CTTĐT – Ngày 27/12/2017, UBND tỉnh Yên Bái đã ký Quyết định số 3467/QĐ-UBND công nhận đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.
Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
1. Tên gọi di tích:
Di tích lịch sử, văn hóa đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
2. Loại hình di tích
Đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh
3. Quyết định công nhận di tích cấp tỉnh
Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 của UBND tỉnh Yên Bái về việc xếp hạng di tích đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thuộc di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm di tích
Di tích đình Chạng nay thuộc bản Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, tọa lạc trên triền đồi Chạng, cách ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Thượng 0lkm, cách khu dân cư khoảng 300m, cách trung tâm huyện lỵ Văn Yên 50 km, cách tỉnh lỵ Yên Bái 90km về phía Tây Bắc.
Di tích đình Chạng có diện tích khoanh vùng bảo vệ: 1.500,0m, xung quanh là đồi cọ, phía trước đình (minh đường) bằng phẳng, thoáng rộng, nhìn về bản làng và cánh đồng, phía sau đình (hậu chẩm) tựa vào đồi Chạng, bên trái đình (tả) là đồi rừng, bên phải (hữu) đình là gò thấp. Như vậy, về địa thế đình Chạng có thế thấy “tả thanh long, hữu bạch hổ” rất phù hợp về phong thủy của một ngôi đình làng xã ở Việt Nam.
5. Đường đi đến di tích
Đến di tích đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái theo những tuyến đường sau:
- Từ thành phố Yên Bái (bến xe Yên Bái) đi theo đường đại lộ Nguyễn Thái Học tới đầu cầu Yên Bái, đi theo đường tỉnh lộ Yên Bái-Khe Sang, qua cầu Trái Hút vào xã Phong Dụ Thượng là tới di tích.
- Đi đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai đến nút giao IC14 (An Thịnh), du khách đi tiếp qua xã Tân Hợp và Phong Dụ Hạ đến xã Phong Dụ Thượng là tới di tích.
- Từ Hà Nội-Yên Bái, đi đường sắt đến ga Trái Hút (Văn Yên), qua cầu Trái Hút đến xã Phong Dụ Thượng là tới di tích.
6. Sơ lược lịch sử di tích
Đình Chạng thuộc bản Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với kiến trúc nhà sàn truyền thống người Tày. Theo các cụ già trong xã Phong Dụ Thượng cho biết: Đình Chạng có từ lâu đời, từ khi người Tày từ Bảo Thắng, Lào Cai đến sinh sống lập bản Chạng ở xã Phong Dụ (nay xã Phong Dụ Thượng). Đình thờ 3 vị Sơn Thần (Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh), Thành Hoàng, Phúc Thần. Ngày nay các nghi lễ cứ theo truyền thống xưa mà thực hiện. Theo truyền thuyết dân gian Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương là ba anh em, là ba vị tướng thời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18) đã có công trấn ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước, được các đời vua qua nhiều triều đại sắc phong Thánh-Thượng đẳng thần (Đức Thánh Tản Viên, Đức Thánh Cao Sơn và Đức Thánh Quý Minh), được nhân dân khắp nơi thờ phụng, trở thành Thành Hoàng làng và nổi tiếng là vị thần linh ứng, giúp đỡ, che chở cho dân làng cuộc sống an lành, phồn thực, vạn vật sinh sôi nảy nở. Sau khi giúp vua Hùng Duệ Vương (Vua Hùng thứ 18) đánh thắng quân Thục, mỗi vị Thần ngự ở một ngọn núi (bên trái của dãy núi Ba Vì là Thần Cao Sơn, Tản Viên Sơn Thánh đứng giữa, bên phải là Quý Minh Đại Vương).
Đình Chạng còn ghi dấu ấn sự kiện lịch sử: Tháng 10 năm 1952, bộ đội ta mở chiến dịch Tây Bắc. Ngày 27 tháng 10 năm 1952, bộ đội và du kích tập kích đồn Chạng và các bốt ở Phong Dụ (nay Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ và Xuân Tầm). Để chuẩn bị tập kích đồn Chạng và các bốt, đình Chạng là nơi bộ đội, du kích tập kết, lập đài quan sát, cứu thương... trước đó trong các chiến dịch Nghĩa Lộ-Quang Huy (1948), chiến dịch Lý Thường Kiệt (1951) đình Chạng là trạm dừng chân của bộ đội, dân công trên đường tiến vào đánh đồn Nghĩa Lộ.
- Năm 1983, nhân dân chuyển vị trí đình Chạng, cách vị trí cũ l00m và thay đổi cột tròn thành cột vuông, thay một sô xà, kèo bị hỏng...
Đình Chạng có kiến trúc nhà sàn truyền thống dân tộc Tày, 3 gian, cột gỗ vuông, không tường, không vách ngăn, 1 cầu thang lên xuống, lợp proximang (trước năm 1983 cột tròn, lợp cọ).
Bài trí ban thờ: Gian chính giữa có ban thờ ghép bằng ván gỗ, trên bàn thờ có 3 bát nhang thờ Thành Hoàng, Sơn Thần, Thổ Công, Thần Nông.
Nhìn chung, đình Chạng kiến trúc, quy mô rất đơn giản, không cầu kỳ.
7. Các nhân vật được thờ tự
- Đình Chạng thờ “Tam vị thượng đẳng thần”, đó là ba vị thần: Tản Viên Sơn Thánh (còn có tên gọi Sơn Tinh), Quý Minh Đại Vương và Thần Cao Sơn (Cao Sơn Đại Vương).
- Đình còn thờ những người có công đưa dân đến khai sơn lập bản Chạng và thờ những người có chức sắc của xã, của bản có công giúp đỡ, bảo vệ dân làng, làm cho bản, làng xã ngày càng phát triển, sau khi mất được dân bản suy tôn là “Phúc Thần” (Thành hoàng) và thờ Thổ Công (hay còn gọi là Ông Địa).
8. Đặc điểm của di tích đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên
- Dấu ấn cội nguồn: Thờ Thành Hoàng là tín ngưỡng thuần Việt có từ thuở xa xưa, là hệ thống tín ngưỡng dân gian và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Việc thờ cúng Thành Hoàng vừa là tín ngưỡng vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với các bậc tiền nhân có công với dân, với cộng đồng làng xã và đất nước. Thờ cúng Thành Hoàng là sự tôn vinh các bậc tiên nhân luôn gắn kết và che chở cho dân làng, là câu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Dấu ấn lịch sử: Di tích đình Chạng là kế thừa, kết nối dòng chảy lịch sử văn hóa truyền thống Việt có từ hàng ngàn năm, là tiến trình phát triển lịch sử, văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Di tích đình Chạng gắn bó với người dân bản Chạng nói riêng, cộng đồng các dân tộc xã Phong Dụ Thượng nói chung từ khi mới lập bản và hình thành, phát triển xã Phong Dụ Thượng xưa, chứng kiến bao đổi thay của làng bản nơi đây.
- Dấu ấn lối sống và dấu ấn tôn giáo, tín ngưỡng: Di tích đình Chạng là nơi hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc trong xã Phong Dụ Thượng. Đối với dân bản Chạng và cộng đồng các dân tộc xã Phong Dụ Thượng Thành Hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, lối sống, pháp luật cùng hy vọng của người dân làng xã là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên hệ vô hình, làm cho cộng đồng gắn kết chặt chẽ bền vững hơn. Sự thờ phụng Thành Hoàng tượng trưng và trường tồn của làng xã Phong Dụ Thượng xưa và nay. Trải qua thời gian, biến đổi của lịch sử làng xã có thay đổi, chính sách của nhà nước có chặt chẽ hay cởi mở, dù dân làng có giàu sang hay nghèo túng... thì người được dân bản Chạng, xã Phong Dụ Thượng thờ làm Thành Hoàng vẫn không thay đổi, vẫn trường tồn mãi mãi, suốt từ đời này đến đời khác.
- Vị trí địa điểm của đình: Đình Chạng của dân tộc Tày xã Phong Dụ Thượng dựng nơi xa khu dân cư, nằm ở chân đồi Chạng. Đình Chạng nói riêng, đình của dân tộc Tày nói chung thường không có tường bao xung quanh, ban thờ đơn giản, đình làng xã của người Tày chức năng chủ yếu để thờ cúng, tế lễ trong mỗi dịp lễ tết, rất ít khi sử dụng vào mục đích họp dân bản làng.
9. Phong tục lễ hội
Hàng năm di tích đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên tổ chức các ngày lễ như sau:
- Lễ Cầu đình (hay lễ mở cửa rừng)
+ Thời gian: Ngày mùng 2 Tết.
+ Lễ vật: Các hộ gia đình của bản Chạng trên và bản Chạng dưới chuẩn bị mỗi gia đình 1 mâm cỗ (có thể 1-2-3 gia đình chuẩn bị 1 mâm). Mâm cỗ bao gồm thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, bánh nếp, bỏng gạo nếp (không thể thiếu), rượu, hoa quả...những sản vật này do dân làng tự nuôi, trồng, sản xuất trong năm. Sau khi chuẩn bị xong, dân làng mang lên đình để cúng tế Thần Linh, Thành Hoàng. Cách bày đặt: Trên ban thờ chính đặt 1 mâm của thầy Mo, 2 mâm của 2 bản, còn các mâm của gia đình đặt phía dưới ban thờ chính (sàn nhà).
+ Nghi lễ: Thầy Mo thay mặt dân làng tạ ơn Trời-Đất, Thành Hoàng, bản thổ và thỉnh cầu các Thần Linh, Thành Hoàng chứng giám lòng thành của dân bản và mời các ngài về ăn tết với dân bản. Trong lễ này thầy Mo xin phép các Thần Hoàng, Thần Núi, Thổ Địa... cho nhân dân bản được vào rừng làm nương rẫy và cầu cho dân làng một năm làm ăn may mắn, cây cối tươi tốt.
Theo quan niệm của đồng bào Tày nơi đây, lễ đóng cửa rừng thực hiện từ ngày 25 tháng Chạp. Sau khi làm lễ cúng mở cửa rừng (mùng 2 tết) thì mọi người mới được vào rừng, nếu không sẽ gặp điều không may mắn.
- Lễ cúng Rằm (lễ tế Thành Hoàng)
+ Thời gian: Ngày Mùi (từ mùng 5 đến ngày rằm tháng Giêng).
+ Lễ vật: Dân bản mổ 1 con trâu, trước khi mổ trâu (12 giờ đêm) ông Mo xin Thành Hoàng, Thần Núi... ở đình, nếu được thần linh đồng ý mới được cắt tiết trâu (cách gieo quẻ đồng tiền âm dương trước ban thờ). Ngoài thịt trâu còn có thịt lợn (mổ 1 con lợn), thịt gà, thịt vịt, cá, hoa quả, rượu, xôi nếp, bánh nếp...
Dân làng chuẩn bị 1 cây hoa “cây phan” (làm bằng cây chuối), trên cây hoa trang trí chim én, hoa lá (cắt bằng giấy), xung quanh trang trí sợi chỉ màu đỏ, vàng, xanh...Sau khi mổ trâu xong, lấy đầu, đuôi, 4 chậu tiết, 4 chân trâu; 1 đầu, 1 đuôi 4 chân lợn, gà... xếp thành mâm đặt trên ban thờ chính của đình.
+ Nghi lễ: Tại đình, thầy Mo thỉnh với các Thần Hoàng, Sơn Thần, Thổ Địa Thần Nông để cầu tài, cầu lộc, cầu tự, cầu một năm mới an lành, phồn thực, vạn vật sinh sôi nảy nở và xin mở hội lồng tồng (xuống đồng). Sau khi kết thúc các nghi lễ tại đình, thầy Mo cùng dân bản tổ chức rước cây hoa, mâm cỗ ra đồng để tiếp tục tổ chức lễ hội xuống đồng (hội lồng tồng).
- Lễ hội Lồng tồng: Để tổ chức lễ Lồng tồng mỗi gia đình trong bản chuẩn bị một mâm lễ. Trong mâm có các lễ vật như thịt gà, lợn, cá, xôi, rượu, hoa quả va bánh bỏng (được làm từ gạo rang cô lại với mật) để cúng Thành Hoàng, Phúc Than, Than Núi, Thần Nông...
Sau khi thầy Mo cúng xin các Thành Hoàng, Thần Nông, đến giờ đẹp nghi thức xuống đồng được thực hiện, người có địa vị, chức sắc, người có uy tín tại địa phương sẽ cày những đường cày đầu tiên khai mùa. Sau đó, thầy Mo sẽ xin phép Thành Hoàng và các vị Thần cho dân bản được thụ lộc. Theo quan niệm, gia đình nào có cỗ thịnh soạn và mời được nhiều khách đến thưởng thức thì coi như cả năm gặp được những điều may mắn.
Phần hội: Dân làng tổ chức các trò chơi như ném còn, kéo cọ, đẩỵ gậy bắn nỏ, chọi gà, hát then... mọi người tham gia trong không khí vui tươi náo nhiệt.
- Tết Đoan Ngọ:
+ Thời gian: Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.
+ Lễ vật: Hoa quả, rượu (do ông Mo đình chuẩn bị)
+ Nghi lễ: Ông Mo thay mặt dân làng dâng hoa quả lên Thành Hoàng, Thần Nông, Thổ Địa và thỉnh cầu cho dân làng mạnh khỏe, không bị sâu bọ phá hoại hoa mầu, mùa màng tốt tươi.
- Lễ Trung nguyên:
+ Thời gian: Ngày Rằm tháng 7 hàng năm
+ Lễ vật: Dân làng cùng với ông Mo chuẩn bị 01-2 mâm cỗ gồm thịt gà, cá, thịt lợn, hoa quả, bánh, hương hoa...
+ Nghi lễ: Ông Mo thay mặt dân làng dâng hoa quả lên Thành Hoàng, Thần Nông, Thổ Địa và thỉnh cầu các Ngài phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở; cầu cho quốc thái dân an...
+ Phần hội: Kết thúc các nghi lễ dân làng tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian như hát then, ném còn, đánh tó mắc lẹ, đẩy gậy, thi bắn nỏ...
- Lễ Tất niên (Lễ đóng cửa rừng):
+ Thời gian: Ngày 25 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch)
+ Lễ vật: Dân làng cùng với ông Mo chuẩn bị 01 mâm gồm thịt gà, thịt vịt, thịt lợn, hoa quả, rượu, bánh tráng, bánh dày...
+ Nghi lễ: Ông Mo thay mặt dân làng tạ ơn Thành Hoàng, Thần Linh, Thổ Địa đã phù hộ cho dân làng một năm mạnh khỏe, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no và thỉnh mời các Thành Hoàng, Thần Linh, Thổ Địa về dự đón tết năm mới với dân làng.
Theo tập quán của người Tày, kể từ ngày này dân làng không được lên rừng chặt cây. Đến tháng giêng tổ chức lễ mở rừng mọi người mới được lên rừng chặt cây, làm nương.
Di tích đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Yăn Yên có từ lâu đời là nơi hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc trong xã Phong Dụ Thượng và trong vùng, là sự kế thừa, kết nối dòng chảy lịch sử văn hóa truyền thống Việt Nam có từ hàng ngàn năm, đình gắn với quá trình hình thành và phát triển của bản Chạng và xã Phong Dụ Thượng từ xa xưa, chứng kiến những đổi thay của vùng quê nơi đây. Có đình thì mới tạo được thế đứng, gắn bó vào cộng đồng dân tộc, đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước.
27 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Ngày 27/12/2017, UBND tỉnh Yên Bái đã ký Quyết định số 3467/QĐ-UBND công nhận đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.1. Tên gọi di tích:
Di tích lịch sử, văn hóa đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
2. Loại hình di tích
Đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh
3. Quyết định công nhận di tích cấp tỉnh
Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 của UBND tỉnh Yên Bái về việc xếp hạng di tích đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thuộc di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm di tích
Di tích đình Chạng nay thuộc bản Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, tọa lạc trên triền đồi Chạng, cách ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Thượng 0lkm, cách khu dân cư khoảng 300m, cách trung tâm huyện lỵ Văn Yên 50 km, cách tỉnh lỵ Yên Bái 90km về phía Tây Bắc.
Di tích đình Chạng có diện tích khoanh vùng bảo vệ: 1.500,0m, xung quanh là đồi cọ, phía trước đình (minh đường) bằng phẳng, thoáng rộng, nhìn về bản làng và cánh đồng, phía sau đình (hậu chẩm) tựa vào đồi Chạng, bên trái đình (tả) là đồi rừng, bên phải (hữu) đình là gò thấp. Như vậy, về địa thế đình Chạng có thế thấy “tả thanh long, hữu bạch hổ” rất phù hợp về phong thủy của một ngôi đình làng xã ở Việt Nam.
5. Đường đi đến di tích
Đến di tích đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái theo những tuyến đường sau:
- Từ thành phố Yên Bái (bến xe Yên Bái) đi theo đường đại lộ Nguyễn Thái Học tới đầu cầu Yên Bái, đi theo đường tỉnh lộ Yên Bái-Khe Sang, qua cầu Trái Hút vào xã Phong Dụ Thượng là tới di tích.
- Đi đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai đến nút giao IC14 (An Thịnh), du khách đi tiếp qua xã Tân Hợp và Phong Dụ Hạ đến xã Phong Dụ Thượng là tới di tích.
- Từ Hà Nội-Yên Bái, đi đường sắt đến ga Trái Hút (Văn Yên), qua cầu Trái Hút đến xã Phong Dụ Thượng là tới di tích.
6. Sơ lược lịch sử di tích
Đình Chạng thuộc bản Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với kiến trúc nhà sàn truyền thống người Tày. Theo các cụ già trong xã Phong Dụ Thượng cho biết: Đình Chạng có từ lâu đời, từ khi người Tày từ Bảo Thắng, Lào Cai đến sinh sống lập bản Chạng ở xã Phong Dụ (nay xã Phong Dụ Thượng). Đình thờ 3 vị Sơn Thần (Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh), Thành Hoàng, Phúc Thần. Ngày nay các nghi lễ cứ theo truyền thống xưa mà thực hiện. Theo truyền thuyết dân gian Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương là ba anh em, là ba vị tướng thời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18) đã có công trấn ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước, được các đời vua qua nhiều triều đại sắc phong Thánh-Thượng đẳng thần (Đức Thánh Tản Viên, Đức Thánh Cao Sơn và Đức Thánh Quý Minh), được nhân dân khắp nơi thờ phụng, trở thành Thành Hoàng làng và nổi tiếng là vị thần linh ứng, giúp đỡ, che chở cho dân làng cuộc sống an lành, phồn thực, vạn vật sinh sôi nảy nở. Sau khi giúp vua Hùng Duệ Vương (Vua Hùng thứ 18) đánh thắng quân Thục, mỗi vị Thần ngự ở một ngọn núi (bên trái của dãy núi Ba Vì là Thần Cao Sơn, Tản Viên Sơn Thánh đứng giữa, bên phải là Quý Minh Đại Vương).
Đình Chạng còn ghi dấu ấn sự kiện lịch sử: Tháng 10 năm 1952, bộ đội ta mở chiến dịch Tây Bắc. Ngày 27 tháng 10 năm 1952, bộ đội và du kích tập kích đồn Chạng và các bốt ở Phong Dụ (nay Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ và Xuân Tầm). Để chuẩn bị tập kích đồn Chạng và các bốt, đình Chạng là nơi bộ đội, du kích tập kết, lập đài quan sát, cứu thương... trước đó trong các chiến dịch Nghĩa Lộ-Quang Huy (1948), chiến dịch Lý Thường Kiệt (1951) đình Chạng là trạm dừng chân của bộ đội, dân công trên đường tiến vào đánh đồn Nghĩa Lộ.
- Năm 1983, nhân dân chuyển vị trí đình Chạng, cách vị trí cũ l00m và thay đổi cột tròn thành cột vuông, thay một sô xà, kèo bị hỏng...
Đình Chạng có kiến trúc nhà sàn truyền thống dân tộc Tày, 3 gian, cột gỗ vuông, không tường, không vách ngăn, 1 cầu thang lên xuống, lợp proximang (trước năm 1983 cột tròn, lợp cọ).
Bài trí ban thờ: Gian chính giữa có ban thờ ghép bằng ván gỗ, trên bàn thờ có 3 bát nhang thờ Thành Hoàng, Sơn Thần, Thổ Công, Thần Nông.
Nhìn chung, đình Chạng kiến trúc, quy mô rất đơn giản, không cầu kỳ.
7. Các nhân vật được thờ tự
- Đình Chạng thờ “Tam vị thượng đẳng thần”, đó là ba vị thần: Tản Viên Sơn Thánh (còn có tên gọi Sơn Tinh), Quý Minh Đại Vương và Thần Cao Sơn (Cao Sơn Đại Vương).
- Đình còn thờ những người có công đưa dân đến khai sơn lập bản Chạng và thờ những người có chức sắc của xã, của bản có công giúp đỡ, bảo vệ dân làng, làm cho bản, làng xã ngày càng phát triển, sau khi mất được dân bản suy tôn là “Phúc Thần” (Thành hoàng) và thờ Thổ Công (hay còn gọi là Ông Địa).
8. Đặc điểm của di tích đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên
- Dấu ấn cội nguồn: Thờ Thành Hoàng là tín ngưỡng thuần Việt có từ thuở xa xưa, là hệ thống tín ngưỡng dân gian và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Việc thờ cúng Thành Hoàng vừa là tín ngưỡng vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với các bậc tiền nhân có công với dân, với cộng đồng làng xã và đất nước. Thờ cúng Thành Hoàng là sự tôn vinh các bậc tiên nhân luôn gắn kết và che chở cho dân làng, là câu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Dấu ấn lịch sử: Di tích đình Chạng là kế thừa, kết nối dòng chảy lịch sử văn hóa truyền thống Việt có từ hàng ngàn năm, là tiến trình phát triển lịch sử, văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Di tích đình Chạng gắn bó với người dân bản Chạng nói riêng, cộng đồng các dân tộc xã Phong Dụ Thượng nói chung từ khi mới lập bản và hình thành, phát triển xã Phong Dụ Thượng xưa, chứng kiến bao đổi thay của làng bản nơi đây.
- Dấu ấn lối sống và dấu ấn tôn giáo, tín ngưỡng: Di tích đình Chạng là nơi hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc trong xã Phong Dụ Thượng. Đối với dân bản Chạng và cộng đồng các dân tộc xã Phong Dụ Thượng Thành Hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, lối sống, pháp luật cùng hy vọng của người dân làng xã là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên hệ vô hình, làm cho cộng đồng gắn kết chặt chẽ bền vững hơn. Sự thờ phụng Thành Hoàng tượng trưng và trường tồn của làng xã Phong Dụ Thượng xưa và nay. Trải qua thời gian, biến đổi của lịch sử làng xã có thay đổi, chính sách của nhà nước có chặt chẽ hay cởi mở, dù dân làng có giàu sang hay nghèo túng... thì người được dân bản Chạng, xã Phong Dụ Thượng thờ làm Thành Hoàng vẫn không thay đổi, vẫn trường tồn mãi mãi, suốt từ đời này đến đời khác.
- Vị trí địa điểm của đình: Đình Chạng của dân tộc Tày xã Phong Dụ Thượng dựng nơi xa khu dân cư, nằm ở chân đồi Chạng. Đình Chạng nói riêng, đình của dân tộc Tày nói chung thường không có tường bao xung quanh, ban thờ đơn giản, đình làng xã của người Tày chức năng chủ yếu để thờ cúng, tế lễ trong mỗi dịp lễ tết, rất ít khi sử dụng vào mục đích họp dân bản làng.
9. Phong tục lễ hội
Hàng năm di tích đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên tổ chức các ngày lễ như sau:
- Lễ Cầu đình (hay lễ mở cửa rừng)
+ Thời gian: Ngày mùng 2 Tết.
+ Lễ vật: Các hộ gia đình của bản Chạng trên và bản Chạng dưới chuẩn bị mỗi gia đình 1 mâm cỗ (có thể 1-2-3 gia đình chuẩn bị 1 mâm). Mâm cỗ bao gồm thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, bánh nếp, bỏng gạo nếp (không thể thiếu), rượu, hoa quả...những sản vật này do dân làng tự nuôi, trồng, sản xuất trong năm. Sau khi chuẩn bị xong, dân làng mang lên đình để cúng tế Thần Linh, Thành Hoàng. Cách bày đặt: Trên ban thờ chính đặt 1 mâm của thầy Mo, 2 mâm của 2 bản, còn các mâm của gia đình đặt phía dưới ban thờ chính (sàn nhà).
+ Nghi lễ: Thầy Mo thay mặt dân làng tạ ơn Trời-Đất, Thành Hoàng, bản thổ và thỉnh cầu các Thần Linh, Thành Hoàng chứng giám lòng thành của dân bản và mời các ngài về ăn tết với dân bản. Trong lễ này thầy Mo xin phép các Thần Hoàng, Thần Núi, Thổ Địa... cho nhân dân bản được vào rừng làm nương rẫy và cầu cho dân làng một năm làm ăn may mắn, cây cối tươi tốt.
Theo quan niệm của đồng bào Tày nơi đây, lễ đóng cửa rừng thực hiện từ ngày 25 tháng Chạp. Sau khi làm lễ cúng mở cửa rừng (mùng 2 tết) thì mọi người mới được vào rừng, nếu không sẽ gặp điều không may mắn.
- Lễ cúng Rằm (lễ tế Thành Hoàng)
+ Thời gian: Ngày Mùi (từ mùng 5 đến ngày rằm tháng Giêng).
+ Lễ vật: Dân bản mổ 1 con trâu, trước khi mổ trâu (12 giờ đêm) ông Mo xin Thành Hoàng, Thần Núi... ở đình, nếu được thần linh đồng ý mới được cắt tiết trâu (cách gieo quẻ đồng tiền âm dương trước ban thờ). Ngoài thịt trâu còn có thịt lợn (mổ 1 con lợn), thịt gà, thịt vịt, cá, hoa quả, rượu, xôi nếp, bánh nếp...
Dân làng chuẩn bị 1 cây hoa “cây phan” (làm bằng cây chuối), trên cây hoa trang trí chim én, hoa lá (cắt bằng giấy), xung quanh trang trí sợi chỉ màu đỏ, vàng, xanh...Sau khi mổ trâu xong, lấy đầu, đuôi, 4 chậu tiết, 4 chân trâu; 1 đầu, 1 đuôi 4 chân lợn, gà... xếp thành mâm đặt trên ban thờ chính của đình.
+ Nghi lễ: Tại đình, thầy Mo thỉnh với các Thần Hoàng, Sơn Thần, Thổ Địa Thần Nông để cầu tài, cầu lộc, cầu tự, cầu một năm mới an lành, phồn thực, vạn vật sinh sôi nảy nở và xin mở hội lồng tồng (xuống đồng). Sau khi kết thúc các nghi lễ tại đình, thầy Mo cùng dân bản tổ chức rước cây hoa, mâm cỗ ra đồng để tiếp tục tổ chức lễ hội xuống đồng (hội lồng tồng).
- Lễ hội Lồng tồng: Để tổ chức lễ Lồng tồng mỗi gia đình trong bản chuẩn bị một mâm lễ. Trong mâm có các lễ vật như thịt gà, lợn, cá, xôi, rượu, hoa quả va bánh bỏng (được làm từ gạo rang cô lại với mật) để cúng Thành Hoàng, Phúc Than, Than Núi, Thần Nông...
Sau khi thầy Mo cúng xin các Thành Hoàng, Thần Nông, đến giờ đẹp nghi thức xuống đồng được thực hiện, người có địa vị, chức sắc, người có uy tín tại địa phương sẽ cày những đường cày đầu tiên khai mùa. Sau đó, thầy Mo sẽ xin phép Thành Hoàng và các vị Thần cho dân bản được thụ lộc. Theo quan niệm, gia đình nào có cỗ thịnh soạn và mời được nhiều khách đến thưởng thức thì coi như cả năm gặp được những điều may mắn.
Phần hội: Dân làng tổ chức các trò chơi như ném còn, kéo cọ, đẩỵ gậy bắn nỏ, chọi gà, hát then... mọi người tham gia trong không khí vui tươi náo nhiệt.
- Tết Đoan Ngọ:
+ Thời gian: Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.
+ Lễ vật: Hoa quả, rượu (do ông Mo đình chuẩn bị)
+ Nghi lễ: Ông Mo thay mặt dân làng dâng hoa quả lên Thành Hoàng, Thần Nông, Thổ Địa và thỉnh cầu cho dân làng mạnh khỏe, không bị sâu bọ phá hoại hoa mầu, mùa màng tốt tươi.
- Lễ Trung nguyên:
+ Thời gian: Ngày Rằm tháng 7 hàng năm
+ Lễ vật: Dân làng cùng với ông Mo chuẩn bị 01-2 mâm cỗ gồm thịt gà, cá, thịt lợn, hoa quả, bánh, hương hoa...
+ Nghi lễ: Ông Mo thay mặt dân làng dâng hoa quả lên Thành Hoàng, Thần Nông, Thổ Địa và thỉnh cầu các Ngài phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở; cầu cho quốc thái dân an...
+ Phần hội: Kết thúc các nghi lễ dân làng tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian như hát then, ném còn, đánh tó mắc lẹ, đẩy gậy, thi bắn nỏ...
- Lễ Tất niên (Lễ đóng cửa rừng):
+ Thời gian: Ngày 25 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch)
+ Lễ vật: Dân làng cùng với ông Mo chuẩn bị 01 mâm gồm thịt gà, thịt vịt, thịt lợn, hoa quả, rượu, bánh tráng, bánh dày...
+ Nghi lễ: Ông Mo thay mặt dân làng tạ ơn Thành Hoàng, Thần Linh, Thổ Địa đã phù hộ cho dân làng một năm mạnh khỏe, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no và thỉnh mời các Thành Hoàng, Thần Linh, Thổ Địa về dự đón tết năm mới với dân làng.
Theo tập quán của người Tày, kể từ ngày này dân làng không được lên rừng chặt cây. Đến tháng giêng tổ chức lễ mở rừng mọi người mới được lên rừng chặt cây, làm nương.
Di tích đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Yăn Yên có từ lâu đời là nơi hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc trong xã Phong Dụ Thượng và trong vùng, là sự kế thừa, kết nối dòng chảy lịch sử văn hóa truyền thống Việt Nam có từ hàng ngàn năm, đình gắn với quá trình hình thành và phát triển của bản Chạng và xã Phong Dụ Thượng từ xa xưa, chứng kiến những đổi thay của vùng quê nơi đây. Có đình thì mới tạo được thế đứng, gắn bó vào cộng đồng dân tộc, đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước.
Các bài khác
- Di tích lịch sử cấp tỉnh đền Lương Nham, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (15/10/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa Đình Đôn Giáo, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (30/08/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa đền Làng Vải, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (17/06/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (11/06/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa đền Đôi Cô, xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (05/06/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa Đình và Đền Tân Hợp, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (05/04/2024)
- Di tích Lịch sử văn hóa Đền Trái Đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (03/04/2024)
- Di tích Lịch sử văn hóa Chùa Văn Lãng (Chùa Ngã Hai), xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (25/01/2023)
- Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh Đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (23/01/2023)
- Di tích đồn Đại Lịch, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
Xem thêm »