Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thế Phước phấn khởi chia sẻ: "Trong 21 chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đến giữa nhiệm kỳ đã có 08 chỉ tiêu vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra, 06 chỉ tiêu đạt mục tiêu Nghị quyết. Nhưng vui hơn là nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có những bước đột phá khích lệ....".
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Bí thư Huyện ủy (thứ ba, trái sang) động viên bà con tiếp tục mở rộng diện tích trồng tre măng Bát độ. (Ảnh: Hùng Cường)
Có thể nói, qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, trong bối cảnh tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp, song, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, phát huy nội lực, huyện Trấn Yên đã đạt nhiều kết quả khả quan.
Kinh tế phát triển, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc. Phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM) sôi nổi, rộng khắp, được nhân dân tích cực ủng hộ, tham gia. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, phương thức lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng thường xuyên được đổi mới; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng được nâng lên...
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thế Phước phấn khởi chia sẻ: "Trong 21 chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đến giữa nhiệm kỳ đã có 08 chỉ tiêu vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra, 06 chỉ tiêu đạt mục tiêu Nghị quyết. Nhưng vui hơn là nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có những bước đột phá khích lệ. Sản xuất nông nghiệp đã đổi mới theo hướng sản xuất hàng hóa và thị trường, liên kết trong sản xuất tạo một bước đi bền vững. Đời sống cư dân nông thôn được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân năm 2017 đạt 30 triệu đồng/người/năm. 2 năm qua đã có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 8 xã so với mục tiêu Nghị quyết, hết nhiệm kỳ phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Song song với đó là cơ sở hạ tầng nông thôn đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển. Trấn Yên có 190 thôn, bản thì nay chỉ còn duy nhất thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành là ô tô chưa đến được”.
Nét nổi bật nhất phải nói đến "tam nông”. Trấn Yên đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu đạt hiệu quả rõ nét, tạo được mối liên hệ chặt chẽ trong sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm, dần hình thành chuỗi liên kết giá trị theo hướng hàng hóa bền vững.
Kết quả đạt được khá toàn diện, các chỉ tiêu chủ yếu đã cơ bản đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra, trong đó: giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp (giá so sánh 2010) 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 542 tỷ đồng, năm 2018 ước đạt 1.100 tỷ đồng, bằng 91,7% chỉ tiêu Nghị quyết, bình quân trong 3 năm tăng 4,03%/năm. Huyện chỉ đạo tập trung đầu tư thâm canh và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa có năng suất, chất lượng cao; đồng thời tích cực chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa, cây màu kém hiệu quả sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như dâu tằm, cây ăn quả có múi…
Đầu tư phát triển mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn như: vùng trồng dâu nuôi tằm, cây ăn quả có múi, lúa, ngô, chè chất lượng cao… Diện tích gieo trồng cây lương thực ổn định trên 6.200 ha/năm, sản lượng lương thực có hạt năm 2018 ước đạt 29.050 tấn, bằng 100,2% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Diện tích cây lấy củ có bột gieo trồng hàng năm đạt từ 1.100ha - 1.200ha, sản lượng đạt trên 16.800 tấn. Các loại cây rau đậu, cây ngắn ngày hàng năm được bố trí diện tích gieo trồng hợp lý, đầu tư thâm canh, xen canh tăng vụ, diện tích bình quân hàng năm hơn 1.200 ha, sản lượng ước đạt hơn 14.000 tấn, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và chăn nuôi. Xác định trồng dâu, nuôi tằm là một ngành kinh tế chủ lực, huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng, hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn huyện đã trồng mới 122,5ha dâu, bằng 122,5% chỉ tiêu Nghị quyết, nâng diện tích dâu toàn huyện lên 344ha, sản lượng kén tằm 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 200 tấn, cả năm ước đạt 420 tấn (tăng 164 tấn so với năm 2015). Huyện đã mời gọi, thu hút Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Miền Bắc đến đầu tư tại địa bàn, triển khai việc hỗ trợ phát triển vùng trồng dâu nuôi tằm, chế biến kén tằm, đảm bảo bao tiêu sản phẩm kén tằm cho nhân dân. Bên cạnh đó, huyện đã trồng mới 334ha cây ăn quả có múi, dự ước kết thúc năm 2018 sẽ trồng mới được 434ha, bằng 144,8% chỉ tiêu Nghị quyết, nâng diện tích cây ăn quả có múi toàn huyện lên 717ha.
Trấn Yên cũng đã hình thành rõ nét vùng trồng tre Bát độ, hiện vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích và tăng năng suất, chất lượng. Đã trồng mới được 1.402ha, đạt 140,2% chỉ tiêu Nghị quyết, nâng tổng diện tích tre Bát độ toàn huyện lên 2.976ha. Sản lượng măng tươi năm 2017 đạt 36.200 tấn, dự ước năm 2018 đạt 36.500 tấn, tăng 17.000 tấn so với năm 2015.
Huyện quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty TNHH Vạn Đạt tiếp tục gắn bó, đảm bảo bao tiêu toàn bộ sản phẩm măng cho người dân. Giá trị thu được từ măng tre Bát độ đạt 50 tỷ đồng/năm.
Cùng với tre măng, huyện tích cực phát triển vùng nguyên liệu quế, trồng mới và trồng thay thế 4.121ha, dự ước đến cuối năm 2018 đạt 4.718ha, nâng tổng diện tích quế toàn huyện lên gần 15.000ha. Sản lượng khai thác hàng năm trên 3.000 tấn quế vỏ tươi. Hiện nay đã có 3 hợp tác xã liên kết với người dân thu mua nguyên liệu, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu quế, trong đó Hợp tác xã Quế Hồi tại xã Đào Thịnh thực hiện quy trình sản xuất quế hữu cơ để xuất khẩu.
Song song với đó, ngành chăn nuôi phát triển không ngừng. Toàn huyện có 447 cơ sở chăn nuôi hàng hóa (39 cơ sở chăn nuôi trâu bò, 144 cơ sở nuôi lợn thịt; 39 cơ sở nuôi lợn nái, 48 cơ sở chăn nuôi lợn kết hợp lợn thịt và lợn nái, 159 cơ sở chăn nuôi gà, 18 cơ sở nuôi thỏ). Tổng đầu đàn gia súc, gia cầm 6 tháng đầu năm 2018 đạt hơn 1 triệu con…
Có thể nói, trong nửa đầu nhiệm kỳ, các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn huyện từng bước được củng cố và phát triển; các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hình thức liên kết, hợp tác thực hiện và cung cấp các dịch vụ, chuyển giao khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp; hình thành những nhóm liên kết trong sản xuất khởi đầu cho việc hình thành các mô hình HTX kiểu mới trong sản xuất nông nghiệp và các chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Cơ sở hạ tầng sản xuất được đầu tư, hệ thống giao thông nông thôn, các tuyến đường vào các khu sản xuất được tập trung đầu tư nâng cấp và mở mới, giúp cho việc phát triển sản xuất bền vững và có hiệu quả cao. Bên cạnh lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, Trấn Yên cũng là địa phương dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thu hút đầu tư.
Môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, quy hoạch và chuẩn bị quỹ đất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo lao động, đồng thời tăng cường các giải pháp kết nối doanh nghiệp với nông dân và vùng nguyên liệu.
Năm 2016, huyện Trấn Yên đứng thứ 2, năm 2017 đứng thứ nhất trong số 9 huyện, thị trong toàn tỉnh về xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp huyện.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã có 21 doanh nghiệp, 10 hợp tác xã (HTX) và 397 hộ kinh doanh cá thể đăng ký thành lập mới trên địa bàn huyện, nâng tổng số đăng ký hoạt động lên 1.673 cơ sở, trong đó có 103 doanh nghiệp (3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), 27 HTX, 1.534 hộ kinh doanh cá thể, với số vốn đăng ký kinh doanh hơn 1.270 tỷ đồng.
Có 12 dự án được cấp phép đầu tư vào địa bàn huyện với số vốn đăng ký 10.873 tỷ đồng. Một số dự án có quy mô lớn như: Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại xã Bảo Hưng, tổng vốn dự kiến đăng ký 4.994 tỷ đồng; Khu liên hợp công nghiệp thương mại - dịch vụ đô thị IC12, với tổng mức đầu tư 2.969 tỷ đồng; Nhà máy Vật liệu xây dựng Hoa Sen Yên Bái với vốn đầu tư 1.050 tỷ đồng; Nhà máy Chế biến quế hữu cơ của Hợp tác xã Quế Hồi Việt Nam tại thôn 5, xã Đào Thịnh, với tổng vốn dự kiến đăng ký hơn 88,7 tỷ đồng... Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 313 tỷ đồng, cả năm ước đạt 550 tỷ đồng, bằng 78,6% chỉ tiêu Nghị quyết.
Qua nửa nhiệm kỳ, kết quả đạt được là đáng ghi nhận, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Trấn Yên cũng thẳng thắn nhìn nhận và đánh giá còn những khó khăn, tồn tại nhất định. Tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế của huyện còn hạn chế, tích lũy nội bộ nền kinh tế - xã hội thấp, lĩnh vực nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực còn yếu, sức tiêu thụ chưa ổn định, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là ở cơ sở còn nhiều bất cập...
Do vậy, từ nay đến hết nhiệm kỳ, Đảng bộ, chính quyền các cấp sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra.
1453 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thế Phước phấn khởi chia sẻ: "Trong 21 chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đến giữa nhiệm kỳ đã có 08 chỉ tiêu vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra, 06 chỉ tiêu đạt mục tiêu Nghị quyết. Nhưng vui hơn là nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có những bước đột phá khích lệ....".Có thể nói, qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, trong bối cảnh tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp, song, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, phát huy nội lực, huyện Trấn Yên đã đạt nhiều kết quả khả quan.
Kinh tế phát triển, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc. Phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM) sôi nổi, rộng khắp, được nhân dân tích cực ủng hộ, tham gia. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, phương thức lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng thường xuyên được đổi mới; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng được nâng lên...
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thế Phước phấn khởi chia sẻ: "Trong 21 chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đến giữa nhiệm kỳ đã có 08 chỉ tiêu vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra, 06 chỉ tiêu đạt mục tiêu Nghị quyết. Nhưng vui hơn là nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có những bước đột phá khích lệ. Sản xuất nông nghiệp đã đổi mới theo hướng sản xuất hàng hóa và thị trường, liên kết trong sản xuất tạo một bước đi bền vững. Đời sống cư dân nông thôn được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân năm 2017 đạt 30 triệu đồng/người/năm. 2 năm qua đã có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 8 xã so với mục tiêu Nghị quyết, hết nhiệm kỳ phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Song song với đó là cơ sở hạ tầng nông thôn đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển. Trấn Yên có 190 thôn, bản thì nay chỉ còn duy nhất thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành là ô tô chưa đến được”.
Nét nổi bật nhất phải nói đến "tam nông”. Trấn Yên đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu đạt hiệu quả rõ nét, tạo được mối liên hệ chặt chẽ trong sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm, dần hình thành chuỗi liên kết giá trị theo hướng hàng hóa bền vững.
Kết quả đạt được khá toàn diện, các chỉ tiêu chủ yếu đã cơ bản đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra, trong đó: giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp (giá so sánh 2010) 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 542 tỷ đồng, năm 2018 ước đạt 1.100 tỷ đồng, bằng 91,7% chỉ tiêu Nghị quyết, bình quân trong 3 năm tăng 4,03%/năm. Huyện chỉ đạo tập trung đầu tư thâm canh và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa có năng suất, chất lượng cao; đồng thời tích cực chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa, cây màu kém hiệu quả sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như dâu tằm, cây ăn quả có múi…
Đầu tư phát triển mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn như: vùng trồng dâu nuôi tằm, cây ăn quả có múi, lúa, ngô, chè chất lượng cao… Diện tích gieo trồng cây lương thực ổn định trên 6.200 ha/năm, sản lượng lương thực có hạt năm 2018 ước đạt 29.050 tấn, bằng 100,2% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Diện tích cây lấy củ có bột gieo trồng hàng năm đạt từ 1.100ha - 1.200ha, sản lượng đạt trên 16.800 tấn. Các loại cây rau đậu, cây ngắn ngày hàng năm được bố trí diện tích gieo trồng hợp lý, đầu tư thâm canh, xen canh tăng vụ, diện tích bình quân hàng năm hơn 1.200 ha, sản lượng ước đạt hơn 14.000 tấn, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và chăn nuôi. Xác định trồng dâu, nuôi tằm là một ngành kinh tế chủ lực, huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng, hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn huyện đã trồng mới 122,5ha dâu, bằng 122,5% chỉ tiêu Nghị quyết, nâng diện tích dâu toàn huyện lên 344ha, sản lượng kén tằm 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 200 tấn, cả năm ước đạt 420 tấn (tăng 164 tấn so với năm 2015). Huyện đã mời gọi, thu hút Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Miền Bắc đến đầu tư tại địa bàn, triển khai việc hỗ trợ phát triển vùng trồng dâu nuôi tằm, chế biến kén tằm, đảm bảo bao tiêu sản phẩm kén tằm cho nhân dân. Bên cạnh đó, huyện đã trồng mới 334ha cây ăn quả có múi, dự ước kết thúc năm 2018 sẽ trồng mới được 434ha, bằng 144,8% chỉ tiêu Nghị quyết, nâng diện tích cây ăn quả có múi toàn huyện lên 717ha.
Trấn Yên cũng đã hình thành rõ nét vùng trồng tre Bát độ, hiện vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích và tăng năng suất, chất lượng. Đã trồng mới được 1.402ha, đạt 140,2% chỉ tiêu Nghị quyết, nâng tổng diện tích tre Bát độ toàn huyện lên 2.976ha. Sản lượng măng tươi năm 2017 đạt 36.200 tấn, dự ước năm 2018 đạt 36.500 tấn, tăng 17.000 tấn so với năm 2015.
Huyện quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty TNHH Vạn Đạt tiếp tục gắn bó, đảm bảo bao tiêu toàn bộ sản phẩm măng cho người dân. Giá trị thu được từ măng tre Bát độ đạt 50 tỷ đồng/năm.
Cùng với tre măng, huyện tích cực phát triển vùng nguyên liệu quế, trồng mới và trồng thay thế 4.121ha, dự ước đến cuối năm 2018 đạt 4.718ha, nâng tổng diện tích quế toàn huyện lên gần 15.000ha. Sản lượng khai thác hàng năm trên 3.000 tấn quế vỏ tươi. Hiện nay đã có 3 hợp tác xã liên kết với người dân thu mua nguyên liệu, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu quế, trong đó Hợp tác xã Quế Hồi tại xã Đào Thịnh thực hiện quy trình sản xuất quế hữu cơ để xuất khẩu.
Song song với đó, ngành chăn nuôi phát triển không ngừng. Toàn huyện có 447 cơ sở chăn nuôi hàng hóa (39 cơ sở chăn nuôi trâu bò, 144 cơ sở nuôi lợn thịt; 39 cơ sở nuôi lợn nái, 48 cơ sở chăn nuôi lợn kết hợp lợn thịt và lợn nái, 159 cơ sở chăn nuôi gà, 18 cơ sở nuôi thỏ). Tổng đầu đàn gia súc, gia cầm 6 tháng đầu năm 2018 đạt hơn 1 triệu con…
Có thể nói, trong nửa đầu nhiệm kỳ, các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn huyện từng bước được củng cố và phát triển; các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hình thức liên kết, hợp tác thực hiện và cung cấp các dịch vụ, chuyển giao khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp; hình thành những nhóm liên kết trong sản xuất khởi đầu cho việc hình thành các mô hình HTX kiểu mới trong sản xuất nông nghiệp và các chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Cơ sở hạ tầng sản xuất được đầu tư, hệ thống giao thông nông thôn, các tuyến đường vào các khu sản xuất được tập trung đầu tư nâng cấp và mở mới, giúp cho việc phát triển sản xuất bền vững và có hiệu quả cao. Bên cạnh lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, Trấn Yên cũng là địa phương dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thu hút đầu tư.
Môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, quy hoạch và chuẩn bị quỹ đất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo lao động, đồng thời tăng cường các giải pháp kết nối doanh nghiệp với nông dân và vùng nguyên liệu.
Năm 2016, huyện Trấn Yên đứng thứ 2, năm 2017 đứng thứ nhất trong số 9 huyện, thị trong toàn tỉnh về xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp huyện.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã có 21 doanh nghiệp, 10 hợp tác xã (HTX) và 397 hộ kinh doanh cá thể đăng ký thành lập mới trên địa bàn huyện, nâng tổng số đăng ký hoạt động lên 1.673 cơ sở, trong đó có 103 doanh nghiệp (3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), 27 HTX, 1.534 hộ kinh doanh cá thể, với số vốn đăng ký kinh doanh hơn 1.270 tỷ đồng.
Có 12 dự án được cấp phép đầu tư vào địa bàn huyện với số vốn đăng ký 10.873 tỷ đồng. Một số dự án có quy mô lớn như: Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại xã Bảo Hưng, tổng vốn dự kiến đăng ký 4.994 tỷ đồng; Khu liên hợp công nghiệp thương mại - dịch vụ đô thị IC12, với tổng mức đầu tư 2.969 tỷ đồng; Nhà máy Vật liệu xây dựng Hoa Sen Yên Bái với vốn đầu tư 1.050 tỷ đồng; Nhà máy Chế biến quế hữu cơ của Hợp tác xã Quế Hồi Việt Nam tại thôn 5, xã Đào Thịnh, với tổng vốn dự kiến đăng ký hơn 88,7 tỷ đồng... Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 313 tỷ đồng, cả năm ước đạt 550 tỷ đồng, bằng 78,6% chỉ tiêu Nghị quyết.
Qua nửa nhiệm kỳ, kết quả đạt được là đáng ghi nhận, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Trấn Yên cũng thẳng thắn nhìn nhận và đánh giá còn những khó khăn, tồn tại nhất định. Tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế của huyện còn hạn chế, tích lũy nội bộ nền kinh tế - xã hội thấp, lĩnh vực nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực còn yếu, sức tiêu thụ chưa ổn định, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là ở cơ sở còn nhiều bất cập...
Do vậy, từ nay đến hết nhiệm kỳ, Đảng bộ, chính quyền các cấp sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra.