Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cùng với thời tiết giao mùa, tình hình khô hạn, nắng nóng kéo dài, gió Lào thổi mạnh lại đúng mùa cây thay lá dẫn tới nguy cơ cháy rừng rất cao, nhất là các huyện, thị phía Tây của tỉnh (Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải).
Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng.
Có thể nói, trong một vài năm trở lại đây công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn đã được triển khai sâu rộng, ý thức của các cấp, các ngành, các chủ rừng và người dân đã được nâng lên rõ rệt. Công tác trồng, bảo vệ và phát triển vốn rừng ngày một nâng cao hơn. Người dân đã chuyển từ khai thác chặt phá tự nhiên sang trồng và tu bổ rừng.
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 463 ha đất có rừng, trong đó có 35.475 ha rừng đặc dụng, trên 138.000 ha rừng phòng hộ còn lại là rừng trồng sản xuất; tỷ lệ che phủ rừng đạt 62%.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng nhưng do địa bàn rộng, người dân vùng cao vẫn có phong tục phát nương làm rẫy dẫn đến nguy cơ cháy rừng cao.
Ông Vũ Đình Trường - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn nói: "Công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn đã có những chuyển biến rõ nét. Không còn "điểm nóng” trong chặt phá, khai thác rừng. Người dân đã ý thức hơn trong quản lý bảo vệ rừng, nhất là từ khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là vào mùa khô hanh như hiện nay làm lớp thực bì khô xác, rừng vừa thay lá rất dễ xảy ra cháy rừng. Để hạn chế thấp nhất cháy rừng xảy ra, Hạt đã tăng cường 100% quân số xuống địa bàn cùng với chính quyền địa phương, nhất là những khu rừng trọng điểm để tuyên truyền vận động, tuần tra, canh gác phòng chống cháy rừng”.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác PCCCR, tuy nhiên đang mùa cao điểm khô hanh, mức độ cảnh báo luôn ở mức nguy hiểm. Mới đây nhất, ngày 4/3 tại tiểu khu 470 xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn đã xảy ra cháy rừng. Huyện đã huy động hàng trăm người gồm lực lượng kiểm lâm, quân đội, công an, các chủ rừng, tổ đội PCCCR và nhân dân xã Hạnh Sơn, Phúc Sơn chữa cháy rừng.
Chỉ trong một thời gian ngắn cùng ngày, đám cháy đã được khống chế hoàn toàn, ước tính thiệt hại 5 ha rừng trồng. Hay như ngày 2/3 vào khoảng 11 tại xã Làng Nhì và Bản Mù huyện Trạm Tấu cũng đã xảy ra cháy rừng gây thiệt hại 2 ha rừng. Qua đó cho thấy nguy cơ cháy rừng trong mùa khô hanh, mùa cây thay lá là rất cao, nhất là huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải.
Để giảm thiểu thấp nhất cháy rừng, bảo vệ tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường thiên nhiên, các địa phương không được chủ quan, lơ là, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống cháy rừng, tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô. Tích cực tuyên truyền phổ biến sâu rộng đến toàn thể nhân dân về tình hình phức tạp liên quan đến công tác bảo vệ rừng, diễn biến khô hanh, chủ động đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
Tiếp tục quán triệt và tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách PCCCR...
Rà soát, bố trí phương tiện vận chuyển thiết bị chữa cháy và xây dựng lắp đặt hệ thống biển báo, biển cấm. Thiết lập mạng thông tin liên lạc phục vụ hiệu quả công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, đặc biệt với công tác chỉ huy chữa cháy. Bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ tại các chốt, trạm chỉ huy PCCCR trong các tháng khô hanh ở những nơi có nguy cơ cháy cao. Thường xuyên quán triệt và thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ".
Huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên cần tăng cường quản lý các hoạt động canh tác nương rẫy. Trong thời kỳ cao điểm khô hạn (cấp dự báo cực kỳ nguy hiểm) cần quy định cụ thể khu vực cấm đốt nương làm rẫy và những hành vi dùng lửa khác ở những khu vực trọng điểm, có nguy cơ cháy rừng cao. Hướng dẫn, kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc đốt nương làm rẫy ở những vùng theo quy hoạch. Tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết thực hiện các quy định bảo vệ rừng, PCCCR.
1792 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cùng với thời tiết giao mùa, tình hình khô hạn, nắng nóng kéo dài, gió Lào thổi mạnh lại đúng mùa cây thay lá dẫn tới nguy cơ cháy rừng rất cao, nhất là các huyện, thị phía Tây của tỉnh (Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải). Có thể nói, trong một vài năm trở lại đây công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn đã được triển khai sâu rộng, ý thức của các cấp, các ngành, các chủ rừng và người dân đã được nâng lên rõ rệt. Công tác trồng, bảo vệ và phát triển vốn rừng ngày một nâng cao hơn. Người dân đã chuyển từ khai thác chặt phá tự nhiên sang trồng và tu bổ rừng.
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 463 ha đất có rừng, trong đó có 35.475 ha rừng đặc dụng, trên 138.000 ha rừng phòng hộ còn lại là rừng trồng sản xuất; tỷ lệ che phủ rừng đạt 62%.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng nhưng do địa bàn rộng, người dân vùng cao vẫn có phong tục phát nương làm rẫy dẫn đến nguy cơ cháy rừng cao.
Ông Vũ Đình Trường - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn nói: "Công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn đã có những chuyển biến rõ nét. Không còn "điểm nóng” trong chặt phá, khai thác rừng. Người dân đã ý thức hơn trong quản lý bảo vệ rừng, nhất là từ khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là vào mùa khô hanh như hiện nay làm lớp thực bì khô xác, rừng vừa thay lá rất dễ xảy ra cháy rừng. Để hạn chế thấp nhất cháy rừng xảy ra, Hạt đã tăng cường 100% quân số xuống địa bàn cùng với chính quyền địa phương, nhất là những khu rừng trọng điểm để tuyên truyền vận động, tuần tra, canh gác phòng chống cháy rừng”.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác PCCCR, tuy nhiên đang mùa cao điểm khô hanh, mức độ cảnh báo luôn ở mức nguy hiểm. Mới đây nhất, ngày 4/3 tại tiểu khu 470 xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn đã xảy ra cháy rừng. Huyện đã huy động hàng trăm người gồm lực lượng kiểm lâm, quân đội, công an, các chủ rừng, tổ đội PCCCR và nhân dân xã Hạnh Sơn, Phúc Sơn chữa cháy rừng.
Chỉ trong một thời gian ngắn cùng ngày, đám cháy đã được khống chế hoàn toàn, ước tính thiệt hại 5 ha rừng trồng. Hay như ngày 2/3 vào khoảng 11 tại xã Làng Nhì và Bản Mù huyện Trạm Tấu cũng đã xảy ra cháy rừng gây thiệt hại 2 ha rừng. Qua đó cho thấy nguy cơ cháy rừng trong mùa khô hanh, mùa cây thay lá là rất cao, nhất là huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải.
Để giảm thiểu thấp nhất cháy rừng, bảo vệ tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường thiên nhiên, các địa phương không được chủ quan, lơ là, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống cháy rừng, tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô. Tích cực tuyên truyền phổ biến sâu rộng đến toàn thể nhân dân về tình hình phức tạp liên quan đến công tác bảo vệ rừng, diễn biến khô hanh, chủ động đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
Tiếp tục quán triệt và tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách PCCCR...
Rà soát, bố trí phương tiện vận chuyển thiết bị chữa cháy và xây dựng lắp đặt hệ thống biển báo, biển cấm. Thiết lập mạng thông tin liên lạc phục vụ hiệu quả công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, đặc biệt với công tác chỉ huy chữa cháy. Bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ tại các chốt, trạm chỉ huy PCCCR trong các tháng khô hanh ở những nơi có nguy cơ cháy cao. Thường xuyên quán triệt và thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ".
Huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên cần tăng cường quản lý các hoạt động canh tác nương rẫy. Trong thời kỳ cao điểm khô hạn (cấp dự báo cực kỳ nguy hiểm) cần quy định cụ thể khu vực cấm đốt nương làm rẫy và những hành vi dùng lửa khác ở những khu vực trọng điểm, có nguy cơ cháy rừng cao. Hướng dẫn, kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc đốt nương làm rẫy ở những vùng theo quy hoạch. Tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết thực hiện các quy định bảo vệ rừng, PCCCR.