CTTĐT - Sáng 30/3, tại trụ sở Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý I/2018. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì hội nghị.
Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Yên Bái
Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Yên Bái.
Theo báo cáo của Ủy ban ATGT quốc gia, nhìn chung, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn cả nước tiếp tục có chuyển biến tích cực, giao thông trong các đô thị lớn và trên các quốc lộ trọng điểm tiếp tục được duy trì ổn định.
Trong quý I (từ ngày 16/12/2017 đến ngày 15/3/2018), toàn quốc xảy ra 4.674 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 2.149 người, bị thương 3.627 người. So với quý I năm 2017, số vụ TNGT giảm 139 vụ, số người chết tăng 35 người, số người bị thương giảm 208 người. Có 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2017, trong đó 11 địa phương giảm trên 30% số người chết, trong đó có tỉnh Yên Bái.
Tình trạng ùn tắc giao thông vẫn xảy ra, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 tại các thành phố, đô thị lớn. Quý I, toàn quốc xảy ra 23 vụ ùn tắc giao thông kéo dài, tăng 8 vụ so với cùng kỳ năm 2017.
Đối với tỉnh Yên Bái, quý I (từ ngày 16/12/2017 đến ngày 15/3/2018), trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 36 vụ TNGT, làm chết 9 người, bị thương 38 người. So với cùng kỳ năm 2017, giảm 10 vụ, giảm 4 người chết, giảm 25 người bị thương. Riêng huyện Trạm Tấu là địa phương duy nhất không để xảy ra TNGT trên địa bàn. Nguyên nhân xảy ra TNGT chủ yếu do các lỗi vi phạm phần đường, làn đường, không làm chủ tốc độ, chuyển hướng sai quy định; sử dụng rượu bia…
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ các nguyên nhân tăng tai nạn giao thông trong quý I và bàn các giải pháp kéo giảm TNGT quý II/2018; bàn về công tác quản lý trật tự giao thông đô thị, khắc phục ùn tắc giao thông trong quý II; công tác quản lý và bảo đảm trật tự ATGT đường cao tốc, công tác phối hợp cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố, tai nạn trên cao tốc, các giải pháp nâng cao điều kiện an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường đèo dốc…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá cao kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông của các bộ các ngành, địa phương trong thời gian qua. Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng chỉ ra một số tồn tại hạn chế trong công tác đảm bảo trật tự ATGT như tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp, mức giảm TNGT không đạt yêu cầu, số người chết tăng so với cùng kỳ 1,66%, tình trạng xe dù, xe cóc có xu hướng tăng mạnh, ùn tắc ở các đô thị lớn vẫn còn diễn ra…
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo trật tự ATGT trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị các bộ, ngành, địa phương tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược ATGT đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để làm cơ sở bổ sung, điều chỉnh chiến lược về ATGT phù hợp với tình hình mới; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch Năm ATGT 2018 và các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; ban hành và thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, vận động và xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ năm 2018, chú trọng đến trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, công chức, đảng viên trong thực hiện “Đã uống rượu, bia - không lái xe”...tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là tuyên truyền, giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh sinh viên; xử lý hiệu quả các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, các vị trí đường ngang, đường sắt; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trật tự ATGT; tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải; tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc nắm bắt tình hình một số cơ sở giáo dục tại địa bàn phức tạp về giao thông; Ban ATGT các tỉnh, thành phố chỉ đạo ngành giao thông vận tải tăng cường kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe…
2081 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 30/3, tại trụ sở Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý I/2018. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì hội nghị. Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Yên Bái.
Theo báo cáo của Ủy ban ATGT quốc gia, nhìn chung, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn cả nước tiếp tục có chuyển biến tích cực, giao thông trong các đô thị lớn và trên các quốc lộ trọng điểm tiếp tục được duy trì ổn định.
Trong quý I (từ ngày 16/12/2017 đến ngày 15/3/2018), toàn quốc xảy ra 4.674 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 2.149 người, bị thương 3.627 người. So với quý I năm 2017, số vụ TNGT giảm 139 vụ, số người chết tăng 35 người, số người bị thương giảm 208 người. Có 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2017, trong đó 11 địa phương giảm trên 30% số người chết, trong đó có tỉnh Yên Bái.
Tình trạng ùn tắc giao thông vẫn xảy ra, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 tại các thành phố, đô thị lớn. Quý I, toàn quốc xảy ra 23 vụ ùn tắc giao thông kéo dài, tăng 8 vụ so với cùng kỳ năm 2017.
Đối với tỉnh Yên Bái, quý I (từ ngày 16/12/2017 đến ngày 15/3/2018), trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 36 vụ TNGT, làm chết 9 người, bị thương 38 người. So với cùng kỳ năm 2017, giảm 10 vụ, giảm 4 người chết, giảm 25 người bị thương. Riêng huyện Trạm Tấu là địa phương duy nhất không để xảy ra TNGT trên địa bàn. Nguyên nhân xảy ra TNGT chủ yếu do các lỗi vi phạm phần đường, làn đường, không làm chủ tốc độ, chuyển hướng sai quy định; sử dụng rượu bia…
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ các nguyên nhân tăng tai nạn giao thông trong quý I và bàn các giải pháp kéo giảm TNGT quý II/2018; bàn về công tác quản lý trật tự giao thông đô thị, khắc phục ùn tắc giao thông trong quý II; công tác quản lý và bảo đảm trật tự ATGT đường cao tốc, công tác phối hợp cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố, tai nạn trên cao tốc, các giải pháp nâng cao điều kiện an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường đèo dốc…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá cao kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông của các bộ các ngành, địa phương trong thời gian qua. Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng chỉ ra một số tồn tại hạn chế trong công tác đảm bảo trật tự ATGT như tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp, mức giảm TNGT không đạt yêu cầu, số người chết tăng so với cùng kỳ 1,66%, tình trạng xe dù, xe cóc có xu hướng tăng mạnh, ùn tắc ở các đô thị lớn vẫn còn diễn ra…
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo trật tự ATGT trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị các bộ, ngành, địa phương tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược ATGT đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để làm cơ sở bổ sung, điều chỉnh chiến lược về ATGT phù hợp với tình hình mới; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch Năm ATGT 2018 và các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; ban hành và thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, vận động và xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ năm 2018, chú trọng đến trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, công chức, đảng viên trong thực hiện “Đã uống rượu, bia - không lái xe”...tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là tuyên truyền, giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh sinh viên; xử lý hiệu quả các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, các vị trí đường ngang, đường sắt; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trật tự ATGT; tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải; tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc nắm bắt tình hình một số cơ sở giáo dục tại địa bàn phức tạp về giao thông; Ban ATGT các tỉnh, thành phố chỉ đạo ngành giao thông vận tải tăng cường kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe…