CTTĐT - Trong nhiều năm qua cây chè luôn được chính quyền xã Bảo Hưng xác định là thế mạnh trong phát triển kinh tế, là cây mũi nhọn trong cơ cấu phát triển nông - lâm nghiệp của xã. Cùng với việc tuyên truyền vận động và hướng dẫn bà con cải tạo, đầu tư thâm canh và chế biến chè đảm bảo tiêu chuẩn VietGap, Bảo Hưng còn xây dựng làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao thôn Trực Thanh với mong muốn phát triển thương hiệu cho sản phẩm chè của địa phương.
Người dân xã Bảo Hưng thu hái chè
Gia đình chị Trần Thị Bắc ở thôn Trực Thanh, xã Bảo Hưng, trước đây chỉ trồng các giống chè trung du và chè cành già cỗi nên chất lượng búp kém, giá bán bấp bênh nên cho hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2012, khi xã vận động trồng cải tạo chè bằng giống cho năng suất cao, gia đình chị Bắc đã đăng ký trồng cải tạo hết diện tích bằng các giống chè chất lượng cao, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap để nâng cao thu nhập, đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất chè sạch của địa phương và các yêu cầu để tham gia vào làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao thôn Trực Thanh. Đến nay, gia đình chị đã có hơn 1 mẫu chè chất lượng cao là Bát Tiên và Phúc Vân Tiên, hàng năm cho thu nhập từ 70 đến 100 triệu đồng. Chị Trần Thị Bắc chia sẻ: “Bản thân tôi cũng như hầu hết các hộ dân trong thôn đều sống dựa vào cây chè. Do đó mong muốn hiện nay là sớm thành lập làng nghề để tiếp tục duy trì và phát triển nghề, mang sản phẩm chè có thương hiệu và chất lượng ra thị trường, nâng cao đời sống cho người dân.”
Thôn Trực Thanh, xã Bảo Hưng có truyền thống trồng và chế biến chè được gần 4 thập kỷ. Trải qua nhiều thế hệ, người dân đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình trồng và chế biến chè. Cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự năng động của người nông dân, năng suất, chất lượng sản phẩm chè của thôn ngày một nâng cao. Hiện 100% số hộ trong thôn trồng chè với khoảng 60 ha chè chất lượng cao. Ông Vũ Ngọc Tề - Trưởng thôn Trực Thanh cho biết: “Từ năm 2000 đến nay, nhân dân trong thôn chuyển từ bán chè búp tươi sang xây dựng xưởng, mua máy chế biến mini để sản xuất chè xanh. Sản phẩm chè khô của các hộ trong thôn đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đánh giá có chất lượng tốt. Từ đây đã tạo việc làm cho người lao động và trở thành nguồn thu nhập chính của 95% số hộ trong thôn”. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2016 - 2017, doanh thu từ sản xuất, chế biến chè của thôn Trực Thanh đạt hơn 11,6 tỷ đồng. Việc xây dựng làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao thôn Trực Thanh sẽ góp phần để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm cũng như tạo dựng thương hiệu trên thị trường và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Các hộ dân ở thôn Trực Thanh đã thành lập 2 nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn Vietgap, trong đó một nhóm đã cùng nhau góp vốn và thành lập Hợp tác xã (HTX) sản xuất chè xanh CLC với dây chuyển sản xuất chè xanh do dự án QSEAP tài trợ, công suất 2 tấn chè búp tươi/ngày. HTX được thành lập đã tạo sự liên kết, tăng sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, tạo động lực cho từng hộ làm nghề và giải quyết những nhu cầu chung thúc đẩy sản xuất làng nghề đạt hiệu quả cao. Các hộ trong HTX đầu tư để sản phẩm sau chế biến đảm bảo nguồn gốc rõ ràng và góp phần nâng cao giá trị. Anh Trần Văn Trường - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX sản xuất chè xanh CLC Bảo Hưng cho biết thêm: “Bên cạnh nỗ lực xây dựng vùng nguyên liệu sạch phục vụ sản xuất, HTX cũng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức chuyên môn cho bà con nông dân, giúp họ nắm bắt và hiểu biết các phương pháp, kỹ thuật chăm sóc cây chè. Nhờ đó, nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến tương đối đồng đều, ổn định về chất lượng, sản phẩm bán ra thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng”.
Việc hình thành một làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao ở xã Bảo Hưng là điểm sáng cần nhân rộng. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển ổn định làng nghề sản xuất, chế biến chè thì chính quyền địa phương cần tiếp tục khuyến khích người dân trồng thay thế các giống chè già cỗi, kém hiệu quả bằng các giống chè chất lượng cao; đổi mới phương pháp, kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến để hạn chế sức lao động, giảm chi phí đầu tư; hình thành các nhóm, tổ, HTX sản xuất để thuận lợi trong việc xây dựng tư cách pháp nhân, đủ điều kiện vay vốn, quảng bá thương hiệu; xây dựng vùng chè an toàn, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm./.
1442 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong nhiều năm qua cây chè luôn được chính quyền xã Bảo Hưng xác định là thế mạnh trong phát triển kinh tế, là cây mũi nhọn trong cơ cấu phát triển nông - lâm nghiệp của xã. Cùng với việc tuyên truyền vận động và hướng dẫn bà con cải tạo, đầu tư thâm canh và chế biến chè đảm bảo tiêu chuẩn VietGap, Bảo Hưng còn xây dựng làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao thôn Trực Thanh với mong muốn phát triển thương hiệu cho sản phẩm chè của địa phương.Gia đình chị Trần Thị Bắc ở thôn Trực Thanh, xã Bảo Hưng, trước đây chỉ trồng các giống chè trung du và chè cành già cỗi nên chất lượng búp kém, giá bán bấp bênh nên cho hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2012, khi xã vận động trồng cải tạo chè bằng giống cho năng suất cao, gia đình chị Bắc đã đăng ký trồng cải tạo hết diện tích bằng các giống chè chất lượng cao, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap để nâng cao thu nhập, đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất chè sạch của địa phương và các yêu cầu để tham gia vào làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao thôn Trực Thanh. Đến nay, gia đình chị đã có hơn 1 mẫu chè chất lượng cao là Bát Tiên và Phúc Vân Tiên, hàng năm cho thu nhập từ 70 đến 100 triệu đồng. Chị Trần Thị Bắc chia sẻ: “Bản thân tôi cũng như hầu hết các hộ dân trong thôn đều sống dựa vào cây chè. Do đó mong muốn hiện nay là sớm thành lập làng nghề để tiếp tục duy trì và phát triển nghề, mang sản phẩm chè có thương hiệu và chất lượng ra thị trường, nâng cao đời sống cho người dân.”
Thôn Trực Thanh, xã Bảo Hưng có truyền thống trồng và chế biến chè được gần 4 thập kỷ. Trải qua nhiều thế hệ, người dân đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình trồng và chế biến chè. Cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự năng động của người nông dân, năng suất, chất lượng sản phẩm chè của thôn ngày một nâng cao. Hiện 100% số hộ trong thôn trồng chè với khoảng 60 ha chè chất lượng cao. Ông Vũ Ngọc Tề - Trưởng thôn Trực Thanh cho biết: “Từ năm 2000 đến nay, nhân dân trong thôn chuyển từ bán chè búp tươi sang xây dựng xưởng, mua máy chế biến mini để sản xuất chè xanh. Sản phẩm chè khô của các hộ trong thôn đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đánh giá có chất lượng tốt. Từ đây đã tạo việc làm cho người lao động và trở thành nguồn thu nhập chính của 95% số hộ trong thôn”. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2016 - 2017, doanh thu từ sản xuất, chế biến chè của thôn Trực Thanh đạt hơn 11,6 tỷ đồng. Việc xây dựng làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao thôn Trực Thanh sẽ góp phần để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm cũng như tạo dựng thương hiệu trên thị trường và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Các hộ dân ở thôn Trực Thanh đã thành lập 2 nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn Vietgap, trong đó một nhóm đã cùng nhau góp vốn và thành lập Hợp tác xã (HTX) sản xuất chè xanh CLC với dây chuyển sản xuất chè xanh do dự án QSEAP tài trợ, công suất 2 tấn chè búp tươi/ngày. HTX được thành lập đã tạo sự liên kết, tăng sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, tạo động lực cho từng hộ làm nghề và giải quyết những nhu cầu chung thúc đẩy sản xuất làng nghề đạt hiệu quả cao. Các hộ trong HTX đầu tư để sản phẩm sau chế biến đảm bảo nguồn gốc rõ ràng và góp phần nâng cao giá trị. Anh Trần Văn Trường - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX sản xuất chè xanh CLC Bảo Hưng cho biết thêm: “Bên cạnh nỗ lực xây dựng vùng nguyên liệu sạch phục vụ sản xuất, HTX cũng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức chuyên môn cho bà con nông dân, giúp họ nắm bắt và hiểu biết các phương pháp, kỹ thuật chăm sóc cây chè. Nhờ đó, nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến tương đối đồng đều, ổn định về chất lượng, sản phẩm bán ra thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng”.
Việc hình thành một làng nghề trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao ở xã Bảo Hưng là điểm sáng cần nhân rộng. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển ổn định làng nghề sản xuất, chế biến chè thì chính quyền địa phương cần tiếp tục khuyến khích người dân trồng thay thế các giống chè già cỗi, kém hiệu quả bằng các giống chè chất lượng cao; đổi mới phương pháp, kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến để hạn chế sức lao động, giảm chi phí đầu tư; hình thành các nhóm, tổ, HTX sản xuất để thuận lợi trong việc xây dựng tư cách pháp nhân, đủ điều kiện vay vốn, quảng bá thương hiệu; xây dựng vùng chè an toàn, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm./.