện tổ chức các lớp học bình dân học vụ cho nhân dân; địa điểm phát động, vận động nhân dân hưởng ứng, tham gia các phong trào: “Nhường cơm sẻ áo”, “Hũ gạo cứu đói”,... nhằm chung tay giải quyết những khó khăn đối với nạn “giặc đói” sau cách mạng.
- Cuối năm 1947, thực dân Pháp đánh vào vùng Kiên Lao và đóng đồn tại xóm Giữa. Trong thời gian đó, địch đã di chuyển đánh phá các vùng lân cận, nhiều lần địch đã đi qua càn quét tại đình Đôn Giáo. Đầu năm 1948, chúng đốt đình Đôn Giáo vì nghi đây là nơi nuôi giấu cán bộ Việt Minh của ta.
- Năm 1952, đình được dòng họ Trần Huy và nhân dân trong vùng dựng lại bằng cột tre, vách nứa, mái lợp cọ.
- Năm 1953, đình bị giặc đốt lần 2.
- Giữa năm 1956, đình được dựng lại với thiết chế cũ với kiến trúc nhà sàn ba gian chân thấp, cột gỗ kê chân tảng, mái lợp cọ, sàn lát tre băm.
- Khoảng những năm 1960-1963, thực hiện chính sách chống mê tín, dị đoan đình bị tháo dỡ. Từ đó đến nay đình chưa được dựng lại.
Trải qua dòng chảy lịch sử, với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, di tích đình Đôn Giáo nay không còn. Toàn bộ kiến trúc của đình đã bị phá hủy hoàn toàn, trở thành phế tích. Vị trí nền đình Đôn Giáo nằm trên một khu đất bằng phẳng, lưng tựa núi hiện đang được chính quyền địa phương quản lý. Hiện nay, di tích đình Đôn Giáo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt quy hoạch đất tại thôn Quyết Tiến, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên với tổng diện tích khoanh vùng khu vực bảo vệ I của toàn bộ di tích là 997,7m2
7. Các nhân vật được thờ tự
Theo tài liệu ghi chép Thần tích-Thần sắc 1938 của Viện Thông tin Khoa học xã hội lưu giữ, do Lý trưởng Trần Huy Lạc báo cáo ngày 6 tháng 6 năm 1938 thì nhân vật được thờ tại đình Đôn Giáo là Sơn Thần, có 1 đạo sắc phong ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 4 (1919) phong sắc ngài là “Dực bảo trung hưng Sơn Thần, tôn thần hộ quốc tí dân trung đẳng thần”.
Như vậy, đình thờ Sơn Thần thuộc hình thức tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một tín ngưỡng thuần Việt có từ lâu đời, phản ánh sự gắn bó bền chặt và phụ thuộc lâu dài của con người với tự nhiên. Sơn thần là nhiên thần có nhiệm vụ cai quản các sự vật, sự việc, hiện tượng xảy ra nơi ngọn núi mình cư ngụ. Đó thường là ngọn núi có những dòng linh khí trời đất hòa hợp. Sau một thời gian dài, ngọn núi đó hấp thu, tích tụ được nhiều linh khí nhiệm màu ấy, phần linh thiêng, thần thức của ngọn núi đó tự nhiên được thức tỉnh, trở thành một anh linh. Anh linh ngọn núi khi đã thức tỉnh có thần thông, có cảm tình, quan tâm sâu sắc đến các sinh linh tồn tại trong ngọn núi ấy, bảo hộ cho khu vực đó, được gọi là vị Sơn Thần.
Căn cứ các tài liệu, sự kiện, gia phả và lịch sử di cư của dòng họ Trần Huy cho thấy dòng họ này đã khai phá đất đai, lập làng, lập bản và định cư tại vùng đất Đôn Giáo xưa (nay là xã Xuân Ái) với sự kiện di cư này có thể đánh giá đình Đôn Giáo được khởi dựng cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, đình thờ Sơn thần và Thành Hoàng làng, thiết chế mang những đặc trưng cơ bản thờ tự tại đình ở Yên Bái nói riêng và Việt Nam nói chung. Các sắc phong của đình đã được ghi lại trong tài liệu trên, hiện nay đã không còn.
8. Đặc điểm của di tích đình Đôn Giáo
Di tích đình Đôn Giáo là một thiết chế tín ngưỡng truyền thống mang đặc trưng văn hóa Tày - Kinh. Đình có quy mô, kiến trúc đơn giản, không chạm khắc hoa văn; phong cách dân dã, phóng khoáng, phạm vi hoạt động chủ yếu trong làng xã, phản ánh rõ nét của đời sống bình dị, giản đơn của cộng đồng các tộc người Tày - Kinh. Di tích mang đậm dấu ấn cội nguồn, dấu ấn lịch sử trong quá trình di cư, xây dựng, phát triển vùng đất bản (làng) Đôn Giáo nói riêng, Hoàng Thắng - Xuân Ái nói chung và là nơi gắn kết cộng đồng dân tộc, cộng đồng làng xã.
Đình Đôn Giáo thờ Sơn Thần và Thành Hoàng làng mang đậm bản sắc văn hóa, tín ngưỡng sơ khai bản địa, là một nét đẹp độc đáo trong đời sống văn hóa của người Tày - Kinh, nơi mỗi người dân tưởng nhớ, tri ân đối với các bậc tiền nhân có công khai sơn phá thạch, lập làng, lập xã và là nơi ký thác những mong ước, khát vọng có được sức khỏe và tài lộc.
Đình Đôn Giáo là một thiết chế tổng hợp ba chức năng cơ bản, gồm: chức năng tín ngưỡng (đình là nơi thờ cúng Thành Hoàng làng); chức năng hành chính cấp cơ sở (cũng giống như nhiều ngôi đình làng khác, đình Đôn Giáo đã trở thành một “trụ sở hành chính” - nơi mọi công việc về hành chính của cộng đồng làng đều được thực hiện tại đây); chức năng văn hóa (trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả làng, trong đó, đỉnh cao của các hoạt động văn hóa ở đình làng là lễ hội từ lâu đã đã được bồi đắp và hun đúc lên tâm hồn của mỗi người con vùng đất Đôn Giáo).
9. Phong tục lễ hội
Theo thông tin được ghi chép trong Thần tích - Thần sắc do Lý trưởng Trần Huy Lạc lập ngày 06 tháng 6 năm 1938 trong cuộc khảo cứu văn hóa phong tục xã Đôn Giáo thực hiện năm 1938 và hồi cố từ các cụ cao tuổi vùng đất Đôn Giáo - Hoàng Thắng - Xuân Ái, những người từng được trực tiếp tham gia phục vụ lễ hội tại di tích đình Đôn Giáo kể lại thì các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tại di tích được khắc họa như sau:
* Lễ đầu năm (lễ cầu làng, cầu an)
- Thời gian: Ngày mùng 10 tháng Giêng
- Lễ vật: Thịt lợn, gà trống, xôi mới, rượu trắng, hương thơm, hoa tươi, trà nóng, quả chín, trầu cau...
- Công tác chuẩn bị: Ngay từ sáng sớm ngày lễ, lễ vật của các hộ gia đình được mang đến và chế biến tại đình.
- Nghi lễ: Sau khi chuẩn bị xong các lễ vật, dân làng dâng lên ban thờ. Thời gian tiến hành cúng tế các vị thần giờ đã được thầy mo xem trước đó. Thầy mo trong trang phục truyền thống áo thụng dài, đầu đội khăn xếp thực hiện nghi lễ tại ban thờ thay mặt dân làng tạ ơn và thỉnh cầu các vị thần đã phù hộ che chở cho dân làng, bình yên, an lành, vạn vật sinh sôi nảy nở, cầu tài cầu lộc cho dân làng trong năm mới. Sau đó là phần dâng hương của các chức sắc và toàn thể người dân trong làng, xã.
- Nghi lễ diễn ra trong ba tuần nhang (khoảng hơn nửa canh giờ). Sau khi nghi thức tâm linh kết thúc, mọi người cùng nhau thụ lộc tại đình.
- Quy định, kiêng kỵ: Chủ tế áo thụng dài, đầu đội khăn xếp. Kiêng nhắc đến tên húy của Ngài, kiêng nói tục; những người có tang (nhà có người mới qua đời) không được vào dự tế, … những người phạm lỗi phải sắm mâm lễ trầu cau, rượu, nhang đến tạ.
- Phần hội: Sau lễ dân làng tham gia hát cải lương cùng các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy…
* Lễ rằm tháng bảy
- Thời gian: Ngày rằm tháng 7 (15/7 âm lịch).
- Lễ vật: Thịt gà, thịt lợn, xôi nếp, rượu trắng, hương thơm, hoa tươi, trà nóng, quả chín, trầu cau, bánh bỏng, chè lam, rượu...
- Nghi lễ: Cũng giống như lễ đầu năm, thầy mo bắt đầu bằng việc dâng lễ vật và lần lượt lên hương thỉnh các vị Thần giáng trần dự lễ và chứng giám cho lòng thành của dân làng. Đọc bài cúng có nội dung chính nhằm cảm tạ công ơn khai sơn lập địa, mở làng lập bản của các Thần, đồng thời, cầu mong các vị thần linh che chở, phù hộ, ban phát cho quốc thái dân an, dân làng sức khỏe, cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu, người an, vật thịnh, ...
Sau đó là phần dâng hương của các chức sắc và toàn thể người dân trong làng, xã.
- Quy định, kiêng kỵ: Thực hiện như lễ đầu năm. Lễ rằm tháng bảy không tổ chức phần hội.
Theo dòng lịch sử, đình Đôn Giáo đã trở thành biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng, chính trị quan trọng trong đời sống của nhân dân thông qua những câu chuyện lịch sử, những ước vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc được người dân gửi gắm... Đây còn là nơi ghi dấu, lưu giữ những giá trị lịch sử, truyền thống yêu nước dân tộc, đồng thời trở thành nơi đại diện cho biểu tượng quyền lực làng xã suốt chiều dài phát triển của lịch sử vùng đất và con người vùng đất Đôn Giáo - Hoàng Thắng trước kia và Xuân Ái ngày nay.
Quá trình ra đời, tồn tại và hoạt động của đình Đôn Giáo góp phần minh chứng cho lịch sử hình thành và phát triển của đời sống văn hóa tín ngưỡng Việt nói chung và vùng miền núi Văn Yên, Yên Bái nói riêng. Vốn chỉ là công trình kiến trúc đơn giản, mộc mạc nhưng đình Đôn Giáo đã phản ảnh và thể hiện rõ nét truyền thống văn hóa, phong cách và lối sống thuần chất, bình dị của đồng bào Tày và nhằm đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng các dân tộc nơi đây, để mỗi cá nhân thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh, tinh thần, cầu sức khỏe, bình an, vạn vật sinh sôi nảy nở, gắn kết cộng đồng, đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ, xây dựng quê hương đất nước; thể hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”, tri ân các bậc tiền nhân đã có công khai khẩn lập làng, lập ấp; những người đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước; thể hiện cốt cách, bản lĩnh, ý chí và khát vọng của mỗi người dân nơi đây và là nguồn lực quan trọng để giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các thế hệ.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
Các bài khác
- Di tích lịch sử văn hóa đền Làng Vải, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (17/06/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (11/06/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa đền Đôi Cô, xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (05/06/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa Đình và Đền Tân Hợp, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (05/04/2024)
- Di tích Lịch sử văn hóa Đền Trái Đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (03/04/2024)
- Di tích Lịch sử văn hóa Chùa Văn Lãng (Chùa Ngã Hai), xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (25/01/2023)
- Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh Đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (23/01/2023)
- Di tích đồn Đại Lịch, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
- Chùa Long Khánh - Xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
Xem thêm »