Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp nhằm tạo chuyển biến căn bản, đột phá về chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng, phòng, chống tội phạm, tham nhũng, đồng thời tạo động lực mới thúc đẩy xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động giám định tư pháp.
Ảnh minh họa
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.
Theo đó, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của Đề án là tiếp tục hoàn thiện tổ chức giám định tư pháp; nâng cao chất lượng người giám định tư pháp; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giám định.
Trong đó, năm 2018 - 2019, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ trì rà soát, củng cố hệ thống tổ chức giám định kỹ thuật hình sự theo hướng tinh gọn, không thành lập tổ chức mới, đầu tư trọng điểm khu vực phù hợp, bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động tố tụng.
Năm 2018, Bộ Y tế chủ trì nghiên cứu, thành lập Phân viện Viện Pháp y tâm thần Trung ương tại Bắc miền Trung, Phân viện Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa tại Nam Trung bộ và các khu vực khác để đáp ứng kịp thời yêu cầu của hoạt động tố tụng về giám định pháp y tâm thần.
Quý II năm 2018, các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì chỉ định và tăng cường năng lực, trách nhiệm của đơn vị đầu mối ở các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực giám định (trừ lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự đã có đơn vị đầu mối) chịu trách nhiệm tiếp nhận, báo cáo người có thẩm quyền quyết định phân công tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện giám định theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ vào quý IV năm 2018 Quyết định phê duyệt Đề án đẩy mạnh xã hội hóa giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng và các lĩnh vực khác theo quy định của Luật giám định tư pháp, bảo đảm điều kiện để thực hiện xã hội hóa được các lĩnh vực này trên thực tế...
Nghiên cứu thành lập Tổ tư vấn liên ngành về giám định tư pháp
Nhiệm vụ và giải pháp khác của Đề án là tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giám định tư pháp. Trong đó, đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền thành lập Tổ tư vấn liên ngành về giám định tư pháp gồm đại diện Ban Nội chính Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan thường trực. Tổ Tư vấn liên ngành hoạt động kiêm nhiệm, làm đầu mối tổng hợp, nghiên cứu, tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về giám định tư pháp trong quá trình chỉ đạo, giải quyết án tham nhũng.
Đổi mới quy trình rà soát lập và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc đảm bảo chính xác, thuận lợi trong hoạt động trưng cầu giám định.
Bộ Tư pháp chủ trì nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp cho phù hợp với thực tế.
Bộ Y tế chủ trì nghiên cứu, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chế độ trực 24/24 của giám định viên và người giúp việc trong lĩnh vực pháp y; về chế độ phụ cấp thâm niên cho cán bộ làm giám định pháp y, pháp y tâm thần chuyên trách trong ngành y tế; về việc kéo dài thời gian làm công tác đối với giám định viên pháp y, pháp y tâm thần trong các tổ chức giám định công lập thuộc ngành y tế.
Hằng năm, Bộ Tư pháp chủ trì kiểm tra tình hình tổ chức, hoạt động, quản lý nhà nước và nội dung khác có liên quan về giám định tư pháp ở các bộ, ngành và địa phương; các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì kiểm tra, thanh tra tình hình tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
2384 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp nhằm tạo chuyển biến căn bản, đột phá về chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng, phòng, chống tội phạm, tham nhũng, đồng thời tạo động lực mới thúc đẩy xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động giám định tư pháp.Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.
Theo đó, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của Đề án là tiếp tục hoàn thiện tổ chức giám định tư pháp; nâng cao chất lượng người giám định tư pháp; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giám định.
Trong đó, năm 2018 - 2019, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ trì rà soát, củng cố hệ thống tổ chức giám định kỹ thuật hình sự theo hướng tinh gọn, không thành lập tổ chức mới, đầu tư trọng điểm khu vực phù hợp, bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động tố tụng.
Năm 2018, Bộ Y tế chủ trì nghiên cứu, thành lập Phân viện Viện Pháp y tâm thần Trung ương tại Bắc miền Trung, Phân viện Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa tại Nam Trung bộ và các khu vực khác để đáp ứng kịp thời yêu cầu của hoạt động tố tụng về giám định pháp y tâm thần.
Quý II năm 2018, các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì chỉ định và tăng cường năng lực, trách nhiệm của đơn vị đầu mối ở các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực giám định (trừ lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự đã có đơn vị đầu mối) chịu trách nhiệm tiếp nhận, báo cáo người có thẩm quyền quyết định phân công tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện giám định theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ vào quý IV năm 2018 Quyết định phê duyệt Đề án đẩy mạnh xã hội hóa giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng và các lĩnh vực khác theo quy định của Luật giám định tư pháp, bảo đảm điều kiện để thực hiện xã hội hóa được các lĩnh vực này trên thực tế...
Nghiên cứu thành lập Tổ tư vấn liên ngành về giám định tư pháp
Nhiệm vụ và giải pháp khác của Đề án là tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giám định tư pháp. Trong đó, đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền thành lập Tổ tư vấn liên ngành về giám định tư pháp gồm đại diện Ban Nội chính Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan thường trực. Tổ Tư vấn liên ngành hoạt động kiêm nhiệm, làm đầu mối tổng hợp, nghiên cứu, tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về giám định tư pháp trong quá trình chỉ đạo, giải quyết án tham nhũng.
Đổi mới quy trình rà soát lập và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc đảm bảo chính xác, thuận lợi trong hoạt động trưng cầu giám định.
Bộ Tư pháp chủ trì nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp cho phù hợp với thực tế.
Bộ Y tế chủ trì nghiên cứu, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chế độ trực 24/24 của giám định viên và người giúp việc trong lĩnh vực pháp y; về chế độ phụ cấp thâm niên cho cán bộ làm giám định pháp y, pháp y tâm thần chuyên trách trong ngành y tế; về việc kéo dài thời gian làm công tác đối với giám định viên pháp y, pháp y tâm thần trong các tổ chức giám định công lập thuộc ngành y tế.
Hằng năm, Bộ Tư pháp chủ trì kiểm tra tình hình tổ chức, hoạt động, quản lý nhà nước và nội dung khác có liên quan về giám định tư pháp ở các bộ, ngành và địa phương; các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì kiểm tra, thanh tra tình hình tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.