Khu vực cánh đồng Đồng Trạng của xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) được lựa chọn để thực hiện thí điểm dồn điền đổi thửa. Đây là bước đệm để hình thành vùng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp cho người dân.
Cánh đồng Đồng Trạng có điều kiện thuận lợi để thực hiện thí điểm dồn điền đổi thửa tại huyện Trấn Yên
Tạo vùng sản xuất hàng hóa
Cánh đồng Đồng Trạng nằm trên địa bàn của 4 thôn: Đồng Trạng, Ngòi Hóp, Đồng Sâm, Đồng Gianh với tổng diện tích khoảng gần 25 ha đất nông nghiệp. Trong đó: 24,4 ha đất lúa và 0,22 ha đất cây hàng năm.
Theo đánh giá của xã Báo Đáp, cánh đồng Đồng Trạng có diện tích đất tập trung, thuận lợi về giao thông, thủy lợi phục vụ canh tác. Trong số 302 hộ ở 10 thôn có sử dụng đất ở cánh đồng Đồng Trạng thì có 250 hộ ở thôn Đồng Trạng và thôn Ngòi Hóp đang sử dụng 21 ha, chiếm 83% số hộ gia đình và 85% diện tích đất ở cánh đồng. Điều này thuận lợi cho các hộ trong cùng một thôn thỏa thuận dồn điền đổi thửa, bố trí đất canh tác của mỗi hộ gia đình gọn về một điểm.
Nhiều hộ sử đất ở đây là cán bộ, đảng viên và có đồng chí là lãnh đạo địa phương nên thuận lợi trong công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hầu hết người dân canh tác trên cánh đồng Đồng Trạng đều tích cực, chịu khó, có kiến thức về sản xuất nông nghiệp, nhanh nhạy trong quá trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng mang lại hiệu quả trên đơn vị diện tích đất canh tác. Chính vì vậy, UBND xã đã chọn cánh đồng Đồng Trạng làm mô hình điểm về dồn điền đổi thửa tại xã để rút kinh nghiệm và nhân rộng trong toàn xã.
PV Báo TN&MT đã trao đổi với ông Nguyễn Quang Trung - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp được biết: Việc đồn thửa đổi thửa tại đây cũng gặp không ít khó khăn về: Địa hình cánh đồng không bằng phẳng, nhiều thửa đất manh mún, nhỏ lẻ; các thửa đất các hộ gia đình đang sử dụng hầu hết có vị trí nằm phần tán nên việc thỏa thuận đổi đất của một số gia đình sẽ liên quan đến nhiều hộ gia đình khác. Hơn nữa, đây cũng là việc làm mới nên bà con nhân dân còn nhiều bỡ ngỡ.
Ông Trung cũng cho biết thêm: Sau khi thực hiện được việc dồn điền đổi thửa sẽquy hoạch cánh đồng thực hiện sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị, trước mắt triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng dâu nuôi tằm, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp cho bà con.
Huyện Trấn Yên ra quân trồng dâu tại xã Hòa Cuông, phấn đấu trong năm 2018 trồng mới 100ha dâu
Mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trong nhiều năm qua, huyện Trấn Yên đưa trồng dâu nuôi tằm trở thành phát triển thành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Trong năm 2017, sản lượng kén tằm toàn huyện đạt trên 430 tấn, tăng gần 70 tấn so năm 2016, giá trị thu nhập trên 55 tỷ đồng.
Thực tế cho thấy, trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả khá cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, lao động trên địa bàn. Nhờ vậy, đến nay, việc trồng dâu nuôi tằm được phát triển mở rộng, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị trên thị trường, đem lại nguồn thu nhập ổn định và làm giàu cho nông dân. Đặc biệt, trồng dâu nuôi tằm còn góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện.
Từ hiệu quả rõ rệt từ việc trồng dâu nuôi tằm tại địa phương, huyện muốn thay đổi tập quán canh tác truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp sang canh tác tập trung, hàng hóa, hiệu quả kinh tế cao hơn, tăng thu nhập một cách ổn định, bền vững cho người dân, tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Tới thời điểm hiện tại, UBND xã đã thành lập Ban chỉ đạo của xã, thành lập 3 tiểu ban thực hiện của 3 thôn: Đồng Trạng, Ngòi Hóp, Đồng Sâm tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân dồn điền đổi thửa. Sau khi phương án dồn điền đổi thửa được UBND huyện phê duyệt, Ban chỉ đạo xã, tiểu ban thực hiện ở các thôn sẽ tổ chức thực hiện việc giao đất, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoàn thiện đường nội đồng, mương tưới tiêu, tổ chức trồng dâu nuôi tằm toàn bộ trên cánh đồng Đồng Trạng từ vụ thu năm 2018 và tổ chức đo đạc, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận sau dồn điền đổi thửa xong trong năm 2018. Theo ước tính, khi người dân chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dâu năng suất sẽ cao hơn gấp 4 lần.
1187 lượt xem
Theo Báo Tài nguyên Môi trường
Khu vực cánh đồng Đồng Trạng của xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) được lựa chọn để thực hiện thí điểm dồn điền đổi thửa. Đây là bước đệm để hình thành vùng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp cho người dân.Tạo vùng sản xuất hàng hóa
Cánh đồng Đồng Trạng nằm trên địa bàn của 4 thôn: Đồng Trạng, Ngòi Hóp, Đồng Sâm, Đồng Gianh với tổng diện tích khoảng gần 25 ha đất nông nghiệp. Trong đó: 24,4 ha đất lúa và 0,22 ha đất cây hàng năm.
Theo đánh giá của xã Báo Đáp, cánh đồng Đồng Trạng có diện tích đất tập trung, thuận lợi về giao thông, thủy lợi phục vụ canh tác. Trong số 302 hộ ở 10 thôn có sử dụng đất ở cánh đồng Đồng Trạng thì có 250 hộ ở thôn Đồng Trạng và thôn Ngòi Hóp đang sử dụng 21 ha, chiếm 83% số hộ gia đình và 85% diện tích đất ở cánh đồng. Điều này thuận lợi cho các hộ trong cùng một thôn thỏa thuận dồn điền đổi thửa, bố trí đất canh tác của mỗi hộ gia đình gọn về một điểm.
Nhiều hộ sử đất ở đây là cán bộ, đảng viên và có đồng chí là lãnh đạo địa phương nên thuận lợi trong công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hầu hết người dân canh tác trên cánh đồng Đồng Trạng đều tích cực, chịu khó, có kiến thức về sản xuất nông nghiệp, nhanh nhạy trong quá trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng mang lại hiệu quả trên đơn vị diện tích đất canh tác. Chính vì vậy, UBND xã đã chọn cánh đồng Đồng Trạng làm mô hình điểm về dồn điền đổi thửa tại xã để rút kinh nghiệm và nhân rộng trong toàn xã.
PV Báo TN&MT đã trao đổi với ông Nguyễn Quang Trung - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp được biết: Việc đồn thửa đổi thửa tại đây cũng gặp không ít khó khăn về: Địa hình cánh đồng không bằng phẳng, nhiều thửa đất manh mún, nhỏ lẻ; các thửa đất các hộ gia đình đang sử dụng hầu hết có vị trí nằm phần tán nên việc thỏa thuận đổi đất của một số gia đình sẽ liên quan đến nhiều hộ gia đình khác. Hơn nữa, đây cũng là việc làm mới nên bà con nhân dân còn nhiều bỡ ngỡ.
Ông Trung cũng cho biết thêm: Sau khi thực hiện được việc dồn điền đổi thửa sẽquy hoạch cánh đồng thực hiện sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị, trước mắt triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng dâu nuôi tằm, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp cho bà con.
Huyện Trấn Yên ra quân trồng dâu tại xã Hòa Cuông, phấn đấu trong năm 2018 trồng mới 100ha dâu
Mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trong nhiều năm qua, huyện Trấn Yên đưa trồng dâu nuôi tằm trở thành phát triển thành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Trong năm 2017, sản lượng kén tằm toàn huyện đạt trên 430 tấn, tăng gần 70 tấn so năm 2016, giá trị thu nhập trên 55 tỷ đồng.
Thực tế cho thấy, trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả khá cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, lao động trên địa bàn. Nhờ vậy, đến nay, việc trồng dâu nuôi tằm được phát triển mở rộng, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị trên thị trường, đem lại nguồn thu nhập ổn định và làm giàu cho nông dân. Đặc biệt, trồng dâu nuôi tằm còn góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện.
Từ hiệu quả rõ rệt từ việc trồng dâu nuôi tằm tại địa phương, huyện muốn thay đổi tập quán canh tác truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp sang canh tác tập trung, hàng hóa, hiệu quả kinh tế cao hơn, tăng thu nhập một cách ổn định, bền vững cho người dân, tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Tới thời điểm hiện tại, UBND xã đã thành lập Ban chỉ đạo của xã, thành lập 3 tiểu ban thực hiện của 3 thôn: Đồng Trạng, Ngòi Hóp, Đồng Sâm tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân dồn điền đổi thửa. Sau khi phương án dồn điền đổi thửa được UBND huyện phê duyệt, Ban chỉ đạo xã, tiểu ban thực hiện ở các thôn sẽ tổ chức thực hiện việc giao đất, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoàn thiện đường nội đồng, mương tưới tiêu, tổ chức trồng dâu nuôi tằm toàn bộ trên cánh đồng Đồng Trạng từ vụ thu năm 2018 và tổ chức đo đạc, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận sau dồn điền đổi thửa xong trong năm 2018. Theo ước tính, khi người dân chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dâu năng suất sẽ cao hơn gấp 4 lần.