Với năng suất chè có thể đạt 30 tấn/ha thì mỗi héc-ta chè có thể đạt giá trị trên 200 triệu đồng/năm. Đây là tiềm năng lớn để người làm chè Văn Chấn hướng đến làm giàu.
Lãnh đạo huyện Văn Chấn động viên người dân xã Sơn Thịnh đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất cây chè.
Sau nhiều năm loay hoay tìm hướng đi thay thế cây chè, gần đây, nhiều người trồng chè ở vùng ngoài Văn Chấn bỗng giật mình nhìn lại quá trình chuyển đổi cây trồng của gia đình. Nhận thấy, giá như 3, 4 năm trước họ biết tận dụng cơ hội từ sự hỗ trợ của Nhà nước và mạnh dạn đầu tư cải tạo chè thì hôm nay đã có một nguồn thu nhập chắc chắn.
Thành công vì biết nắm bắt cơ hội
Năm 2013, thời điểm thị trường chè bất ổn nhất, gia đình bà Nguyễn Thị Xuân ở thôn Thác Hoa 3, xã Sơn Thịnh đã quyết định cải tạo lại toàn bộ diện tích chè của gia đình. Sau gần 5 năm trồng, chăm sóc, vụ chè năm nay, trên 6.000 m2 chè của gia đình bà chính thức bước vào giai đoạn kinh doanh. Do được chăm sóc tốt nên lứa chè này gia đình thu được gần 3 tấn, với giá bán trung bình 4.500 đồng/kg mang về cho bà trên 13 triệu đồng.
Bà Xuân chia sẻ: "Lúc quyết định cải tạo chè, nhiều người cũng bàn lui nhưng gia đình có truyền thống trồng và phát triển chè nên quyết tâm bám trụ với cây chè. Giờ cây chè lai LDP đã chứng minh quyết định của mình là đúng. Không chỉ cho năng suất gấp 3 so với diện tích trước đây mà còn rất thuận lợi cho việc cơ giới hóa sản xuất”.
Trước đây, Sơn Thịnh có trên 250 ha chè chủ yếu là chè trung du được trồng từ những năm 80 của thế kỷ trước. Những năm 2012-2013, cây chè ở Sơn Thịnh cũng lâm vào cảnh "dưới đói, trên đau”.
Trước thực trạng đó, tại Đại hội Đảng bộ xã Sơn Thịnh nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ xã đã đánh giá, nhìn nhận lại quá trình phát triển cây chè và xác định cây chè là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trồng cải tạo 80% diện tích chè già cỗi và trồng thêm 200 ha. Thực hiện mục tiêu này, xã Sơn Thịnh đã tranh thủ các chương trình hỗ trợ trồng cải tạo chè của Nhà nước và xây dựng kế hoạch vận động nhân dân trồng mới và trồng cải tạo hàng năm.
Đến nay, toàn xã có trên 450 ha chè; trong đó, 70% trồng mới và trồng cải tạo bằng các giống chè lai LDP1, LDP2. Việc trồng cải tạo chè đã góp phần đưa năng suất chè bình quân toàn xã lên 10 tấn/ha/năm, sản lượng hàng năm đạt trên 400 tấn.
Ông Đỗ Gia Quỵnh – Chủ tịch UBND xã Sơn Thịnh cho biết: "Chủ trương phát triển cây chè là một trong những chủ trương đã và đang được nhân dân hưởng ứng tích cực. Mặc dù thời điểm đầu, một số hộ dân còn e ngại về hiệu quả nhưng thông qua việc vận dụng cơ chế hỗ trợ của huyện và động viên nhân dân nên đến nay, chỉ tiêu phát triển cây chè của xã đã tăng trưởng khá toàn diện và đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã đã đề ra”.
Gỡ rối cho vùng chè
Phát triển kinh doanh chè ở Sơn Thịnh, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, thị trấn Nông trường Liên Sơn là những bức tranh sáng màu góp phần làm cân bằng diện tích, sản lượng chè của toàn huyện Văn Chấn. Thực tế quá trình phát triển kinh doanh chè ở Văn Chấn những năm qua là bức tranh khá sinh động mang đầy đủ các yếu tố về kinh tế, văn hóa, lịch sử.
Sau nạn chè vàng, người làm chè ở Văn Chấn đã thấm và ngẫm ra rất nhiều điều. Chè vẫn là cây trồng có giá trị dài lâu và đến nay nó có thể làm giàu chứ không phải như nhiều người vẫn nghĩ đó chỉ là cây xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, do có giá trị dài lâu nên việc phát triển đòi hỏi có chiến lược mang tính bền vững. Những kẻ làm ăn chộp giật hay có ý quay lưng lại với cây chè giờ đã và đang lãnh lấy hậu quả. Đó là mất vùng nguyên liệu, thiếu nguyên liệu, là loay hoay trong bài toán trồng hay phá bỏ.
Trở ra các xã vùng ngoài - nơi mà những năm gần đây diện tích chè giảm mạnh để thay thế bằng những cánh rừng hay những vườn cây ăn trái, dù nhìn nhận hiện tại vẫn còn nhiều khả quan nhưng người dân vẫn hết sức mông lung khi ngẫm về tương lai của những loại cây vốn có chu kỳ sinh trưởng khá dài.
Chị Lưu Thị Hải ở thôn Tiên Đồng, xã Nghĩa Tâm chia sẻ: "Gia đình đã chuyển đổi phần lớn diện tích chè sang trồng rừng và trồng cam. Thực ra, chúng tôi cũng chỉ chạy theo phong trào chứ chưa có căn cứ gì chắc chắn. Trước chính quyền xã cũng vận động trồng cải tạo chè nhưng thấy một số hộ bảo chè cành không chịu được hạn nên cũng nản, không đăng ký. Giờ diện tích chè còn lại, tôi cũng muốn cải tạo nhưng vốn liếng chẳng có nên đành để vậy”.
Câu chuyện của chị Hải có lẽ cũng là tâm tư của nhiều hộ dân ở các xã vùng ngoài huyện Văn Chấn. Công bằng mà nói, việc trồng chè trước đây của nhân dân khu vực này chủ yếu là tự phát. Thành thử nhiều diện tích trồng có độ dốc cao rất khó chăm sóc và thu hoạch, hiệu quả thấp.
Hướng đi bền vững
Nhìn lại quá trình sản xuất, kinh doanh chè ở Văn Chấn, các nhà chuyên môn cho rằng, cây chè ở vùng ngoài bị thất thế không chỉ bởi điều kiện tự nhiên, bởi người làm chè thiếu tâm huyết mà một nguyên nhân quan trọng khác là sự bùng nổ số lượng cơ sở chế biến dẫn đến sự tranh mua, tranh bán nguyên liệu.
Thời điểm sản xuất, kinh doanh chè nở rộ nhất ở huyện Văn Chấn có trên 60 cơ sở sản xuất, kinh doanh chè, trong đó trên 2/3 cơ sở tập trung ở các xã, thị trấn vùng ngoài. Trong khi, diện tích và sản lượng chè ở 2 khu vực là tương đương nhau.
Từ quá trình sản xuất, kinh doanh chè thời gian qua, huyện Văn Chấn đang đặt ra bài toán sản xuất chè mang lại giá trị bền vững. Trong điều kiện sản xuất hiện nay, vấn đề thâm canh, cơ giới hóa và những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tác động vào ngành chè làm thay đổi căn bản quan niệm về sản phẩm chè.
Hiện các vấn đề về phẩm cấp không còn đặt nặng như trước nữa mà quan trọng nhất là an toàn vệ sinh thực phẩm. Hệ thống máy móc hiện đại đã tạo ra hàng chục loại sản phẩm chè đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm chè được sản xuất là để xuất khẩu, các tiêu chuẩn về dư lượng hóa chất, vi sinh vật được kiểm định hết sức khắt khe. Vì vậy, làm sao để kiểm soát được nguồn nguyên liệu sạch đòi hỏi không chỉ ý thức của người làm chè mà có sự liên kết của "các nhà” trong quản lý và ứng dụng công nghệ sạch vào chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh.
Một yếu tố khác đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa người làm chè và doanh nghiệp là vấn đề điều tiết nguyên liệu. Với việc áp dụng cơ giới hóa vào thu hoạch, hầu hết các cơ sở chế biến đều rơi vào cảnh "no dồn, đói góp” mỗi khi vào chính vụ chè.
Giải quyết bài toán này, vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp lớn ở Văn Chấn đã triển khai điều tiết vùng nguyên liệu bằng cách chỉ định thời gian thu hoạch cho từng hộ, từng khu vực theo công suất thiết kế. Tuy nhiên, việc điều tiết này chỉ áp dụng trong vùng nguyên liệu đơn vị quản lý, trong khi số lượng này hiện là rất nhỏ và cũng khó làm triệt để.
Đề xuất giải quyết vấn đề này, ông Nguyễn Minh Tư – Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Chè Phú Thịnh cho rằng: "Các đơn vị nên mua chè theo phẩm cấp với nhiều mức giá khác nhau. Như vậy, sẽ khuyến khích người dân thu hoạch rải vụ, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình. Bản thân đơn vị đã áp dụng với mức giá mua từ 4.000 – 8.000 đồng/kg nên vào vụ chè hầu như ngày nào nhà máy cũng có nguyên liệu để hoạt động”.
Với trên 4.700 ha chè, sản lượng hàng năm trên 45.000 tấn, cây chè ở Văn Chấn hiện chiếm phân nửa diện tích và sản lượng chè toàn tỉnh. Từ chè đã tạo việc làm cho trên 20 vạn lao động và đóng góp ngân sách nhà nước mỗi năm trên 20 tỷ đồng.
Việc tìm giải pháp hướng đi phát triển cây chè một cách bền vững là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
Tuy nhiên, để thay đổi căn bản ngành chè cần cuộc cách mạng lớn. Trước mắt, huyện Văn Chấn đang xem xét quy hoạch lại vùng chè và cơ sơ sở chế biến theo hướng bảo đảm hài hòa giữ cơ sở sản xuất và vùng nguyên liệu. Đặc biệt quan tâm đến điều kiện phát triển của cây chè để vận động nhân dân trồng mới và trồng cải tạo đạt hiệu quả cao.
Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn cho biết: "Phòng đang tiếp tục tham mưu với UBND huyện triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nhân dân các xã vùng ngoài trồng mới và trồng cải tạo chè. Đi cùng với đó là tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường thâm canh theo hướng sản xuất chè sạch và an toàn".
"Ngoài ra, thông qua các chương trình, huyện cũng tăng phối hợp, liên kết để các hộ làm chè và các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện các giải pháp sản xuất chè VietGAP, chè hữu cơ từng bước nâng cao giá trị sản phẩm chè” - ông Toản nói.
Theo đánh giá hiện nay, sản phẩm chè đen xuất khẩu có thể đạt giá trị khoảng 4 USD/kg (tương đương khoảng 80.000 đồng/kg), nhưng ta mới chỉ xuất đạt giá trị trung bình 2 USD/kg. Điều này đồng nghĩa với giá thành sản phẩm nguyên liệu chè búp tươi có thể đạt 8.000 – 10.000 đồng/kg.
Với năng suất chè có thể đạt 30 tấn/ha thì mỗi héc-ta chè có thể đạt giá trị trên 200 triệu đồng/năm. Đây là tiềm năng lớn để người làm chè hướng đến làm giàu.
1183 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Với năng suất chè có thể đạt 30 tấn/ha thì mỗi héc-ta chè có thể đạt giá trị trên 200 triệu đồng/năm. Đây là tiềm năng lớn để người làm chè Văn Chấn hướng đến làm giàu.Sau nhiều năm loay hoay tìm hướng đi thay thế cây chè, gần đây, nhiều người trồng chè ở vùng ngoài Văn Chấn bỗng giật mình nhìn lại quá trình chuyển đổi cây trồng của gia đình. Nhận thấy, giá như 3, 4 năm trước họ biết tận dụng cơ hội từ sự hỗ trợ của Nhà nước và mạnh dạn đầu tư cải tạo chè thì hôm nay đã có một nguồn thu nhập chắc chắn.
Thành công vì biết nắm bắt cơ hội
Năm 2013, thời điểm thị trường chè bất ổn nhất, gia đình bà Nguyễn Thị Xuân ở thôn Thác Hoa 3, xã Sơn Thịnh đã quyết định cải tạo lại toàn bộ diện tích chè của gia đình. Sau gần 5 năm trồng, chăm sóc, vụ chè năm nay, trên 6.000 m2 chè của gia đình bà chính thức bước vào giai đoạn kinh doanh. Do được chăm sóc tốt nên lứa chè này gia đình thu được gần 3 tấn, với giá bán trung bình 4.500 đồng/kg mang về cho bà trên 13 triệu đồng.
Bà Xuân chia sẻ: "Lúc quyết định cải tạo chè, nhiều người cũng bàn lui nhưng gia đình có truyền thống trồng và phát triển chè nên quyết tâm bám trụ với cây chè. Giờ cây chè lai LDP đã chứng minh quyết định của mình là đúng. Không chỉ cho năng suất gấp 3 so với diện tích trước đây mà còn rất thuận lợi cho việc cơ giới hóa sản xuất”.
Trước đây, Sơn Thịnh có trên 250 ha chè chủ yếu là chè trung du được trồng từ những năm 80 của thế kỷ trước. Những năm 2012-2013, cây chè ở Sơn Thịnh cũng lâm vào cảnh "dưới đói, trên đau”.
Trước thực trạng đó, tại Đại hội Đảng bộ xã Sơn Thịnh nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ xã đã đánh giá, nhìn nhận lại quá trình phát triển cây chè và xác định cây chè là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trồng cải tạo 80% diện tích chè già cỗi và trồng thêm 200 ha. Thực hiện mục tiêu này, xã Sơn Thịnh đã tranh thủ các chương trình hỗ trợ trồng cải tạo chè của Nhà nước và xây dựng kế hoạch vận động nhân dân trồng mới và trồng cải tạo hàng năm.
Đến nay, toàn xã có trên 450 ha chè; trong đó, 70% trồng mới và trồng cải tạo bằng các giống chè lai LDP1, LDP2. Việc trồng cải tạo chè đã góp phần đưa năng suất chè bình quân toàn xã lên 10 tấn/ha/năm, sản lượng hàng năm đạt trên 400 tấn.
Ông Đỗ Gia Quỵnh – Chủ tịch UBND xã Sơn Thịnh cho biết: "Chủ trương phát triển cây chè là một trong những chủ trương đã và đang được nhân dân hưởng ứng tích cực. Mặc dù thời điểm đầu, một số hộ dân còn e ngại về hiệu quả nhưng thông qua việc vận dụng cơ chế hỗ trợ của huyện và động viên nhân dân nên đến nay, chỉ tiêu phát triển cây chè của xã đã tăng trưởng khá toàn diện và đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã đã đề ra”.
Gỡ rối cho vùng chè
Phát triển kinh doanh chè ở Sơn Thịnh, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, thị trấn Nông trường Liên Sơn là những bức tranh sáng màu góp phần làm cân bằng diện tích, sản lượng chè của toàn huyện Văn Chấn. Thực tế quá trình phát triển kinh doanh chè ở Văn Chấn những năm qua là bức tranh khá sinh động mang đầy đủ các yếu tố về kinh tế, văn hóa, lịch sử.
Sau nạn chè vàng, người làm chè ở Văn Chấn đã thấm và ngẫm ra rất nhiều điều. Chè vẫn là cây trồng có giá trị dài lâu và đến nay nó có thể làm giàu chứ không phải như nhiều người vẫn nghĩ đó chỉ là cây xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, do có giá trị dài lâu nên việc phát triển đòi hỏi có chiến lược mang tính bền vững. Những kẻ làm ăn chộp giật hay có ý quay lưng lại với cây chè giờ đã và đang lãnh lấy hậu quả. Đó là mất vùng nguyên liệu, thiếu nguyên liệu, là loay hoay trong bài toán trồng hay phá bỏ.
Trở ra các xã vùng ngoài - nơi mà những năm gần đây diện tích chè giảm mạnh để thay thế bằng những cánh rừng hay những vườn cây ăn trái, dù nhìn nhận hiện tại vẫn còn nhiều khả quan nhưng người dân vẫn hết sức mông lung khi ngẫm về tương lai của những loại cây vốn có chu kỳ sinh trưởng khá dài.
Chị Lưu Thị Hải ở thôn Tiên Đồng, xã Nghĩa Tâm chia sẻ: "Gia đình đã chuyển đổi phần lớn diện tích chè sang trồng rừng và trồng cam. Thực ra, chúng tôi cũng chỉ chạy theo phong trào chứ chưa có căn cứ gì chắc chắn. Trước chính quyền xã cũng vận động trồng cải tạo chè nhưng thấy một số hộ bảo chè cành không chịu được hạn nên cũng nản, không đăng ký. Giờ diện tích chè còn lại, tôi cũng muốn cải tạo nhưng vốn liếng chẳng có nên đành để vậy”.
Câu chuyện của chị Hải có lẽ cũng là tâm tư của nhiều hộ dân ở các xã vùng ngoài huyện Văn Chấn. Công bằng mà nói, việc trồng chè trước đây của nhân dân khu vực này chủ yếu là tự phát. Thành thử nhiều diện tích trồng có độ dốc cao rất khó chăm sóc và thu hoạch, hiệu quả thấp.
Hướng đi bền vững
Nhìn lại quá trình sản xuất, kinh doanh chè ở Văn Chấn, các nhà chuyên môn cho rằng, cây chè ở vùng ngoài bị thất thế không chỉ bởi điều kiện tự nhiên, bởi người làm chè thiếu tâm huyết mà một nguyên nhân quan trọng khác là sự bùng nổ số lượng cơ sở chế biến dẫn đến sự tranh mua, tranh bán nguyên liệu.
Thời điểm sản xuất, kinh doanh chè nở rộ nhất ở huyện Văn Chấn có trên 60 cơ sở sản xuất, kinh doanh chè, trong đó trên 2/3 cơ sở tập trung ở các xã, thị trấn vùng ngoài. Trong khi, diện tích và sản lượng chè ở 2 khu vực là tương đương nhau.
Từ quá trình sản xuất, kinh doanh chè thời gian qua, huyện Văn Chấn đang đặt ra bài toán sản xuất chè mang lại giá trị bền vững. Trong điều kiện sản xuất hiện nay, vấn đề thâm canh, cơ giới hóa và những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tác động vào ngành chè làm thay đổi căn bản quan niệm về sản phẩm chè.
Hiện các vấn đề về phẩm cấp không còn đặt nặng như trước nữa mà quan trọng nhất là an toàn vệ sinh thực phẩm. Hệ thống máy móc hiện đại đã tạo ra hàng chục loại sản phẩm chè đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm chè được sản xuất là để xuất khẩu, các tiêu chuẩn về dư lượng hóa chất, vi sinh vật được kiểm định hết sức khắt khe. Vì vậy, làm sao để kiểm soát được nguồn nguyên liệu sạch đòi hỏi không chỉ ý thức của người làm chè mà có sự liên kết của "các nhà” trong quản lý và ứng dụng công nghệ sạch vào chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh.
Một yếu tố khác đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa người làm chè và doanh nghiệp là vấn đề điều tiết nguyên liệu. Với việc áp dụng cơ giới hóa vào thu hoạch, hầu hết các cơ sở chế biến đều rơi vào cảnh "no dồn, đói góp” mỗi khi vào chính vụ chè.
Giải quyết bài toán này, vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp lớn ở Văn Chấn đã triển khai điều tiết vùng nguyên liệu bằng cách chỉ định thời gian thu hoạch cho từng hộ, từng khu vực theo công suất thiết kế. Tuy nhiên, việc điều tiết này chỉ áp dụng trong vùng nguyên liệu đơn vị quản lý, trong khi số lượng này hiện là rất nhỏ và cũng khó làm triệt để.
Đề xuất giải quyết vấn đề này, ông Nguyễn Minh Tư – Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Chè Phú Thịnh cho rằng: "Các đơn vị nên mua chè theo phẩm cấp với nhiều mức giá khác nhau. Như vậy, sẽ khuyến khích người dân thu hoạch rải vụ, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình. Bản thân đơn vị đã áp dụng với mức giá mua từ 4.000 – 8.000 đồng/kg nên vào vụ chè hầu như ngày nào nhà máy cũng có nguyên liệu để hoạt động”.
Với trên 4.700 ha chè, sản lượng hàng năm trên 45.000 tấn, cây chè ở Văn Chấn hiện chiếm phân nửa diện tích và sản lượng chè toàn tỉnh. Từ chè đã tạo việc làm cho trên 20 vạn lao động và đóng góp ngân sách nhà nước mỗi năm trên 20 tỷ đồng.
Việc tìm giải pháp hướng đi phát triển cây chè một cách bền vững là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
Tuy nhiên, để thay đổi căn bản ngành chè cần cuộc cách mạng lớn. Trước mắt, huyện Văn Chấn đang xem xét quy hoạch lại vùng chè và cơ sơ sở chế biến theo hướng bảo đảm hài hòa giữ cơ sở sản xuất và vùng nguyên liệu. Đặc biệt quan tâm đến điều kiện phát triển của cây chè để vận động nhân dân trồng mới và trồng cải tạo đạt hiệu quả cao.
Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn cho biết: "Phòng đang tiếp tục tham mưu với UBND huyện triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nhân dân các xã vùng ngoài trồng mới và trồng cải tạo chè. Đi cùng với đó là tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường thâm canh theo hướng sản xuất chè sạch và an toàn".
"Ngoài ra, thông qua các chương trình, huyện cũng tăng phối hợp, liên kết để các hộ làm chè và các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện các giải pháp sản xuất chè VietGAP, chè hữu cơ từng bước nâng cao giá trị sản phẩm chè” - ông Toản nói.
Theo đánh giá hiện nay, sản phẩm chè đen xuất khẩu có thể đạt giá trị khoảng 4 USD/kg (tương đương khoảng 80.000 đồng/kg), nhưng ta mới chỉ xuất đạt giá trị trung bình 2 USD/kg. Điều này đồng nghĩa với giá thành sản phẩm nguyên liệu chè búp tươi có thể đạt 8.000 – 10.000 đồng/kg.
Với năng suất chè có thể đạt 30 tấn/ha thì mỗi héc-ta chè có thể đạt giá trị trên 200 triệu đồng/năm. Đây là tiềm năng lớn để người làm chè hướng đến làm giàu.