Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, "tam nông” trên địa bàn huyện Trấn Yên đã thực sự đi vào cuộc sống và làm thay đổi căn bản về quy mô, chất lượng, tư duy sản xuất.
Làm đường nông thôn mới ở xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên.
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình hành động số 62-CTr/TU ngày 14/01/2009 của Tỉnh ủy Yên Bái về triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X...; cụ thể hóa Nghị quyết, kết luận của Trung ương và Chương trình hành động của tỉnh, Huyện ủy Trấn Yên đã ban hành Chương trình hành động cụ thể để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Cùng với đó là các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho "tam nông” phát triển. Hàng năm, cấp ủy, HĐND, UBND huyện đều thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra, giám sát về tiến độ, kết quả thực hiện các lĩnh vực liên quan.
Nhờ vậy, "tam nông” ở Trấn Yên đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nêu như trước đây sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu theo truyền thống cũ, nhỏ lẻ, phân tán, tự cung tự cấp, chưa có các vùng, các lĩnh vực sản xuất chuyên canh hàng hóa tập trung và các loại sản phẩm hàng hóa chủ lực, khối lượng lớn thì nay đã có bước phát triển mạnh mẽ, sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển đổi căn bản về quy mô, chất lượng, sản xuất theo chuỗi nâng cao giá trị.
Thực hiện theo quy hoạch, gắn với thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, hình thành rõ nét các vùng sản xuất hàng hóa như: vùng tre măng Bát độ 3.000ha, vùng quế 15.000ha, vùng chè chất lượng cao gần 200ha, vùng trồng dâu 350ha, vùng trồng cây ăn quả có múi trên 600ha; gần 500 mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.
Đã có sự liên kết giữa doanh nghiệp, HTX thực hiện và cung cấp các dịch vụ, chuyển giao khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp; hình thành những nhóm liên kết trong sản xuất khởi đầu cho việc hình thành các mô hình hợp tác xã kiểu mới trong sản xuất nông nghiệp và các chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Cơ sở hạ tầng sản xuất được đầu tư, hệ thống giao thông nông thôn, các tuyến đường vào các khu sản xuất được tập trung đầu tư nâng cấp và mở mới, giúp cho việc phát triển sản xuất bền vững và có hiệu quả cao.
Đặc biệt, trong hai năm trở lại đây, nhất là khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp các chỉ tiêu sản xuất đều tăng cao. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2017 đạt hơn 1.060 tỷ đồng, tăng hơn 700 tỷ đồng so với năm 2008; cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, trong đó: trồng trọt chiếm 36,3%; lâm nghiệp chiếm 31,6%, tăng 2%; chăn nuôi, thủy sản chiếm 32,1%, tăng 3,5% so với năm 2010.
Hàng năm, duy trì diện tích gieo trồng trên 6.000ha cây lương thực; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, cơ giới hóa trong sản xuất, chủ động bố trí thời vụ hợp lý; sản lượng lương thực có hạt năm 2017 đạt hơn 29.570 tấn, tăng hơn 5.000 tấn so với năm 2008, bảo đảm an toàn lương thực trên địa bàn.
Quan trọng hơn là đã tạo chuyển biến rõ nét về tư duy, nhận thức của người dân nhất là các vấn đề có liên quan đến "tam nông"; nhận thức về cơ chế thị trường; ý thức cộng đồng; bảo vệ môi trường sống; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; chủ động trong sản xuất, tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Từ những việc làm cụ thể đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 30 triệu đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo còn 14,18%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên đạt 85,25%. Trấn Yên cũng là huyện dẫn đầu trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tính đến hết năm 2017, huyện đã có 10 xã/ tổng số 21 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 01 xã hoàn thành 19 tiêu chí; đã được Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc trong phong trào xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015.
Kết quả thực hiện chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn; cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp; sản xuất nông nghiệp chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa.
Xây dựng NTM đã tạo được sự đồng thuận của toàn thể cộng đồng dân cư nông thôn; thay đổi tư duy nhận thức của nhân dân, từ đó tạo sự lan tỏa và phát huy được sức mạnh đoàn kết, tính chủ động, sáng tạo trong nhân dân.
Bên cạnh đó, Trấn Yên còn phát triển mạnh mẽ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Hiện, toàn huyện có 1.432 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở vùng nông thôn, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2017 đạt 450 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2010, tập trung vào các lĩnh vực như: chế biến chè, chế biến gỗ rừng trồng, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng… giải quyết việc làm cho hàng ngàn hộ lao động ở nông thôn.
Ngành thương mại dịch vụ ở nông thôn có lợi thế và phát triển đáng kể, do có cơ chế chính sách thông thoáng của Nhà nước, sự đầu tư mở rộng một số điểm chợ đầu mối; đồng thời với việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn đã tạo nên sự giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các xã trong huyện và các địa phương lân cận được đẩy mạnh.
Phát huy kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Huyện xác định, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Giải quyết cơ bản các vấn đề về "tam nông”, trong đó mục tiêu cốt lõi là nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Phấn đấu đến năm 2020 có 100% số xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn NTM, huyện Trấn Yên đạt chuẩn NTM. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, trên cơ sở lợi thế của địa phương, sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa liên kết theo chuỗi giá trị, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, sản phẩm nông sản có khả năng cạnh tranh theo cơ chế thị trường.
Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường và hoạt động có hiệu quả, hiệu lực. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và trình độ sản xuất của người dân nông thôn.
866 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, "tam nông” trên địa bàn huyện Trấn Yên đã thực sự đi vào cuộc sống và làm thay đổi căn bản về quy mô, chất lượng, tư duy sản xuất. Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình hành động số 62-CTr/TU ngày 14/01/2009 của Tỉnh ủy Yên Bái về triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X...; cụ thể hóa Nghị quyết, kết luận của Trung ương và Chương trình hành động của tỉnh, Huyện ủy Trấn Yên đã ban hành Chương trình hành động cụ thể để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Cùng với đó là các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho "tam nông” phát triển. Hàng năm, cấp ủy, HĐND, UBND huyện đều thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra, giám sát về tiến độ, kết quả thực hiện các lĩnh vực liên quan.
Nhờ vậy, "tam nông” ở Trấn Yên đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nêu như trước đây sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu theo truyền thống cũ, nhỏ lẻ, phân tán, tự cung tự cấp, chưa có các vùng, các lĩnh vực sản xuất chuyên canh hàng hóa tập trung và các loại sản phẩm hàng hóa chủ lực, khối lượng lớn thì nay đã có bước phát triển mạnh mẽ, sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển đổi căn bản về quy mô, chất lượng, sản xuất theo chuỗi nâng cao giá trị.
Thực hiện theo quy hoạch, gắn với thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, hình thành rõ nét các vùng sản xuất hàng hóa như: vùng tre măng Bát độ 3.000ha, vùng quế 15.000ha, vùng chè chất lượng cao gần 200ha, vùng trồng dâu 350ha, vùng trồng cây ăn quả có múi trên 600ha; gần 500 mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.
Đã có sự liên kết giữa doanh nghiệp, HTX thực hiện và cung cấp các dịch vụ, chuyển giao khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp; hình thành những nhóm liên kết trong sản xuất khởi đầu cho việc hình thành các mô hình hợp tác xã kiểu mới trong sản xuất nông nghiệp và các chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Cơ sở hạ tầng sản xuất được đầu tư, hệ thống giao thông nông thôn, các tuyến đường vào các khu sản xuất được tập trung đầu tư nâng cấp và mở mới, giúp cho việc phát triển sản xuất bền vững và có hiệu quả cao.
Đặc biệt, trong hai năm trở lại đây, nhất là khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp các chỉ tiêu sản xuất đều tăng cao. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2017 đạt hơn 1.060 tỷ đồng, tăng hơn 700 tỷ đồng so với năm 2008; cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, trong đó: trồng trọt chiếm 36,3%; lâm nghiệp chiếm 31,6%, tăng 2%; chăn nuôi, thủy sản chiếm 32,1%, tăng 3,5% so với năm 2010.
Hàng năm, duy trì diện tích gieo trồng trên 6.000ha cây lương thực; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, cơ giới hóa trong sản xuất, chủ động bố trí thời vụ hợp lý; sản lượng lương thực có hạt năm 2017 đạt hơn 29.570 tấn, tăng hơn 5.000 tấn so với năm 2008, bảo đảm an toàn lương thực trên địa bàn.
Quan trọng hơn là đã tạo chuyển biến rõ nét về tư duy, nhận thức của người dân nhất là các vấn đề có liên quan đến "tam nông"; nhận thức về cơ chế thị trường; ý thức cộng đồng; bảo vệ môi trường sống; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; chủ động trong sản xuất, tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Từ những việc làm cụ thể đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 30 triệu đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo còn 14,18%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên đạt 85,25%. Trấn Yên cũng là huyện dẫn đầu trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tính đến hết năm 2017, huyện đã có 10 xã/ tổng số 21 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 01 xã hoàn thành 19 tiêu chí; đã được Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc trong phong trào xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015.
Kết quả thực hiện chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn; cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp; sản xuất nông nghiệp chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa.
Xây dựng NTM đã tạo được sự đồng thuận của toàn thể cộng đồng dân cư nông thôn; thay đổi tư duy nhận thức của nhân dân, từ đó tạo sự lan tỏa và phát huy được sức mạnh đoàn kết, tính chủ động, sáng tạo trong nhân dân.
Bên cạnh đó, Trấn Yên còn phát triển mạnh mẽ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Hiện, toàn huyện có 1.432 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở vùng nông thôn, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2017 đạt 450 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2010, tập trung vào các lĩnh vực như: chế biến chè, chế biến gỗ rừng trồng, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng… giải quyết việc làm cho hàng ngàn hộ lao động ở nông thôn.
Ngành thương mại dịch vụ ở nông thôn có lợi thế và phát triển đáng kể, do có cơ chế chính sách thông thoáng của Nhà nước, sự đầu tư mở rộng một số điểm chợ đầu mối; đồng thời với việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn đã tạo nên sự giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các xã trong huyện và các địa phương lân cận được đẩy mạnh.
Phát huy kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Huyện xác định, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Giải quyết cơ bản các vấn đề về "tam nông”, trong đó mục tiêu cốt lõi là nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Phấn đấu đến năm 2020 có 100% số xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn NTM, huyện Trấn Yên đạt chuẩn NTM. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, trên cơ sở lợi thế của địa phương, sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa liên kết theo chuỗi giá trị, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, sản phẩm nông sản có khả năng cạnh tranh theo cơ chế thị trường.
Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường và hoạt động có hiệu quả, hiệu lực. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và trình độ sản xuất của người dân nông thôn.