CTTĐT- Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Bộ Giao thông vận tải đã trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về các biện pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự xã hội.
Lực lượng cảnh sát giao thông huyện Văn Chấn kiểm tra giấy tờ người điều khiển phương tiện giao thông.
Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra, có chế tài xử lý nghiêm khắc tình trạng xe quá khổ, quá tải lưu thông trên các tuyến đường để không ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở hạ tầng, đảm bảo giao thông đi lại của nhân dân được an toàn lành mạnh.
Về vấn đề này, Bộ Giao thông Vận tải đã trả lời tại Văn bản số 36/BGTVT-ATGT ngày 03/02/2018 như sau:
Trong những năm qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và cả xã hội quan tâm vào cuộc; nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài về bảo đảm TTATGT đã được triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ trên phạm vi cả nước.
Kết quả, tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc đã có những chuyển biến tích cực; liên tiếp trong 06 năm (từ 2011 - 2016) tai nạn giao thông đã được kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí; Năm 2017, toàn quốc xảy ra 20.080 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.279 người, bị thương 17.040 người. So với năm 2016, tai nạn giao thông giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể, số vụ tai nạn giao thông giảm 1.509 vụ (giảm 6,99%), số người chết giảm 406 người (giảm 4,67%), số người bị thương giảm 2.240 người (giảm 11,62%).
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT và kéo giảm tai nạn giao thông, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trọng tâm về bảo đảm TTATGT theo chỉ đạo của Chính phủ, trong đó chú trọng thực hiện các nội dung sau:
1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm TTATGT; đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi và thay thế Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó đã nâng mức xử phạt đối với chủ xe, lái xe, người xếp hàng hóa nhằm bảo đảm tính răn đe và khả thi khi thực hiện; hiện nay, Bộ GTVT cũng đang trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là về chủ đề kiểm soát tải trọng xe; giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền đến Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ và cử tri của một số địa phương những quy định mới của pháp luật về kiểm soát tải trọng xe; đồng thời, đã tổ chức các Hội nghị tập huấn để hướng dẫn và nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng Thanh tra ngành GTVT trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính nói chung và trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện nói riêng.
3. Triển khai rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên đường bộ, đường sắt, thực hiện điều chỉnh, bổ sung hợp lý hệ thống báo hiệu đường bộ, thiết bị an toàn giao thông, bổ sung rào hộ lan, đường cứu nạn trên các tuyến đường bộ qua khu vực đèo dốc quanh co; tăng cường thực hiện công tác thẩm định, thẩm tra ATGT đối với các dự án xây dựng mới, nâng cấp cải tạo đường bộ và các tuyến đường bộ đang khai thác có nguy cơ mất an toàn giao thông cao.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm tình trạng xe quá khổ, quá tải lưu thông trên các tuyến đường để không ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở hạ tầng, đảm bảo giao thông đi lại của nhân dân được an toàn lành mạnh:
- Tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; đồng thời, đã ban hành Kế hoạch số 12885/KH-BGTVT ngày 01/11/2016 về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định theo Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt (tại Quyết định số 1885/QĐ-TTg ngày 30/9/2016); hiện đang chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương hoàn thiện thiết kế mô hình mẫu Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định để làm cơ sở triển khai lắp đặt tại các vị trí Trạm theo quy hoạch được phê duyệt. Các Trạm có kết nối dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc xử lý vi phạm sẽ được tiến hành công khai và minh bạch.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải: quản lý, vận hành các Trạm kiểm tra tải trọng xe (do Bộ GTVT trang cấp) và kiện toàn, tổ chức lại hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe phù hợp với tình hình của địa phương; rà soát, kiểm tra tại các đơn vị, địa phương về việc tổ chức ký cam kết kiểm soát tải trọng phương tiện, không chở hàng qúa trọng tải, không xếp hàng hóa lên xe quá trọng tải cho phép; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện cam kết đã ký.
- Tăng cường kiểm tra đôn đốc về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương: Trong năm 2017, Bộ GTVT đã thành lập Đoàn kiểm tra công tác kiểm soát tải trọng xe tại các cảng biển, các mỏ vật liệu trên địa bàn một số địa phương (như: Hòa Bình, Hà Nam, Phú Yên, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang và Cần Thơ). Kiểm tra tại các địa phương, Đoàn Kiểm tra đã kiến nghị Thanh tra Sở GTVT các địa phương xử lý vi phạm hành chính đối với một số đơn vị vi phạm về việc bốc xếp lên phương tiện vi phạm tải trọng theo quy định của pháp luật.
- Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo các cơ quan đơn vị trong ngành tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng của Bộ Công an trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung và trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện nói riêng nhằm chia sẻ thông tin trong việc kiểm soát tải trọng phương tiện và xử lý vi phạm hành chính, góp phần đảm bảo giao thông đi lại của nhân dân được an toàn và lành mạnh.
1745 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Bộ Giao thông vận tải đã trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về các biện pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự xã hội. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra, có chế tài xử lý nghiêm khắc tình trạng xe quá khổ, quá tải lưu thông trên các tuyến đường để không ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở hạ tầng, đảm bảo giao thông đi lại của nhân dân được an toàn lành mạnh.
Về vấn đề này, Bộ Giao thông Vận tải đã trả lời tại Văn bản số 36/BGTVT-ATGT ngày 03/02/2018 như sau:
Trong những năm qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và cả xã hội quan tâm vào cuộc; nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài về bảo đảm TTATGT đã được triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ trên phạm vi cả nước.
Kết quả, tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc đã có những chuyển biến tích cực; liên tiếp trong 06 năm (từ 2011 - 2016) tai nạn giao thông đã được kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí; Năm 2017, toàn quốc xảy ra 20.080 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.279 người, bị thương 17.040 người. So với năm 2016, tai nạn giao thông giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể, số vụ tai nạn giao thông giảm 1.509 vụ (giảm 6,99%), số người chết giảm 406 người (giảm 4,67%), số người bị thương giảm 2.240 người (giảm 11,62%).
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT và kéo giảm tai nạn giao thông, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trọng tâm về bảo đảm TTATGT theo chỉ đạo của Chính phủ, trong đó chú trọng thực hiện các nội dung sau:
1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm TTATGT; đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi và thay thế Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó đã nâng mức xử phạt đối với chủ xe, lái xe, người xếp hàng hóa nhằm bảo đảm tính răn đe và khả thi khi thực hiện; hiện nay, Bộ GTVT cũng đang trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là về chủ đề kiểm soát tải trọng xe; giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền đến Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ và cử tri của một số địa phương những quy định mới của pháp luật về kiểm soát tải trọng xe; đồng thời, đã tổ chức các Hội nghị tập huấn để hướng dẫn và nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng Thanh tra ngành GTVT trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính nói chung và trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện nói riêng.
3. Triển khai rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên đường bộ, đường sắt, thực hiện điều chỉnh, bổ sung hợp lý hệ thống báo hiệu đường bộ, thiết bị an toàn giao thông, bổ sung rào hộ lan, đường cứu nạn trên các tuyến đường bộ qua khu vực đèo dốc quanh co; tăng cường thực hiện công tác thẩm định, thẩm tra ATGT đối với các dự án xây dựng mới, nâng cấp cải tạo đường bộ và các tuyến đường bộ đang khai thác có nguy cơ mất an toàn giao thông cao.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm tình trạng xe quá khổ, quá tải lưu thông trên các tuyến đường để không ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở hạ tầng, đảm bảo giao thông đi lại của nhân dân được an toàn lành mạnh:
- Tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; đồng thời, đã ban hành Kế hoạch số 12885/KH-BGTVT ngày 01/11/2016 về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định theo Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt (tại Quyết định số 1885/QĐ-TTg ngày 30/9/2016); hiện đang chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương hoàn thiện thiết kế mô hình mẫu Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định để làm cơ sở triển khai lắp đặt tại các vị trí Trạm theo quy hoạch được phê duyệt. Các Trạm có kết nối dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc xử lý vi phạm sẽ được tiến hành công khai và minh bạch.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải: quản lý, vận hành các Trạm kiểm tra tải trọng xe (do Bộ GTVT trang cấp) và kiện toàn, tổ chức lại hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe phù hợp với tình hình của địa phương; rà soát, kiểm tra tại các đơn vị, địa phương về việc tổ chức ký cam kết kiểm soát tải trọng phương tiện, không chở hàng qúa trọng tải, không xếp hàng hóa lên xe quá trọng tải cho phép; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện cam kết đã ký.
- Tăng cường kiểm tra đôn đốc về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương: Trong năm 2017, Bộ GTVT đã thành lập Đoàn kiểm tra công tác kiểm soát tải trọng xe tại các cảng biển, các mỏ vật liệu trên địa bàn một số địa phương (như: Hòa Bình, Hà Nam, Phú Yên, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang và Cần Thơ). Kiểm tra tại các địa phương, Đoàn Kiểm tra đã kiến nghị Thanh tra Sở GTVT các địa phương xử lý vi phạm hành chính đối với một số đơn vị vi phạm về việc bốc xếp lên phương tiện vi phạm tải trọng theo quy định của pháp luật.
- Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo các cơ quan đơn vị trong ngành tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng của Bộ Công an trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung và trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện nói riêng nhằm chia sẻ thông tin trong việc kiểm soát tải trọng phương tiện và xử lý vi phạm hành chính, góp phần đảm bảo giao thông đi lại của nhân dân được an toàn và lành mạnh.