Ngày 23/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3210/QĐ-UBND công nhận nghề truyền thống chế tác Khèn Mông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Một số hình ảnh chế tác Khèn Mông của đồng bào dân tộc Mông huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
Ngày 23/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3210/QĐ-UBND công nhận nghề truyền thống chế tác Khèn Mông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
1. Tên làng nghề: Nghề chế tác Khèn Mông
2. Địa chỉ: Xã Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Mồ Dề huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
3. Quyết định công bố: Quyết định số 3210/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
4. Đường đến làng nghề:
Mù Cang Chải là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm thành phố Yên Bái 180km, cách thủ đô Hà Nội hơn 300km về phía Tây Bắc. Đến Mù Cang Chải, du khách có thể đi đường Quốc lộ 32 bằng nhiều hướng.
- Tuyến 1: Từ thành phố Yên Bái đi 50 km theo đường Quốc lộ 37 đến Ba Khe, đi tiếp Quốc lộ 32 khoảng 130 km là đến huyện Mù Cang Chải đi tới các xã Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha và Kim Nọi.
- Tuyến 2: Hà Nội - Mù Cang Chải (từ Đông Nam lên Tây Bắc).
+ Hà Nội - Thu Cúc - Ba Khe - Mù Cang Chải (280km);
+ Hà Nội - Thành phố Yên Bái - Ba Khe - Mù Cang Chải (340 km);
- Tuyến 3: SaPa - Mù Cang Chải (từ Bắc xuống Nam).
+ Thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai) theo Quốc lộ 32 qua các huyện Tam Đường - Than Uyên (tỉnh Lai Châu) - Mù Cang Chải (150 km).
5. Quá trình hình thành và phát triển
Mù Cang Chải là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm tỉnh Yên Bái 180km về phía Tây. Có 13 xã và 01 thị trấn. Bao gồm các xã: Nậm Có, Cao Phạ, Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Mồ Dề, Kim Nọi, Lao Chải, Khao Mang, Hồ Bốn, Chế Tạo và Thị trấn Mù Cang Chải. Diện tích tự nhiên là 119.788,5ha. Trong đó đất lâm nghiệp 78.401,9 ha; Đất nông nghiệp 92.420,1 ha; Đất trồng cây hàng năm 8.549,1 ha còn lại là các loại đất khác. Đất chưa sử dụng là 25.550,8 ha. Dân số toàn huyện hiện theo niên giám thống kê năm 2022 có 66.970 người với trên 12.245 hộ. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 95% (dân tộc Mông 91%, dân tộc Thái 5%, còn lại là các dân tộc khác).
Mù Cang Chải là huyện có nhiều điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước về cảnh đẹp ruộng bậc thang. Trong đó, khèn của của dân tộc Mông là một trong những sản vật mang bản sắc văn hóa gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của dân tộc Mông từ bao đời nay. Cây khèn là nhạc cụ quan trọng không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Mông ở các xã thuộc một số huyện vùng cao tỉnh Yên Bái, với người Mông cây khèn là nhạc cụ truyền thống vô cùng độc đáo. Nghệ thuật chế tác khèn cũng chở thành nghề truyền thống quan trọng được người Mông nơi rẻo cao gìn giữ từ bao đời nay.
Người Mông gọi khèn là Krềnh. Khèn Mông độc đáo bởi hình dạng, cấu tạo và chức năng tạo âm thanh của nó. Âm thanh được phát ra theo cả luồng hơi thổi ra, hít vào. Khèn có 6 ống làm từ 1 loại trúc gắn trên 1 cái bầu bằng gỗ khoét rỗng, kết nối bằng nhựa cây và vỏ cây đào rừng. Thứ duy nhất từ kim loại là lam đồng (lưỡi gà). Mọi công đoạn đều làm thủ công với những dụng cụ đồng bào tự chế. Bầu đàn thường được làm từ loại gỗ thông như thông đá, kim giao hoặc pơ mu.
Hiện nay vật liệu làm khèn dùng tre để làm thanh nhạc chủ yếu nhập tại các huyện, tỉnh ngoài lân cận như: (xã Ba Khe, huyện Văn Chấn; huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; huyện Tham Uyên, tỉnh Lai Châu; huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ). Bầu khèn chủ yếu dùng bằng gỗ pơ mu có từ trong huyện và nhập từ huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Lưỡi đồng nhập từ thị trường trong tỉnh, ngoài tỉnh và một số hộ dân còn lưu giữ được trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.
Chế tác khèn cũng vô cùng độc đáo, không có quy chuẩn chung. Các nghệ nhân làm khèn đều đo bằng tay và ngắm bằng mắt để chế tác. Không có nguyên tắc chung nhưng để có được cây khèn ưng ý, thổi được đúng các làn điệu dân ca Mông, cần sự khéo léo, kiên nhẫn và kinh nghiệm.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng trên 10 hộ chế tác nhạc cụ dân tộc Mông tại các xã: Nậm Khắt, Púng Luông và Mồ Dề. Giá bán trung bình từ 2.300.000 đến 2.400.000đ/cái, trị giá trên 835,5 triệu đồng.
Những hộ chế tác khèn chủ yếu là trao đổi bằng kinh nghiệm của các nghệ nhân từ các thế hệ trước và một số nghệ nhân ở các huyện, tỉnh bạn khác để tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại và mẫu mã đẹp hơn. Hiện nay sản phẩm khèn chế tác ra được bán đi nhiều nơi như các xã trong huyện, các huyện lân cận và tại các tỉnh như Sơn La, Văn Bàn, Điện biên, Lai Châu...
Nghề truyền thống chế tác khèn Mông của các hộ gia đình người Mông là một nghề tạo ra những sản phẩm không chỉ mang lại kinh tế cho người Mông mà còn được người Mông sử dụng không thể thiếu trong phong tục tập quán (Như ma chay, Lễ hội), là sản phẩm mang bản sắc văn hóa đặc trưng, nhận dạng của người Mông.
Trong năm 2018 huyện Mù Cang Chải đã có 01 nghệ nhân là ông Thào Cáng Súa (Thào Vảng Sình), bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề được Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng Danh hiệu công nhận là nghệ nhân chế tác khèn Mông huyện Mù Cang Chải theo Quyết định số 355/QĐ-CTN ngày 08/3/2018.
6. Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển ngành nghề trong những năm tiếp theo
Ngày 23/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3210/QĐ-UBND công nhận nghề truyền thống chế tác khèn Mông cho các xã Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Mồ Dề huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Trong thời gian tới, huyện Mù Cang Chải sẽ thường xuyên tuyên truyền, vận động để nhân dân tại địa phương nhận thức đầy đủ, toàn diện về lợi ích của việc duy trì, phát triển nghề truyền thống chế tác khèn Mông đối với công tác giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, bảo tồn bản sắc văn hóa, pháp triển du lịch qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo hướng bền vững; động viên các hộ gia đình có thành viên tham gia nghề truyền thống cần phải kiên trì tham gia các hoạt động nghề chế tác khèn để góp phần phát triển kinh tế gia đình, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Mông trên địa bàn các xã: Nậm Khắt, Púng Luông, Mồ Dề nói riêng và huyện Mù Cang Chải nói chung.
Tăng cường mở rộng nghề truyền thống chế tác khèn Mông ở tất cả các xã, thế hệ trong huyện; đầu tư thêm các máy móc để giảm chi phí, thời gian lao động (máy khoan, cắt) để thu hút khách trải nhiệm, đa dạng các mẫu sản phẩm để mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại bằng các hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các trang thông tin của huyện, trên mạng xã hội để tăng nhiều thông tin. Có biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, mở rộng hoạt động dạy nghề, truyền nghề, từng bước chuẩn hóa giáo trình, giáo án, bài giảng để bảo tồn, phát triển nghề bền vững.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn và Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Mù Cang Chải cung cấp)
144 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 23/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3210/QĐ-UBND công nhận nghề truyền thống chế tác Khèn Mông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.Ngày 23/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3210/QĐ-UBND công nhận nghề truyền thống chế tác Khèn Mông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
1. Tên làng nghề: Nghề chế tác Khèn Mông
2. Địa chỉ: Xã Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Mồ Dề huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
3. Quyết định công bố: Quyết định số 3210/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
4. Đường đến làng nghề:
Mù Cang Chải là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm thành phố Yên Bái 180km, cách thủ đô Hà Nội hơn 300km về phía Tây Bắc. Đến Mù Cang Chải, du khách có thể đi đường Quốc lộ 32 bằng nhiều hướng.
- Tuyến 1: Từ thành phố Yên Bái đi 50 km theo đường Quốc lộ 37 đến Ba Khe, đi tiếp Quốc lộ 32 khoảng 130 km là đến huyện Mù Cang Chải đi tới các xã Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha và Kim Nọi.
- Tuyến 2: Hà Nội - Mù Cang Chải (từ Đông Nam lên Tây Bắc).
+ Hà Nội - Thu Cúc - Ba Khe - Mù Cang Chải (280km);
+ Hà Nội - Thành phố Yên Bái - Ba Khe - Mù Cang Chải (340 km);
- Tuyến 3: SaPa - Mù Cang Chải (từ Bắc xuống Nam).
+ Thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai) theo Quốc lộ 32 qua các huyện Tam Đường - Than Uyên (tỉnh Lai Châu) - Mù Cang Chải (150 km).
5. Quá trình hình thành và phát triển
Mù Cang Chải là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm tỉnh Yên Bái 180km về phía Tây. Có 13 xã và 01 thị trấn. Bao gồm các xã: Nậm Có, Cao Phạ, Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Mồ Dề, Kim Nọi, Lao Chải, Khao Mang, Hồ Bốn, Chế Tạo và Thị trấn Mù Cang Chải. Diện tích tự nhiên là 119.788,5ha. Trong đó đất lâm nghiệp 78.401,9 ha; Đất nông nghiệp 92.420,1 ha; Đất trồng cây hàng năm 8.549,1 ha còn lại là các loại đất khác. Đất chưa sử dụng là 25.550,8 ha. Dân số toàn huyện hiện theo niên giám thống kê năm 2022 có 66.970 người với trên 12.245 hộ. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 95% (dân tộc Mông 91%, dân tộc Thái 5%, còn lại là các dân tộc khác).
Mù Cang Chải là huyện có nhiều điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước về cảnh đẹp ruộng bậc thang. Trong đó, khèn của của dân tộc Mông là một trong những sản vật mang bản sắc văn hóa gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của dân tộc Mông từ bao đời nay. Cây khèn là nhạc cụ quan trọng không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Mông ở các xã thuộc một số huyện vùng cao tỉnh Yên Bái, với người Mông cây khèn là nhạc cụ truyền thống vô cùng độc đáo. Nghệ thuật chế tác khèn cũng chở thành nghề truyền thống quan trọng được người Mông nơi rẻo cao gìn giữ từ bao đời nay.
Người Mông gọi khèn là Krềnh. Khèn Mông độc đáo bởi hình dạng, cấu tạo và chức năng tạo âm thanh của nó. Âm thanh được phát ra theo cả luồng hơi thổi ra, hít vào. Khèn có 6 ống làm từ 1 loại trúc gắn trên 1 cái bầu bằng gỗ khoét rỗng, kết nối bằng nhựa cây và vỏ cây đào rừng. Thứ duy nhất từ kim loại là lam đồng (lưỡi gà). Mọi công đoạn đều làm thủ công với những dụng cụ đồng bào tự chế. Bầu đàn thường được làm từ loại gỗ thông như thông đá, kim giao hoặc pơ mu.
Hiện nay vật liệu làm khèn dùng tre để làm thanh nhạc chủ yếu nhập tại các huyện, tỉnh ngoài lân cận như: (xã Ba Khe, huyện Văn Chấn; huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; huyện Tham Uyên, tỉnh Lai Châu; huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ). Bầu khèn chủ yếu dùng bằng gỗ pơ mu có từ trong huyện và nhập từ huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Lưỡi đồng nhập từ thị trường trong tỉnh, ngoài tỉnh và một số hộ dân còn lưu giữ được trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.
Chế tác khèn cũng vô cùng độc đáo, không có quy chuẩn chung. Các nghệ nhân làm khèn đều đo bằng tay và ngắm bằng mắt để chế tác. Không có nguyên tắc chung nhưng để có được cây khèn ưng ý, thổi được đúng các làn điệu dân ca Mông, cần sự khéo léo, kiên nhẫn và kinh nghiệm.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng trên 10 hộ chế tác nhạc cụ dân tộc Mông tại các xã: Nậm Khắt, Púng Luông và Mồ Dề. Giá bán trung bình từ 2.300.000 đến 2.400.000đ/cái, trị giá trên 835,5 triệu đồng.
Những hộ chế tác khèn chủ yếu là trao đổi bằng kinh nghiệm của các nghệ nhân từ các thế hệ trước và một số nghệ nhân ở các huyện, tỉnh bạn khác để tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại và mẫu mã đẹp hơn. Hiện nay sản phẩm khèn chế tác ra được bán đi nhiều nơi như các xã trong huyện, các huyện lân cận và tại các tỉnh như Sơn La, Văn Bàn, Điện biên, Lai Châu...
Nghề truyền thống chế tác khèn Mông của các hộ gia đình người Mông là một nghề tạo ra những sản phẩm không chỉ mang lại kinh tế cho người Mông mà còn được người Mông sử dụng không thể thiếu trong phong tục tập quán (Như ma chay, Lễ hội), là sản phẩm mang bản sắc văn hóa đặc trưng, nhận dạng của người Mông.
Trong năm 2018 huyện Mù Cang Chải đã có 01 nghệ nhân là ông Thào Cáng Súa (Thào Vảng Sình), bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề được Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng Danh hiệu công nhận là nghệ nhân chế tác khèn Mông huyện Mù Cang Chải theo Quyết định số 355/QĐ-CTN ngày 08/3/2018.
6. Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển ngành nghề trong những năm tiếp theo
Ngày 23/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 3210/QĐ-UBND công nhận nghề truyền thống chế tác khèn Mông cho các xã Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Mồ Dề huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Trong thời gian tới, huyện Mù Cang Chải sẽ thường xuyên tuyên truyền, vận động để nhân dân tại địa phương nhận thức đầy đủ, toàn diện về lợi ích của việc duy trì, phát triển nghề truyền thống chế tác khèn Mông đối với công tác giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, bảo tồn bản sắc văn hóa, pháp triển du lịch qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo hướng bền vững; động viên các hộ gia đình có thành viên tham gia nghề truyền thống cần phải kiên trì tham gia các hoạt động nghề chế tác khèn để góp phần phát triển kinh tế gia đình, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Mông trên địa bàn các xã: Nậm Khắt, Púng Luông, Mồ Dề nói riêng và huyện Mù Cang Chải nói chung.
Tăng cường mở rộng nghề truyền thống chế tác khèn Mông ở tất cả các xã, thế hệ trong huyện; đầu tư thêm các máy móc để giảm chi phí, thời gian lao động (máy khoan, cắt) để thu hút khách trải nhiệm, đa dạng các mẫu sản phẩm để mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại bằng các hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các trang thông tin của huyện, trên mạng xã hội để tăng nhiều thông tin. Có biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, mở rộng hoạt động dạy nghề, truyền nghề, từng bước chuẩn hóa giáo trình, giáo án, bài giảng để bảo tồn, phát triển nghề bền vững.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn và Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Mù Cang Chải cung cấp)