Hiện tại, xã Nậm Khắt có trên 8.980 ha rừng. Trong đó, trên 6.650 ha rừng tự nhiên, trên 1.200 ha rừng trồng phòng hộ, gần 1.000 ha rừng trồng sản xuất, chủ yếu là cây sơn tra...
Nhờ được chăm sóc, bảo vệ, nên hàng trăm héc - ta sơn tra trồng ở Nậm Khắt đang phát triển tốt.
Xã Nậm Khắt có địa bàn rộng với trên 11.876 ha, địa hình đồi núi cao, phức tạp với độ dốc lớn, bị chia cắt bởi nhiều khe suối sâu; giao thông đi lại không thuận lợi; thời tiết, khí hậu thay đổi khắc nghiệt. Hàng năm, vào mùa đông, thường xảy ra rét đậm, rét hại, băng tuyết làm cho cỏ cây bị chết khô thành nhiều lớp thực bì dày, nên khi nắng nóng, gió mùa khô hanh nếu gặp lửa dễ gây ra cháy lớn và cháy lan rất nhanh.
Ông Chang A Páo - cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải phụ trách xã cho biết: "Để hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng, hàng năm, chúng tôi luôn chủ động phối hợp với địa phương xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các chủ rừng, tổ bảo vệ, PCCCR, bà con nhân dân thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, các quy định về PCCCR, thường xuyên đi tuần tra, kiểm tra, gác trực PCCCR, duy tu bảo dưỡng các đường băng cản lửa, đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân nâng cao ý thức, nhận thức về công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Đặc biệt, gắn lợi ích kinh tế từ rừng như trồng cây sơn tra, thảo quả, chi trả phí dịch vụ môi trường rừng hàng năm... đã giúp người dân nâng cao trách nhiệm với rừng. Vì vậy, những năm qua, Nậm Khắt không để xảy ra vụ cháy rừng nào”.
Hiện tại, xã Nậm Khắt có diện tích rừng trên 8.980 ha. Trong đó, trên 6.650 ha rừng tự nhiên, trên 1.200 ha rừng trồng phòng hộ, gần 1.000 ha rừng trồng sản xuất, chủ yếu là cây sơn tra... Ông Lý A Sử - Phó Chủ tịch UBND xã, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững xã Nậm Có cho biết: "Với hơn 200 ha sơn tra mọc tự nhiên đã cho thu quả và gần 900 ha sơn tra trồng mới đang chăm sóc từ 2 đến 5 năm tuổi, mỗi năm sơn tra trên địa bàn cho thu hoạch trên 600 tấn quả, gần chục tấn thảo quả tươi cùng với hàng trăm triệu đồng tiền chi trả từ phí dịch vụ môi trường rừng, hàng năm đã mang lại cho nhân dân tới hàng chục tỷ đồng nên đã góp phần không nhỏ giúp người dân tự giác nâng cao ý thức, trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ rừng”.
Là một xã có diện tích rừng rộng, nằm ở thượng nguồn của nhiều dòng suối nên vai trò của rừng ở Nậm Khắt không chỉ có giá trị đối với địa phương mà còn tác động lớn đến môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của nhiều địa phương giáp ranh nói chung và huyện Mù Cang Chải nói riêng. Bởi vậy, để nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng trên địa bàn, hàng năm, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững xã cũng luôn chú trọng xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, củng cố, kiện toàn lực lượng trong Ban và các tổ bảo vệ, PCCCR ở 9/9 bản.
Khi bước vào mùa làm nương rẫy, cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện, cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện đều chủ động phối hợp với xã, thôn, bản tổ chức họp dân tuyên truyền từ 2 buổi trở lên/bản/năm; thống kê toàn bộ nương rẫy của nhân dân đang sản xuất để phân loại, hướng dẫn cụ thể đối với từng trường hợp để nhân dân đốt thực bì trên nương theo quy trình đảm bảo an toàn cao nhất và phân công lực lượng gác trực PCCCR 24/24 giờ trong những dịp, ngày cao điểm...
Ngoài ra, ngay đầu năm lực lượng chức năng và địa phương đã quan tâm đôn đốc các bản, các chủ rừng, tổ bảo vệ, PCCCR hướng dẫn nhân dân phát mới, tu sửa toàn bộ đường băng cản lửa với tổng chiều dài trên 35 km, đặc biệt là qua tuyên truyền, ý thức nhân dân được nâng lên và đã có trên 920 hộ dân ký cam kết không để xảy ra cháy rừng.
Bên cạnh đó, địa phương cũng được trang bị 5 bảng tuyên truyền, 4 bảng báo mọi cấp độ báo cháy rừng, 45 biển cấm chặt phá rừng, 20 biển cấm lửa, 10 loa cầm tay, 4 bình phun nước, 30 quần áo, mũ bảo hộ, 30 vỉ dập lửa, dao phát... giúp cảnh bảo cháy rừng và hỗ trợ xử lý khi có sự cố xảy ra được hiệu quả hơn.
Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành thực hiện tốt các quy trình, quy định về PCCCR, Đảng ủy, chính quyền xã và các lực lượng chức năng còn đặc biệt quan tâm giáo dục nâng cao ý thức, nhận thức về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cho nhân dân. Nhờ đó, công tác PCCCR ở địa phương ngày càng đạt hiệu quả cao và Nậm Khắt đã duy trì hơn 6 năm liên tục không để xảy ra vụ cháy rừng nào.
1113 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Hiện tại, xã Nậm Khắt có trên 8.980 ha rừng. Trong đó, trên 6.650 ha rừng tự nhiên, trên 1.200 ha rừng trồng phòng hộ, gần 1.000 ha rừng trồng sản xuất, chủ yếu là cây sơn tra... Xã Nậm Khắt có địa bàn rộng với trên 11.876 ha, địa hình đồi núi cao, phức tạp với độ dốc lớn, bị chia cắt bởi nhiều khe suối sâu; giao thông đi lại không thuận lợi; thời tiết, khí hậu thay đổi khắc nghiệt. Hàng năm, vào mùa đông, thường xảy ra rét đậm, rét hại, băng tuyết làm cho cỏ cây bị chết khô thành nhiều lớp thực bì dày, nên khi nắng nóng, gió mùa khô hanh nếu gặp lửa dễ gây ra cháy lớn và cháy lan rất nhanh.
Ông Chang A Páo - cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải phụ trách xã cho biết: "Để hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng, hàng năm, chúng tôi luôn chủ động phối hợp với địa phương xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các chủ rừng, tổ bảo vệ, PCCCR, bà con nhân dân thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, các quy định về PCCCR, thường xuyên đi tuần tra, kiểm tra, gác trực PCCCR, duy tu bảo dưỡng các đường băng cản lửa, đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân nâng cao ý thức, nhận thức về công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Đặc biệt, gắn lợi ích kinh tế từ rừng như trồng cây sơn tra, thảo quả, chi trả phí dịch vụ môi trường rừng hàng năm... đã giúp người dân nâng cao trách nhiệm với rừng. Vì vậy, những năm qua, Nậm Khắt không để xảy ra vụ cháy rừng nào”.
Hiện tại, xã Nậm Khắt có diện tích rừng trên 8.980 ha. Trong đó, trên 6.650 ha rừng tự nhiên, trên 1.200 ha rừng trồng phòng hộ, gần 1.000 ha rừng trồng sản xuất, chủ yếu là cây sơn tra... Ông Lý A Sử - Phó Chủ tịch UBND xã, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững xã Nậm Có cho biết: "Với hơn 200 ha sơn tra mọc tự nhiên đã cho thu quả và gần 900 ha sơn tra trồng mới đang chăm sóc từ 2 đến 5 năm tuổi, mỗi năm sơn tra trên địa bàn cho thu hoạch trên 600 tấn quả, gần chục tấn thảo quả tươi cùng với hàng trăm triệu đồng tiền chi trả từ phí dịch vụ môi trường rừng, hàng năm đã mang lại cho nhân dân tới hàng chục tỷ đồng nên đã góp phần không nhỏ giúp người dân tự giác nâng cao ý thức, trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ rừng”.
Là một xã có diện tích rừng rộng, nằm ở thượng nguồn của nhiều dòng suối nên vai trò của rừng ở Nậm Khắt không chỉ có giá trị đối với địa phương mà còn tác động lớn đến môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của nhiều địa phương giáp ranh nói chung và huyện Mù Cang Chải nói riêng. Bởi vậy, để nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng trên địa bàn, hàng năm, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững xã cũng luôn chú trọng xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, củng cố, kiện toàn lực lượng trong Ban và các tổ bảo vệ, PCCCR ở 9/9 bản.
Khi bước vào mùa làm nương rẫy, cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện, cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện đều chủ động phối hợp với xã, thôn, bản tổ chức họp dân tuyên truyền từ 2 buổi trở lên/bản/năm; thống kê toàn bộ nương rẫy của nhân dân đang sản xuất để phân loại, hướng dẫn cụ thể đối với từng trường hợp để nhân dân đốt thực bì trên nương theo quy trình đảm bảo an toàn cao nhất và phân công lực lượng gác trực PCCCR 24/24 giờ trong những dịp, ngày cao điểm...
Ngoài ra, ngay đầu năm lực lượng chức năng và địa phương đã quan tâm đôn đốc các bản, các chủ rừng, tổ bảo vệ, PCCCR hướng dẫn nhân dân phát mới, tu sửa toàn bộ đường băng cản lửa với tổng chiều dài trên 35 km, đặc biệt là qua tuyên truyền, ý thức nhân dân được nâng lên và đã có trên 920 hộ dân ký cam kết không để xảy ra cháy rừng.
Bên cạnh đó, địa phương cũng được trang bị 5 bảng tuyên truyền, 4 bảng báo mọi cấp độ báo cháy rừng, 45 biển cấm chặt phá rừng, 20 biển cấm lửa, 10 loa cầm tay, 4 bình phun nước, 30 quần áo, mũ bảo hộ, 30 vỉ dập lửa, dao phát... giúp cảnh bảo cháy rừng và hỗ trợ xử lý khi có sự cố xảy ra được hiệu quả hơn.
Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành thực hiện tốt các quy trình, quy định về PCCCR, Đảng ủy, chính quyền xã và các lực lượng chức năng còn đặc biệt quan tâm giáo dục nâng cao ý thức, nhận thức về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cho nhân dân. Nhờ đó, công tác PCCCR ở địa phương ngày càng đạt hiệu quả cao và Nậm Khắt đã duy trì hơn 6 năm liên tục không để xảy ra vụ cháy rừng nào.