CTTĐT - Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân huyện Trấn Yên đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong hội viên, nông dân về tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 7 (khóa 10) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, từ đó giúp hội viên hiểu vị trí, vai trò chủ thể của mình trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Hội viên nông dân Trấn Yên tham gia làm đường giao thông nông thôn
Hơn 10 năm trước, Kiên Thành luôn là một địa phương thuộc diện nghèo nhất nhì của huyện Trấn Yên. Còn nay, Kiên Thành đã hoàn toàn thay da đổi thịt, tỷ lệ hộ nghèo được giảm theo từng năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Hiện Kiên Thành đã hình thành vùng chuyên canh tập trung, như vùng trồng tre măng Bát Độ, vùng quế với diện tích gần 10.000 ha… Ông Mai Công Trình - Chủ tịch Hội Nông dân xã Kiên Thành cho rằng: “Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã những năm qua là một luồng gió mới cho ngành nông nghiệp địa phương. Để chuyển đổi hiệu quả, trước tiên địa phương đã xác định được sản phẩm chủ lực, từ đó tìm hiểu thị trường, nghiên cứu kỹ thuật canh tác. Tuyệt đối không chuyển đổi theo phong trào để dẫn đến tình trạng được mùa mất giá. Chính vì vậy, Kiên Thành đã thành công trong việc trồng tập trung vùng tre Bát Độ, vùng Quế. Thời gian tới chúng tôi sẽ hướng xây dựng nhãn hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị sản xuất”
Tại xã Báo Đáp, song song với thực hiện Nghị quyết “Tam nông” thì Báo Đáp còn thực hiện thành công chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, nhờ đó bộ mặt nông thôn của xã thay đổi đáng kể, hạ tầng cơ sở được đầu tư khá khang trang đồng bộ, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân ngày một nâng cao, Báo Đáp còn là địa phương đầu tiên của huyện Trấn Yên hoàn thành việc cứng hóa toàn bộ các tuyến đường liên thôn, liên xã. Đặc biệt, Báo Đáp đang là địa phương làm điểm của huyện Trấn Yên về việc dồn điền đổi thửa để chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng dâu nuôi tằm, nhằm nâng cao giá trị đất canh tác trên cùng một đơn vị diện tích. Chị Ngô Thị Thúy Vân - Chủ tịch Hội nông dân xã Báo Đáp cho biết thêm: “Bên cạnh việc phát huy chủ thể xây dựng nông thôn mới, Hội viên nông dân xã còn góp hàng chục nghìn ngày công lao động và hiến hơn hàng chục m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. Đặc biệt chúng tôi đang tập trung thực hiện điểm việc dồn điền đổi thửa để chuyển đổi từ đất lúa sang đất trồng dâu nuôi tằm, nhằm nâng cao giá trị canh tác trên cùng 1 đơn vị diện tích và nâng cao đời sống cho hội viên”.
Trấn Yên hình thành nhiều vùng cây trồng sản xuất hàng hóa
Để Nghị quyết Trung ương 7 (khóa 10) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thực hiện có hiệu quả, sát với đặc điểm của địa phương, Hội Nông dân Trấn Yên đã xây dựng đề án, kế hoạch gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và các phong trào trọng tâm của Hội. Do đó, trong 10 năm qua tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Trấn Yên đạt nhiều thành tựu đáng kể. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghịêp chế biến. Các cấp hội đã phối hợp tổ chức 93 lớp đào tạo nghề cho hơn 2.600 hội viên; 3.450 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho trên 242.000 lượt hội viên ... Nhờ vậy, đến nay Trấn Yên đã hình thành được một số loại cây trồng tập trung gắn với chế biến, như: tre Bát Độ, chè, lúa chất lượng cao, vùng cây ăn quả có múi, trồng dâu nuôi tằm, vùng quế…
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của Trung ương Hội về xây dựng kinh tế tập thể. Hội Nông dân huyện Trấn Yên phối hợp với các ngành chức năng thành lập và duy trì hoạt động của 18 mô hình tổ hợp tác, nhóm hộ. Hiện các mô hình này đã và đang sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tiến độ, chất lượng phát triển kinh tế tập thể của huyện. Anh Hà Đức Ngà - Giám đốc HTX dịch vụ Tổng hợp Hồng Tiến xã Minh Tiến cho hay: “Bình quân, mỗi năm HTX đưa vào nuôi trên 50.000 con gia cầm, thủy cầm, xuất bán trên 200 tấn thịt. Điều đáng nói, khi tham gia vào HTX, các thành viên không chỉ nâng cao thu nhập mà còn tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp”.
Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng” thực sự có sự chuyển biến cả về chất và lượng. Nếu như năm 2008, có 3.800 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi, thì đến năm 2017 đã có trên 6.100 hộ được công nhận, trong đó số hộ có thu nhập trên 500 triệu đồng tăng 3 lần so với năm 2008. Đặc biệt, để tạo điều kiện về vốn giúp hội viên đầu tư phát triển sản xuất các cấp hội đã phối hợp với các ngân hàng, các chương trình dự án giải ngân cho vay và hỗ trợ trị giá trên 100 tỷ đồng cho hơn 3.000 hộ vay. Bên cạnh đó, các cấp hội còn chủ động phối hợp, tổ chức các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, nâng cao đời sống cho hội viên như: vay vốn từ chân quỹ hội, ứng vật tư phân bón, tập huấn KHKT, vận động hội viên hỗ trợ hộ nghèo về kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ ngày công lao động…qua đây, đã giúp 1.260 hộ hội viên nông dân thoát nghèo.
Việc tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được Hội Nông dân Trấn Yên đặc biệt coi trọng cả về chất và lượng. Qua vận động, hội viên trong các cơ sở hội đã hiến 47.500 m2 đất, đóng góp 26 nghìn ngày công và hàng trăm tỷ đồng để xây dựng hạ tầng nông thôn. Nhờ đó, 100% các tuyến đường từ huyện về trung tâm xã và 201 km đường liên xã, liên thôn, bản được kiên cố hóa, 60 công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng, 100% các thôn được sử dụng điện lưới quốc gia, các thiết chế văn hóa ở khu dân cư được đầu tư xây dựng, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân... góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng ngày càng khang trang, đổi mới. Chị Nguyễn Thị Phương Đông - Chủ tịch Hội Nông dân Trấn Yên khẳng định: “Cái được lớn nhất sau 10 năm triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương 7 (khóa 10) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã nhận được sự đồng thuận của đông đảo hội viên nông dân, hội viên đã nhận thức được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của mình trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Phấn đấu để huyện Trấn Yên được công nhận huyện NTM vào năm 2020”.
Phải khẳng định rằng, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa 10) về “Tam nông” như một luồng ánh sáng và được người dân nói chung và hội viên nông dân Trấn Yên nói riêng đồng thuận và nhiệt tình hưởng ứng. Từ đó ra sức thi đua lao động sản xuất thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, bộ mặt nông thôn được đổi mới, góp phần cùng các cấp, các ngành đẩy nhanh và nâng cao chất lượng xây dựng NTM trên địa bàn huyện./.
1137 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân huyện Trấn Yên đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong hội viên, nông dân về tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 7 (khóa 10) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, từ đó giúp hội viên hiểu vị trí, vai trò chủ thể của mình trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).Hơn 10 năm trước, Kiên Thành luôn là một địa phương thuộc diện nghèo nhất nhì của huyện Trấn Yên. Còn nay, Kiên Thành đã hoàn toàn thay da đổi thịt, tỷ lệ hộ nghèo được giảm theo từng năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Hiện Kiên Thành đã hình thành vùng chuyên canh tập trung, như vùng trồng tre măng Bát Độ, vùng quế với diện tích gần 10.000 ha… Ông Mai Công Trình - Chủ tịch Hội Nông dân xã Kiên Thành cho rằng: “Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã những năm qua là một luồng gió mới cho ngành nông nghiệp địa phương. Để chuyển đổi hiệu quả, trước tiên địa phương đã xác định được sản phẩm chủ lực, từ đó tìm hiểu thị trường, nghiên cứu kỹ thuật canh tác. Tuyệt đối không chuyển đổi theo phong trào để dẫn đến tình trạng được mùa mất giá. Chính vì vậy, Kiên Thành đã thành công trong việc trồng tập trung vùng tre Bát Độ, vùng Quế. Thời gian tới chúng tôi sẽ hướng xây dựng nhãn hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị sản xuất”
Tại xã Báo Đáp, song song với thực hiện Nghị quyết “Tam nông” thì Báo Đáp còn thực hiện thành công chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, nhờ đó bộ mặt nông thôn của xã thay đổi đáng kể, hạ tầng cơ sở được đầu tư khá khang trang đồng bộ, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân ngày một nâng cao, Báo Đáp còn là địa phương đầu tiên của huyện Trấn Yên hoàn thành việc cứng hóa toàn bộ các tuyến đường liên thôn, liên xã. Đặc biệt, Báo Đáp đang là địa phương làm điểm của huyện Trấn Yên về việc dồn điền đổi thửa để chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng dâu nuôi tằm, nhằm nâng cao giá trị đất canh tác trên cùng một đơn vị diện tích. Chị Ngô Thị Thúy Vân - Chủ tịch Hội nông dân xã Báo Đáp cho biết thêm: “Bên cạnh việc phát huy chủ thể xây dựng nông thôn mới, Hội viên nông dân xã còn góp hàng chục nghìn ngày công lao động và hiến hơn hàng chục m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. Đặc biệt chúng tôi đang tập trung thực hiện điểm việc dồn điền đổi thửa để chuyển đổi từ đất lúa sang đất trồng dâu nuôi tằm, nhằm nâng cao giá trị canh tác trên cùng 1 đơn vị diện tích và nâng cao đời sống cho hội viên”.
Trấn Yên hình thành nhiều vùng cây trồng sản xuất hàng hóa
Để Nghị quyết Trung ương 7 (khóa 10) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thực hiện có hiệu quả, sát với đặc điểm của địa phương, Hội Nông dân Trấn Yên đã xây dựng đề án, kế hoạch gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và các phong trào trọng tâm của Hội. Do đó, trong 10 năm qua tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Trấn Yên đạt nhiều thành tựu đáng kể. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghịêp chế biến. Các cấp hội đã phối hợp tổ chức 93 lớp đào tạo nghề cho hơn 2.600 hội viên; 3.450 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho trên 242.000 lượt hội viên ... Nhờ vậy, đến nay Trấn Yên đã hình thành được một số loại cây trồng tập trung gắn với chế biến, như: tre Bát Độ, chè, lúa chất lượng cao, vùng cây ăn quả có múi, trồng dâu nuôi tằm, vùng quế…
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của Trung ương Hội về xây dựng kinh tế tập thể. Hội Nông dân huyện Trấn Yên phối hợp với các ngành chức năng thành lập và duy trì hoạt động của 18 mô hình tổ hợp tác, nhóm hộ. Hiện các mô hình này đã và đang sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tiến độ, chất lượng phát triển kinh tế tập thể của huyện. Anh Hà Đức Ngà - Giám đốc HTX dịch vụ Tổng hợp Hồng Tiến xã Minh Tiến cho hay: “Bình quân, mỗi năm HTX đưa vào nuôi trên 50.000 con gia cầm, thủy cầm, xuất bán trên 200 tấn thịt. Điều đáng nói, khi tham gia vào HTX, các thành viên không chỉ nâng cao thu nhập mà còn tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp”.
Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng” thực sự có sự chuyển biến cả về chất và lượng. Nếu như năm 2008, có 3.800 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi, thì đến năm 2017 đã có trên 6.100 hộ được công nhận, trong đó số hộ có thu nhập trên 500 triệu đồng tăng 3 lần so với năm 2008. Đặc biệt, để tạo điều kiện về vốn giúp hội viên đầu tư phát triển sản xuất các cấp hội đã phối hợp với các ngân hàng, các chương trình dự án giải ngân cho vay và hỗ trợ trị giá trên 100 tỷ đồng cho hơn 3.000 hộ vay. Bên cạnh đó, các cấp hội còn chủ động phối hợp, tổ chức các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, nâng cao đời sống cho hội viên như: vay vốn từ chân quỹ hội, ứng vật tư phân bón, tập huấn KHKT, vận động hội viên hỗ trợ hộ nghèo về kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ ngày công lao động…qua đây, đã giúp 1.260 hộ hội viên nông dân thoát nghèo.
Việc tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được Hội Nông dân Trấn Yên đặc biệt coi trọng cả về chất và lượng. Qua vận động, hội viên trong các cơ sở hội đã hiến 47.500 m2 đất, đóng góp 26 nghìn ngày công và hàng trăm tỷ đồng để xây dựng hạ tầng nông thôn. Nhờ đó, 100% các tuyến đường từ huyện về trung tâm xã và 201 km đường liên xã, liên thôn, bản được kiên cố hóa, 60 công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng, 100% các thôn được sử dụng điện lưới quốc gia, các thiết chế văn hóa ở khu dân cư được đầu tư xây dựng, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân... góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng ngày càng khang trang, đổi mới. Chị Nguyễn Thị Phương Đông - Chủ tịch Hội Nông dân Trấn Yên khẳng định: “Cái được lớn nhất sau 10 năm triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương 7 (khóa 10) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã nhận được sự đồng thuận của đông đảo hội viên nông dân, hội viên đã nhận thức được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của mình trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Phấn đấu để huyện Trấn Yên được công nhận huyện NTM vào năm 2020”.
Phải khẳng định rằng, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa 10) về “Tam nông” như một luồng ánh sáng và được người dân nói chung và hội viên nông dân Trấn Yên nói riêng đồng thuận và nhiệt tình hưởng ứng. Từ đó ra sức thi đua lao động sản xuất thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, bộ mặt nông thôn được đổi mới, góp phần cùng các cấp, các ngành đẩy nhanh và nâng cao chất lượng xây dựng NTM trên địa bàn huyện./.