Chiều 31/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ cuối cùng của năm 2019, chủ yếu tập trung vào công tác xây dựng thể chế, pháp luật.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Phiên họp diễn ra ngay sau khi Hội nghị Chính phủ với các địa phương bế mạc sau hơn 1,5 ngày diễn ra.
Tại phiên họp, Chính phủ nghe báo cáo tóm tắt về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, báo cáo kết quả lấy phiếu xin ý kiến thành viên Chính phủ về 3 đề nghị xây dựng luật và các nội dung liên quan gồm: Đề nghị xây dựng dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng chống ma túy (sửa đổi), đề nghị xây dựng dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), đề nghị xây dựng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 theo thủ tục rút gọn, về nhiệm vụ rà soát, khảo sát định mức kinh tế kỹ thuật làm căn cứ điều chỉnh giá dịch vụ y tế...
Về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Tư pháp) báo cáo, xin ý kiến về vấn đề bổ sung biện pháp cưỡng chế trong dự thảo Luật.
Trên thực tế, có những trường hợp đối tượng vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt nhưng không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong Luật hiện hành vì không phù hợp, cần phải có những biện pháp cưỡng chế khác phù hợp hơn, như ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn…
Hiện có 2 loại ý kiến đề nghị quy định cụ thể vấn đề này trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vi phạm, do vậy, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế nào, trong trường hợp nào phải do Quốc hội quy định trong Luật, chỉ giao Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành các biện pháp đã được Luật quy định.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, để bảo đảm sự linh hoạt, kịp thời, cần bổ sung trong dự thảo Luật điều khoản quy định: Giao Chính phủ quy định các biện pháp cưỡng chế phù hợp trong các lĩnh vực quản lý. Bộ Tài chính cũng như đa số ý kiến thành viên Chính phủ nhất trí với nhóm ý kiến thứ nhất.
Về đề nghị xây dựng dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất 7 nhóm chính sách, gồm: (1) Hoàn thiện quy định về mô hình tổ chức, điều kiện thành lập, hoạt động của loại hình tổ chức bảo hiểm, (2) Hoàn thiện quy định về mô hình quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, (3) Hoàn thiện chế định hợp đồng bảo hiểm, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, minh bạch và an toàn cho các giao dịch bảo hiếm, (4) Khuyến khích sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm chuẩn mực hóa các hoạt động và giao dịch bảo hiểm trên thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm, (5) Bổ sung, hoàn thiện các quy định về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, (6) Hoàn thiện các quy định về bảo đảm an toàn, đề phòng hạn chế tổn thất, phòng ngừa gian lận bảo hiểm, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp, (7) Hoàn thiện quy định về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho phát triển bảo hiểm.
Cho rằng bảo hiểm là thị trường nhạy cảm, Thủ tướng cơ bản nhất trí về nguyên tắc với các nội dung do Bộ Tài chính đề nghị, thống nhất thông qua đề nghị xây dựng dự án luật; yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật theo đúng quy định.
Về đề nghị xây dựng Luật Phòng chống ma túy (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất 3 chính sách của dự án Luật, gồm: (1) Quy định cơ chế quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, (2) Xây dựng cơ chế, chính sách bảo đảm hiệu quả công tác cai nghiện bắt buộc và khuyến khích xã hội hóa công tác cai nghiện tự nguyện, (3) Xây dựng quy định về phòng, chống ma túy bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Thủ tướng cơ bản thống nhất với đề xuất của Bộ Công an, yêu cầu Bộ Công an tiếp thu ý kiến, hoàn thiện hồ sơ theo quy định, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, trình bổ sung vào chương trình xây dựng luật năm 2020.
Về đề nghị xây dựng dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Thủ tướng nhất trí với các đề xuất của Thanh tra Chính phủ, nhấn mạnh việc đổi mới hoạt động thanh tra theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo; nâng cao trách nhiệm của đoàn thanh tra và chất lượng của kết luận thanh tra. Đổi mới cơ chế giám sát hoạt động của đoàn thanh tra; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực trong hoạt động thanh tra, tránh lạm quyền gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân được thanh tra. Bảo đảm hiệu lực thực hiện các kết luận thanh tra; chú trọng việc thu hồi tiền, tài sản vi phạm pháp luật. Phân biệt rõ tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước với tổ chức và hoạt động giám sát của nhân dân.
Tại phiên họp, Thủ tướng đã nhất trí, giao Bộ KH&ĐT tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép xây dựng Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 theo trình tự, thủ tục rút gọn, phù hợp với Luật Đầu tư công (sửa đổi).
1560 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chiều 31/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ cuối cùng của năm 2019, chủ yếu tập trung vào công tác xây dựng thể chế, pháp luật.Phiên họp diễn ra ngay sau khi Hội nghị Chính phủ với các địa phương bế mạc sau hơn 1,5 ngày diễn ra.
Tại phiên họp, Chính phủ nghe báo cáo tóm tắt về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, báo cáo kết quả lấy phiếu xin ý kiến thành viên Chính phủ về 3 đề nghị xây dựng luật và các nội dung liên quan gồm: Đề nghị xây dựng dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng chống ma túy (sửa đổi), đề nghị xây dựng dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), đề nghị xây dựng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 theo thủ tục rút gọn, về nhiệm vụ rà soát, khảo sát định mức kinh tế kỹ thuật làm căn cứ điều chỉnh giá dịch vụ y tế...
Về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Tư pháp) báo cáo, xin ý kiến về vấn đề bổ sung biện pháp cưỡng chế trong dự thảo Luật.
Trên thực tế, có những trường hợp đối tượng vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt nhưng không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong Luật hiện hành vì không phù hợp, cần phải có những biện pháp cưỡng chế khác phù hợp hơn, như ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn…
Hiện có 2 loại ý kiến đề nghị quy định cụ thể vấn đề này trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vi phạm, do vậy, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế nào, trong trường hợp nào phải do Quốc hội quy định trong Luật, chỉ giao Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành các biện pháp đã được Luật quy định.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, để bảo đảm sự linh hoạt, kịp thời, cần bổ sung trong dự thảo Luật điều khoản quy định: Giao Chính phủ quy định các biện pháp cưỡng chế phù hợp trong các lĩnh vực quản lý. Bộ Tài chính cũng như đa số ý kiến thành viên Chính phủ nhất trí với nhóm ý kiến thứ nhất.
Về đề nghị xây dựng dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất 7 nhóm chính sách, gồm: (1) Hoàn thiện quy định về mô hình tổ chức, điều kiện thành lập, hoạt động của loại hình tổ chức bảo hiểm, (2) Hoàn thiện quy định về mô hình quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, (3) Hoàn thiện chế định hợp đồng bảo hiểm, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, minh bạch và an toàn cho các giao dịch bảo hiếm, (4) Khuyến khích sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm chuẩn mực hóa các hoạt động và giao dịch bảo hiểm trên thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm, (5) Bổ sung, hoàn thiện các quy định về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, (6) Hoàn thiện các quy định về bảo đảm an toàn, đề phòng hạn chế tổn thất, phòng ngừa gian lận bảo hiểm, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp, (7) Hoàn thiện quy định về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho phát triển bảo hiểm.
Cho rằng bảo hiểm là thị trường nhạy cảm, Thủ tướng cơ bản nhất trí về nguyên tắc với các nội dung do Bộ Tài chính đề nghị, thống nhất thông qua đề nghị xây dựng dự án luật; yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật theo đúng quy định.
Về đề nghị xây dựng Luật Phòng chống ma túy (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất 3 chính sách của dự án Luật, gồm: (1) Quy định cơ chế quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, (2) Xây dựng cơ chế, chính sách bảo đảm hiệu quả công tác cai nghiện bắt buộc và khuyến khích xã hội hóa công tác cai nghiện tự nguyện, (3) Xây dựng quy định về phòng, chống ma túy bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Thủ tướng cơ bản thống nhất với đề xuất của Bộ Công an, yêu cầu Bộ Công an tiếp thu ý kiến, hoàn thiện hồ sơ theo quy định, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, trình bổ sung vào chương trình xây dựng luật năm 2020.
Về đề nghị xây dựng dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Thủ tướng nhất trí với các đề xuất của Thanh tra Chính phủ, nhấn mạnh việc đổi mới hoạt động thanh tra theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo; nâng cao trách nhiệm của đoàn thanh tra và chất lượng của kết luận thanh tra. Đổi mới cơ chế giám sát hoạt động của đoàn thanh tra; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực trong hoạt động thanh tra, tránh lạm quyền gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân được thanh tra. Bảo đảm hiệu lực thực hiện các kết luận thanh tra; chú trọng việc thu hồi tiền, tài sản vi phạm pháp luật. Phân biệt rõ tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước với tổ chức và hoạt động giám sát của nhân dân.
Tại phiên họp, Thủ tướng đã nhất trí, giao Bộ KH&ĐT tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép xây dựng Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 theo trình tự, thủ tục rút gọn, phù hợp với Luật Đầu tư công (sửa đổi).