Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường sắt trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn diễn biến phức tạp.
Công nhân ngành đường sắt kiểm tra, sửa chữa đường ray đảm bảo an toàn chạy tàu. (Ảnh minh hoạ)
Những vụ va chạm, tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra thời gian qua cho thấy ý thức chấp hành quy định ATGT đường sắt của một bộ phận người dân còn kém; nhiều địa phương còn thờ ơ, chưa quyết liệt vào cuộc kiềm chế TNGT liên quan đến đường sắt cùng với đó là những bất cập từ hệ thống đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai qua tỉnh Yên Bái từ lý trình Km144+750 đến Km230+000 với chiều dài 85,25 km, có 10 ga, đi qua địa bàn 20 xã, phường. Thời gian qua, để bảo đảm TTATGT đường sắt, các ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân chấp hành nghiêm các quy định như: không lấn chiếm hành lang gây mất ATGT đường sắt, không mở đường dân sinh trái phép, chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác chắn...
Bên cạnh đó, ngành đường sắt cũng đã phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường sửa chữa, bảo vệ hành lang đường sắt; xây dựng các tuyến đường gom dân sinh... Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực trên, tình hình TNGT đường sắt vẫn diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 5 vụ TNGT đường sắt, làm 2 người chết, 3 người bị thương.
Qua phân tích, nguyên nhân của các vụ tai nạn chủ yếu do người dân không chú ý quan sát khi qua đường sắt. Đơn cử như vụ tai nạn xảy ra vào hồi 9 giờ 5 phút, ngày 7/1/2018 khi tàu hàng số hiệu 3702 di chuyển hướng Lào Cai – Hà Nội đến lối đi tự mở tại Km174+840 thì va vào người dân băng qua đường sắt, khiến nạn nhân chết tại chỗ.
Gần đây nhất, vào hồi 8 giờ sáng, ngày 13/4/2018, tàu hàng số hiệu 2601 di chuyển hướng Yên Bái – Lào Cai đến Km227+200, thuộc địa phận xã Lang Thíp, huyện Văn Yên thì phát hiện người dân đi trên đường sắt, lái tàu đã giảm tốc độ và rú còi để cảnh báo. Tuy nhiên, người dân vẫn đi trên đường ray, sau đó tàu không dừng kịp dẫn đến hậu quả một người tử vong.
Bên cạnh các vụ tai nạn thì tình trạng vi phạm hành lang ATGT đường sắt cũng diễn ra phổ biến. Trong 3 tháng đầu năm 2018, Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đường sắt Yên Lào đã phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý 4 vụ vi phạm hành lang ATGT đường sắt với các vi phạm chủ yếu là thi công xây dựng, san gạt đất trong phạm vi hành lang ATGT đường sắt. Từ những sự việc trên cho thấy, một bộ phận người dân còn chủ quan, coi thường tính mạng, không chấp hành Luật Giao thông đường sắt, tín hiệu cảnh báo khi đi qua đường sắt.
Các lực lượng tham gia khắc phục sự cố sạt lở đất vùi lấp đường ray tại ga Lâm Giang, huyện Văn Yên vào tháng 10/2017.
Hiện nay, dọc tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai qua địa phận tỉnh Yên Bái có hàng trăm điểm giao cắt với đường bộ, trong đó chỉ có 25 đường ngang có người gác, 2 đường ngang có biển báo, còn lại 262 điểm giao cắt là lối đi tự mở.
Trong khi đó, tại các khu vực nội thị, trung tâm thị trấn, mật độ dân cư tương đối đông, nhiều hộ dân vẫn hàng ngày sinh sống 2 bên đường sắt nên luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Qua tìm hiểu, hầu hết các lối đi dân sinh trên đều ngang bằng với mặt đường, tầm nhìn hạn chế, bị che khuất nên người tham gia giao thông rất khó phát hiện khi có tàu đến.
Để kiềm chế TNGT, thời gian qua, ngành đường sắt đã đề nghị chính quyền các địa phương khẩn trương phối hợp, tổ chức cảnh giới 40 vị trí lối đi dân sinh, nhất là các vị trí có xe cơ giới qua lại như: Km159+970, Km169+050, Km171+570, Km192+450.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu, hiện nay, mới chỉ có xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên thành lập được tổ tự quản ATGT đường sắt và tổ chức cảnh giới tại Km171+570. Bên cạnh đó, tại nhiều vị ví, Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đường sắt Yên Lào đã tổ chức rào, cắm cột bê tông cốt thép hạn chế lối đi, cắm biển chú ý tàu hỏa nhưng khi bàn giao cho chính quyền địa phương không quản lý được để người dân tự ý nhổ cọc, biển.
Thậm chí, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên không hợp tác trong việc tiếp nhận bàn giao cọc chôn hạn chế lối đi, cấm ô tô tại Km169+050 và 169+380. Ngoài ra, tại các xã Mậu Đông (Văn Yên), Tuy Lộc (thành phố Yên Bái), Báo Đáp (Trấn Yên) sau khi được Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đường sắt Yên Lào hướng kỹ thuật thi công các tấm lát tạo êm thuận nhưng sau khi đi vào khai thác, các địa phương này lại không tổ chức cảnh giới nên tiềm ẩn nguy cơ TNGT.
Qua đây có thể thấy, việc phối hợp triển khai thực hiện bảo đảm TTATGT đường sắt chưa nhịp nhàng và liên tục. Đặc biệt, các xã, phường có đường sắt đi qua chưa thực sự vào cuộc trong tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật về ATGT đường sắt cho nhân dân và chưa chủ động phối hợp quản lý hành lang đường sắt cũng như tổ chức cảnh giới tại những điểm giao cắt nguy hiểm.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đường sắt Yên Lào cho biết: "Thời gian qua, Công ty đã tổ chức cắm biển cảnh báo tại 121/122 lối đi cần cắm biển; rào, cắm cột bê tông cốt thép thu hẹp lối đi tự mở tại 80 điểm; cắm biển hạn chế phương tiện cơ giới tại 10 lối đi; làm trên 1,5 km đường gom. Ngoài ra, vào những dịp cao điểm, lễ, tết, Đoàn Thanh niên Công ty tổ chức cảnh giới tại 3 vị trí đường ngang dân sinh có nguy cơ mất an toàn cao là Km152+590, Km159+970, Km169+050”.
Bên cạnh những giải pháp của ngành đường sắt, thiết nghĩ, để kiềm chế TNGT đường sắt thì các bên liên quan cần phối hợp thực hiện nâng cấp, cải tạo các đường ngang tạo bề mặt lối đi bằng phẳng, êm thuận; cắm đầy đủ biển báo hiệu, làm gờ giảm tốc trên đường bộ do địa phương quản lý; đào tạo, bố trí người cảnh giới bảo đảm an toàn, trước mắt là tại các lối đi có nguy cơ xảy ra TNGT; đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Đường sắt và các quy định xử phạt đối với người vi phạm thông qua các phương tiện truyền thông và tuyên truyền miệng.
Cùng với đó, các ngành, địa phương cần thực hiện tốt việc tuyên truyền, huy động các cấp, các ngành và nhân dân cùng tham gia bảo đảm ATGT đường sắt; mở các đợt cao điểm để tập trung giải quyết tình hình phức tạp về trật tự ATGT đường sắt; không để xảy ra tình trạng ném đất, đá lên tàu, quăng ném hàng hóa khi tàu ra, vào ga, nhảy tàu; tiếp tục rà soát, cắm mốc giới hạn hành lang an toàn; xây dựng bổ sung hệ thống hàng rào, đường gom tại các điểm có mật độ tham gia giao thông cao và khu vực đông dân cư; tiếp tục kiểm tra, rào chắn thu hẹp các lối đi dân sinh để hạn chế xe cơ giới qua lại; bổ sung biển cảnh báo tại các lối đi dân sinh còn lại.
3052 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường sắt trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn diễn biến phức tạp. Những vụ va chạm, tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra thời gian qua cho thấy ý thức chấp hành quy định ATGT đường sắt của một bộ phận người dân còn kém; nhiều địa phương còn thờ ơ, chưa quyết liệt vào cuộc kiềm chế TNGT liên quan đến đường sắt cùng với đó là những bất cập từ hệ thống đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai qua tỉnh Yên Bái từ lý trình Km144+750 đến Km230+000 với chiều dài 85,25 km, có 10 ga, đi qua địa bàn 20 xã, phường. Thời gian qua, để bảo đảm TTATGT đường sắt, các ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân chấp hành nghiêm các quy định như: không lấn chiếm hành lang gây mất ATGT đường sắt, không mở đường dân sinh trái phép, chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác chắn...
Bên cạnh đó, ngành đường sắt cũng đã phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường sửa chữa, bảo vệ hành lang đường sắt; xây dựng các tuyến đường gom dân sinh... Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực trên, tình hình TNGT đường sắt vẫn diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 5 vụ TNGT đường sắt, làm 2 người chết, 3 người bị thương.
Qua phân tích, nguyên nhân của các vụ tai nạn chủ yếu do người dân không chú ý quan sát khi qua đường sắt. Đơn cử như vụ tai nạn xảy ra vào hồi 9 giờ 5 phút, ngày 7/1/2018 khi tàu hàng số hiệu 3702 di chuyển hướng Lào Cai – Hà Nội đến lối đi tự mở tại Km174+840 thì va vào người dân băng qua đường sắt, khiến nạn nhân chết tại chỗ.
Gần đây nhất, vào hồi 8 giờ sáng, ngày 13/4/2018, tàu hàng số hiệu 2601 di chuyển hướng Yên Bái – Lào Cai đến Km227+200, thuộc địa phận xã Lang Thíp, huyện Văn Yên thì phát hiện người dân đi trên đường sắt, lái tàu đã giảm tốc độ và rú còi để cảnh báo. Tuy nhiên, người dân vẫn đi trên đường ray, sau đó tàu không dừng kịp dẫn đến hậu quả một người tử vong.
Bên cạnh các vụ tai nạn thì tình trạng vi phạm hành lang ATGT đường sắt cũng diễn ra phổ biến. Trong 3 tháng đầu năm 2018, Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đường sắt Yên Lào đã phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý 4 vụ vi phạm hành lang ATGT đường sắt với các vi phạm chủ yếu là thi công xây dựng, san gạt đất trong phạm vi hành lang ATGT đường sắt. Từ những sự việc trên cho thấy, một bộ phận người dân còn chủ quan, coi thường tính mạng, không chấp hành Luật Giao thông đường sắt, tín hiệu cảnh báo khi đi qua đường sắt.
Các lực lượng tham gia khắc phục sự cố sạt lở đất vùi lấp đường ray tại ga Lâm Giang, huyện Văn Yên vào tháng 10/2017.
Hiện nay, dọc tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai qua địa phận tỉnh Yên Bái có hàng trăm điểm giao cắt với đường bộ, trong đó chỉ có 25 đường ngang có người gác, 2 đường ngang có biển báo, còn lại 262 điểm giao cắt là lối đi tự mở.
Trong khi đó, tại các khu vực nội thị, trung tâm thị trấn, mật độ dân cư tương đối đông, nhiều hộ dân vẫn hàng ngày sinh sống 2 bên đường sắt nên luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Qua tìm hiểu, hầu hết các lối đi dân sinh trên đều ngang bằng với mặt đường, tầm nhìn hạn chế, bị che khuất nên người tham gia giao thông rất khó phát hiện khi có tàu đến.
Để kiềm chế TNGT, thời gian qua, ngành đường sắt đã đề nghị chính quyền các địa phương khẩn trương phối hợp, tổ chức cảnh giới 40 vị trí lối đi dân sinh, nhất là các vị trí có xe cơ giới qua lại như: Km159+970, Km169+050, Km171+570, Km192+450.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu, hiện nay, mới chỉ có xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên thành lập được tổ tự quản ATGT đường sắt và tổ chức cảnh giới tại Km171+570. Bên cạnh đó, tại nhiều vị ví, Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đường sắt Yên Lào đã tổ chức rào, cắm cột bê tông cốt thép hạn chế lối đi, cắm biển chú ý tàu hỏa nhưng khi bàn giao cho chính quyền địa phương không quản lý được để người dân tự ý nhổ cọc, biển.
Thậm chí, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên không hợp tác trong việc tiếp nhận bàn giao cọc chôn hạn chế lối đi, cấm ô tô tại Km169+050 và 169+380. Ngoài ra, tại các xã Mậu Đông (Văn Yên), Tuy Lộc (thành phố Yên Bái), Báo Đáp (Trấn Yên) sau khi được Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đường sắt Yên Lào hướng kỹ thuật thi công các tấm lát tạo êm thuận nhưng sau khi đi vào khai thác, các địa phương này lại không tổ chức cảnh giới nên tiềm ẩn nguy cơ TNGT.
Qua đây có thể thấy, việc phối hợp triển khai thực hiện bảo đảm TTATGT đường sắt chưa nhịp nhàng và liên tục. Đặc biệt, các xã, phường có đường sắt đi qua chưa thực sự vào cuộc trong tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật về ATGT đường sắt cho nhân dân và chưa chủ động phối hợp quản lý hành lang đường sắt cũng như tổ chức cảnh giới tại những điểm giao cắt nguy hiểm.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đường sắt Yên Lào cho biết: "Thời gian qua, Công ty đã tổ chức cắm biển cảnh báo tại 121/122 lối đi cần cắm biển; rào, cắm cột bê tông cốt thép thu hẹp lối đi tự mở tại 80 điểm; cắm biển hạn chế phương tiện cơ giới tại 10 lối đi; làm trên 1,5 km đường gom. Ngoài ra, vào những dịp cao điểm, lễ, tết, Đoàn Thanh niên Công ty tổ chức cảnh giới tại 3 vị trí đường ngang dân sinh có nguy cơ mất an toàn cao là Km152+590, Km159+970, Km169+050”.
Bên cạnh những giải pháp của ngành đường sắt, thiết nghĩ, để kiềm chế TNGT đường sắt thì các bên liên quan cần phối hợp thực hiện nâng cấp, cải tạo các đường ngang tạo bề mặt lối đi bằng phẳng, êm thuận; cắm đầy đủ biển báo hiệu, làm gờ giảm tốc trên đường bộ do địa phương quản lý; đào tạo, bố trí người cảnh giới bảo đảm an toàn, trước mắt là tại các lối đi có nguy cơ xảy ra TNGT; đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Đường sắt và các quy định xử phạt đối với người vi phạm thông qua các phương tiện truyền thông và tuyên truyền miệng.
Cùng với đó, các ngành, địa phương cần thực hiện tốt việc tuyên truyền, huy động các cấp, các ngành và nhân dân cùng tham gia bảo đảm ATGT đường sắt; mở các đợt cao điểm để tập trung giải quyết tình hình phức tạp về trật tự ATGT đường sắt; không để xảy ra tình trạng ném đất, đá lên tàu, quăng ném hàng hóa khi tàu ra, vào ga, nhảy tàu; tiếp tục rà soát, cắm mốc giới hạn hành lang an toàn; xây dựng bổ sung hệ thống hàng rào, đường gom tại các điểm có mật độ tham gia giao thông cao và khu vực đông dân cư; tiếp tục kiểm tra, rào chắn thu hẹp các lối đi dân sinh để hạn chế xe cơ giới qua lại; bổ sung biển cảnh báo tại các lối đi dân sinh còn lại.