Để ngành chăn nuôi phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp người dân có thu nhập ổn định, huyện Văn Chấn đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh, huyện.
Chăn nuôi trâu sinh sản ở huyện Văn Chấn.
Đồng thời, tích cực chuyển giao khoa học, kỹ thuật (KHKT) giúp người dân có thêm kiến thức về chăn nuôi. Nhờ đó, đã thúc đẩy người dân đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi. Đặc biệt, các địa phương đã triển khai thực hiện tốt Đề án phát triển chăn nuôi của huyện.
Qua đó, từ năm 2016 đến nay, huyện đã hỗ trợ cho trên 150 mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao và mỗi mô hình có thu nhập bình quân từ 200 triệu đồng/năm. Năm 2018, huyện tiếp tục hỗ trợ cho 15 mô hình.
Từ chính sách hỗ trợ, góp phần giúp ngành chăn nuôi của huyện ngày càng phát triển với 2.850 con trâu, 6.600 con bò, 100.000 con lợn và trên 1 triệu con gia cầm. Ngoài phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, huyện còn chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực phát triển nuôi thủy sản. Khuyến khích người dân đưa công nghệ cao ứng dụng vào sản xuất khép kín, liên kết làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo.
Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn huyện Văn Chấn trao đổi: "Tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư như các chương trình, dự án của trung ương, tỉnh, huyện đã hỗ trợ cho các hộ thực hiện mô hình chăn nuôi. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, vì đây là điều kiện giúp người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, mang lại nhiều lợi ích, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống”.
Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa còn mở hướng làm giàu cho nhiều người dân. Điển hình như gia đình anh Giàng A Lểnh ở thôn Nà Nọi, xã Sùng Đô đã nhận thấy địa phương mình có nhiều đất đồi rừng phù hợp với việc phát triển chăn nuôi gia súc, anh đã tìm giống cỏ voi về trồng làm thức ăn cho trâu, bò. Ngoài số trâu, bò của gia đình, anh Lểnh đã mua thêm và nhận trâu, bò của anh em về nuôi chia. Vừa qua, anh đã xuất bán 20 con trâu, bò thu về gần 200 triệu đồng.
Hay gia đình bà Lưu Thị Nga ở tổ 4, thị trấn Nông trường Trần Phú hiện là hộ đi đầu trong phát triển chăn nuôi của địa phương. Đến đây, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến hệ thống chuồng trại của bà Nga được đầu tư xây dựng kiên cố, khoa học và thoáng mát, có đầy đủ các thiết bị như: điện chiếu sáng, máng để thức ăn, nước uống tự động, hệ thống chứa, ủ và xử lý chất thải...
Bà Nga cho hay: "Hiện nay, giá thịt lợn hơi ổn định nên việc phát triển chăn nuôi của gia đình tôi cũng đạt được kết quả khả quan. Trại lợn của gia đình tôi luôn duy trì số lượng trên dưới 100 con. Ngoài chăn nuôi lợn, tôi còn nuôi 1.500 con vịt, 500 con chim bồ câu. Từ mô hình phát triển chăn nuôi chăn nuôi này, mỗi năm gia đình tôi có nguồn thu trên 200 triệu đồng”.
Gia đình anh Nguyễn Đình Mạnh ở thôn 26/3, xã Thượng Bằng La cũng là hộ phát triển kinh tế bằng mô hình chăn nuôi gà. Anh Mạnh cho biết, do nhà có ít đất sản xuất nông lâm nghiệp, nên anh đã chọn chăn nuôi làm nghề chính và chăn nuôi gà đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình anh có cuộc sống ổn định.
Để đạt được những kết quả như hôm nay, ngoài việc tham gia các lớp tập huấn về chuyển giao tiến bộ KHKT do xã, huyện tổ chức, anh Mạnh còn tự tìm hiểu cách làm hay của những mô hình chăn nuôi hiệu quả trên đài, báo và mạng Internet.
Nhờ đó, anh đã tìm được cách chăn nuôi gà trên sàn. Nuôi theo hướng này, gà không bị ăn lại phân nên lớn nhanh hơn so với nuôi thả trên chất độn chuồng. Hiện tại, anh đã có khu chuồng trại rộng 250 m2 với quy mô 3.500 con gà nuôi gối lứa thu về trên 150 triệu đồng mỗi năm.
Để phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Văn Chấn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình hỗ trợ người chăn nuôi theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững; duy trì, mở rộng quy mô phát triển chăn nuôi để tạo việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập giúp người dân xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững và từng bước vươn lên làm giàu bằng tiềm năng kinh tế địa phương.
1183 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Để ngành chăn nuôi phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp người dân có thu nhập ổn định, huyện Văn Chấn đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh, huyện. Đồng thời, tích cực chuyển giao khoa học, kỹ thuật (KHKT) giúp người dân có thêm kiến thức về chăn nuôi. Nhờ đó, đã thúc đẩy người dân đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi. Đặc biệt, các địa phương đã triển khai thực hiện tốt Đề án phát triển chăn nuôi của huyện.
Qua đó, từ năm 2016 đến nay, huyện đã hỗ trợ cho trên 150 mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao và mỗi mô hình có thu nhập bình quân từ 200 triệu đồng/năm. Năm 2018, huyện tiếp tục hỗ trợ cho 15 mô hình.
Từ chính sách hỗ trợ, góp phần giúp ngành chăn nuôi của huyện ngày càng phát triển với 2.850 con trâu, 6.600 con bò, 100.000 con lợn và trên 1 triệu con gia cầm. Ngoài phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, huyện còn chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực phát triển nuôi thủy sản. Khuyến khích người dân đưa công nghệ cao ứng dụng vào sản xuất khép kín, liên kết làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo.
Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn huyện Văn Chấn trao đổi: "Tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư như các chương trình, dự án của trung ương, tỉnh, huyện đã hỗ trợ cho các hộ thực hiện mô hình chăn nuôi. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, vì đây là điều kiện giúp người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, mang lại nhiều lợi ích, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống”.
Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa còn mở hướng làm giàu cho nhiều người dân. Điển hình như gia đình anh Giàng A Lểnh ở thôn Nà Nọi, xã Sùng Đô đã nhận thấy địa phương mình có nhiều đất đồi rừng phù hợp với việc phát triển chăn nuôi gia súc, anh đã tìm giống cỏ voi về trồng làm thức ăn cho trâu, bò. Ngoài số trâu, bò của gia đình, anh Lểnh đã mua thêm và nhận trâu, bò của anh em về nuôi chia. Vừa qua, anh đã xuất bán 20 con trâu, bò thu về gần 200 triệu đồng.
Hay gia đình bà Lưu Thị Nga ở tổ 4, thị trấn Nông trường Trần Phú hiện là hộ đi đầu trong phát triển chăn nuôi của địa phương. Đến đây, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến hệ thống chuồng trại của bà Nga được đầu tư xây dựng kiên cố, khoa học và thoáng mát, có đầy đủ các thiết bị như: điện chiếu sáng, máng để thức ăn, nước uống tự động, hệ thống chứa, ủ và xử lý chất thải...
Bà Nga cho hay: "Hiện nay, giá thịt lợn hơi ổn định nên việc phát triển chăn nuôi của gia đình tôi cũng đạt được kết quả khả quan. Trại lợn của gia đình tôi luôn duy trì số lượng trên dưới 100 con. Ngoài chăn nuôi lợn, tôi còn nuôi 1.500 con vịt, 500 con chim bồ câu. Từ mô hình phát triển chăn nuôi chăn nuôi này, mỗi năm gia đình tôi có nguồn thu trên 200 triệu đồng”.
Gia đình anh Nguyễn Đình Mạnh ở thôn 26/3, xã Thượng Bằng La cũng là hộ phát triển kinh tế bằng mô hình chăn nuôi gà. Anh Mạnh cho biết, do nhà có ít đất sản xuất nông lâm nghiệp, nên anh đã chọn chăn nuôi làm nghề chính và chăn nuôi gà đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình anh có cuộc sống ổn định.
Để đạt được những kết quả như hôm nay, ngoài việc tham gia các lớp tập huấn về chuyển giao tiến bộ KHKT do xã, huyện tổ chức, anh Mạnh còn tự tìm hiểu cách làm hay của những mô hình chăn nuôi hiệu quả trên đài, báo và mạng Internet.
Nhờ đó, anh đã tìm được cách chăn nuôi gà trên sàn. Nuôi theo hướng này, gà không bị ăn lại phân nên lớn nhanh hơn so với nuôi thả trên chất độn chuồng. Hiện tại, anh đã có khu chuồng trại rộng 250 m2 với quy mô 3.500 con gà nuôi gối lứa thu về trên 150 triệu đồng mỗi năm.
Để phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Văn Chấn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình hỗ trợ người chăn nuôi theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững; duy trì, mở rộng quy mô phát triển chăn nuôi để tạo việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập giúp người dân xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững và từng bước vươn lên làm giàu bằng tiềm năng kinh tế địa phương.