CTTĐT - Bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế nhanh và bền vững, UBND huyện Mù Cang Chải đã tập trung chỉ đạo, điều hành, vận dụng linh hoạt, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương từng bước đưa nền kinh tế huyện Mù Cang Chải phát triển nhanh, bền vững gắn với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Giai đoạn 2006 - 2016, huyện Mù Cang Chải đã triển khai, thực hiện các đề án, chính sách phát triển toàn diện trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.
Mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững đã được khẳng định trong Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2011 - 2015): “Phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc, nêu cao ý thức tự lực, tự cường của Đảng bộ, tập trung phát huy nội lực, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao bền vừng...nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Giữ vừng ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh...”
Trong 10 năm (2006-2016), Đảng ủy, UBND huyện cùng các tổ chức chính trị, xã hội và toàn thể nhân dân huyện Mù Cang Chải đã triển khai, thực hiện các đề án, chính sách phát triển toàn diện trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và đạt được kết quả tích cực.
Kinh tế tiếp tục phát triển khá, tốc độ tăng trưởng tăng khá cao, bình quân hàng năm tăng 11,5% (giai đoạn 2006-2010), tăng 15,1% (giai đoạn 201 1-2015). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng dần giá trị công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại (Nông - lâm nghiệp đạt 61,1% năm 2006, đạt 45,5% năm 2015; Công nghiệp - xây dựng đạt 14,7% năm 2006, đạt 25,0% năm 2015; Thương mại - dịch vụ đạt 24,2% năm 2006, đạt 29,5% năm 2015). Thu nhập bình quân đầu người từ 2,12 triệu đồng năm 2006 tăng lên 16 triệu đồng năm 2016.
Trong phát triển nông, lâm nghiệp, huyện đã từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng tiêu thụ sản phẩm, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 11.247,5 ha, tăng 3.918 ha so với năm 2006, trong đó chuyển đổi 1.460 ha lúa nương sang trồng ngô. Diện tích cây lương thực có hạt đạt 10.610 ha, tăng 4.007,5 ha so với năm 2006. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 39.580 tấn, tăng 24.713 tấn so với năm 2006.
Xác định phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hoá là một trong những khâu đột phá nhằm khai thác thế mạnh góp phần xoá đói, giảm nghèo, trong 10 năm qua, huyện đã thu hút được nhiều dự án phát triển chăn nuôi như: Dự án giảm nghèo, Dự án bò cái sinh sản, Dự án Ngân hàng bò... Tổng đàn gia súc chính toàn huyện năm 2016 (tại thời điểm 1/10/2016) là 55.534 con, tăng 19.869 con so với năm 2006. Đàn gia cầm 134,64 nghìn con, tăng 56.797 con so với năm 2006.
Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh trồng rừng, quản lý tài nguyên rừng kết hợp với giao rừng cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp. Trong đó huyện thực hiện tốt chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc nâng độ che phủ của rừng năm 2016 đạt 67%, tăng 25% so với năm 2006. Chỉ đạo nhân dân làm tốt công tác quản lý bảo vệ, trồng mới diện tích cây Sơn tra, duy trì diện tích cây Thảo qủa hiện có; phát triển một số loại cây trồng có giá trị khác mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Công tác xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng trên toàn huyện bắt đầu từ năm 2012. Đã thực hiện đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, bộ mặt nông thôn đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Đã thực hiện mở mới 581,3km đường đất kiên cố; xây dựng 22 cầu treo, 5 cầu bê tông cốt thép. Đến nay, đã có 02 xã đạt 11 tiêu chí; 02 xã đạt 10 tiêu chí; 04 xã đạt 9 tiêu chí; 02 xã đạt 8 tiêu chí; 01 xã đạt 07 tiêu chí; 01 xã đạt 5 tiêu chí.
Giai đoạn 2006 - 2016, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn được tập trung đẩy mạnh, góp phần tích cực làm chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế huyện. Hiện nay trên địa bàn huyện có trên 200 cơ sở sản xuất chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tập trung chủ yếu là chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống, khai thác vật liệu xây dựng, đồ dân dụng, sản xuất gạch, điện thương phẩm, khai thác các tiềm năng thế mạnh của huyện để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Triển khai thực hiện hỗ trợ từ Chương trình khuyến công cho nhân dân phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống như: nghề rèn đúc, thổ cẩm và các ngành khác như sản xuất gạch không nung, khai thác vật liệu xây dựng. Trong giai đoạn này đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, tạo điều kiện thu hút và giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội huyện. Thực hiện cải tạo, xây mới hàng trăm công trình cầu, cống, thủy lợi, kiên cố hóa hàng trăm km kênh mương, xây dựng, sửa chữa trường học, công trình cấp nước sinh hoạt. Hệ thống giao thông được nâng cấp, mở rộng phục vụ đi lại và giao lưu hàng hóa. Trong đó 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó 52/72 Km ôtô đi được 4 mùa, 100% các bản đã có đường xe máy, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Về phát triển văn hóa - xã hội, giai đoạn 2006-2016, quy mô mạng lưới trường, lớp được củng cố, phát triển; mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú được triển khai hiệu qủa, công tác quản lý giáo dục, chất lượng đội ngũ nhà giáo, chất lượng dạy học được nâng lên. Chỉ đạo triển khai quyết liệt Đề án rà soát sắp xếp quy mô trường lớp học. Chỉ đạo làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp, duy trì tỷ lệ thường xuyên, chuyên cần. Tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi ước đạt 97%; tỷ lệ học sinh THCS đi học đúng độ tuổi ước đạt 85,5%. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp ước đạt 98,0%. Tiếp tục duy trì, giữ vừng và nâng cao chất lượng công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học, THCS trên địa bàn.
Hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền, thể dục thể thao tiếp tục được đẩy mạnh, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày được nâng lên. Đến nay 100% xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở, tỷ lệ hộ dân cư được nghe Đài TNVN, xem THVN 75%. Tỷ lệ hộ dân được nghe, xem Đài truyền hình Yên Bái 40%. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá (theo tiêu chí mới) năm 2015 đạt 56% (năm 2006 đạt 22%). Tỷ lệ cơ quan đơn vị đạt danh hiệu văn hoá 57,7% (năm 2006 đạt 50%). Tỷ lệ làng, bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa 46% (năm 2006 đạt 15,9%). Thực hiện tốt việc vận động đồng bào dân tộc Mông toàn huyện ăn chung một tết vào dịp Tết Nguyên đán.
Công tác Y tế, dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cổ, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, đội ngũ y, bác sỹ, nhân viên y tế được nâng lên cả về số và chất lượng. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 31,65% năm 2006 còn 22% năm 2016; Tỷ tệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng các năm đều đạt trên 95%.
Công tác lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện chính sách an sinh xã hội được quan tâm. Tổng số lao động được tạo việc làm giai đoạn 2006 - 2016 đạt 7.935 lao động. Triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” giai đoạn 2006 - 2016, thực hiện đào tạo nghề cho 4.554 lao động trong đó đã cấp chứng chỉ 4.208 lao động, số lao động sau học nghề được giải quyết việc làm, tự tạo việc làm 1.928 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng theo từng năm, năm 2016 đạt 27,9%.
Công tác giảm nghèo được chú trọng, thông qua các chương trình, dự án và các nguồn lực đầu tư gắn với tuyên truyền thay đổi nhận thức vươn lên thoát nghèo bền vững. Đến nay đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ đói nghèo năm 2010 đạt 77,57%; năm 2015 là 47,47%, bình quân mỗi năm 5,3% giai đoạn 2006 - 2010 và giảm 6,6% giai đoạn 2011-2015.
Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đảm bảo chế độ cho các đối tượng chính sách, người có công. Đã hỗ trợ làm 1.222 nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167; hỗ trợ tiền điện cho 42.304 lượt hộ nghèo; cấp phát 416.884 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người dân, tỷ lệ dân số được tham gia BHYT hàng năm 90- 98%... Thực hiện tốt các chế độ, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của Đảng, Nhà nước được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng.
Làm tốt công tác quy hoạch, rà soát, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân; hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Quản lý tốt các hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, tài nguyên rừng trên địa bàn. Thực hiện tốt các cơ chế chính sách về hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện. Do vậy, qua 10 năm (2006 - 2016) tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn hiện nay đã đi vào ổn định đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời đóng vai trò quan trọng là cầu nối giữa người nông dân với các thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài huyện, đặc biệt đối với các vùng sâu, vùng xa, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, giúp giảm nghèo bển vững, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, tăng thu nhập bình quân đầu người... Các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực: Khai thác chế biên công nghiệp, xây dựng cơ bản, vận tải, thương mại và dịch vụ... các doanh nghiệp trên địa bàn có những đóng góp rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, chính vì vậy trong những năm tới, huyện sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, tạo ra động lực giúp các ngành kinh tế phát triển.
An ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được duy trì, an ninh nội bộ, an ninh vùng dân tộc được ổn định.
Huyện đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả công tác cải cách các thủ tục hành chính. Rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp. Các thủ tục hành chính được niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của huyện và được niêm yết công khai tại các cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt cơ chế “một cửa” và "một cửa liên thông” tại UBND huyện và 14 xã, thị trấn; tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian, giảm phiền hà cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu giải quyết công việc lại cơ quan hành chính nhà nước, góp phần chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
Trong thời gian tới huyện tiếp tục xác định nhiệm vụ, mục tiêu trọng điểm, các khâu đột phá phù hợp với từng giai đoạn, từng chương trình dự án quan trọng, phát huy nguồn lực,trước hết là nội lực để đầu tư phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và các nhu cầu dân sinh (xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nhà ở cho đối tượng chính sách, hộ nghèo, đồng bào dân tộc…).
3061 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế nhanh và bền vững, UBND huyện Mù Cang Chải đã tập trung chỉ đạo, điều hành, vận dụng linh hoạt, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương từng bước đưa nền kinh tế huyện Mù Cang Chải phát triển nhanh, bền vững gắn với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững đã được khẳng định trong Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2011 - 2015): “Phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc, nêu cao ý thức tự lực, tự cường của Đảng bộ, tập trung phát huy nội lực, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao bền vừng...nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Giữ vừng ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh...”
Trong 10 năm (2006-2016), Đảng ủy, UBND huyện cùng các tổ chức chính trị, xã hội và toàn thể nhân dân huyện Mù Cang Chải đã triển khai, thực hiện các đề án, chính sách phát triển toàn diện trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và đạt được kết quả tích cực.
Kinh tế tiếp tục phát triển khá, tốc độ tăng trưởng tăng khá cao, bình quân hàng năm tăng 11,5% (giai đoạn 2006-2010), tăng 15,1% (giai đoạn 201 1-2015). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng dần giá trị công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại (Nông - lâm nghiệp đạt 61,1% năm 2006, đạt 45,5% năm 2015; Công nghiệp - xây dựng đạt 14,7% năm 2006, đạt 25,0% năm 2015; Thương mại - dịch vụ đạt 24,2% năm 2006, đạt 29,5% năm 2015). Thu nhập bình quân đầu người từ 2,12 triệu đồng năm 2006 tăng lên 16 triệu đồng năm 2016.
Trong phát triển nông, lâm nghiệp, huyện đã từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng tiêu thụ sản phẩm, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 11.247,5 ha, tăng 3.918 ha so với năm 2006, trong đó chuyển đổi 1.460 ha lúa nương sang trồng ngô. Diện tích cây lương thực có hạt đạt 10.610 ha, tăng 4.007,5 ha so với năm 2006. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 39.580 tấn, tăng 24.713 tấn so với năm 2006.
Xác định phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hoá là một trong những khâu đột phá nhằm khai thác thế mạnh góp phần xoá đói, giảm nghèo, trong 10 năm qua, huyện đã thu hút được nhiều dự án phát triển chăn nuôi như: Dự án giảm nghèo, Dự án bò cái sinh sản, Dự án Ngân hàng bò... Tổng đàn gia súc chính toàn huyện năm 2016 (tại thời điểm 1/10/2016) là 55.534 con, tăng 19.869 con so với năm 2006. Đàn gia cầm 134,64 nghìn con, tăng 56.797 con so với năm 2006.
Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh trồng rừng, quản lý tài nguyên rừng kết hợp với giao rừng cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp. Trong đó huyện thực hiện tốt chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc nâng độ che phủ của rừng năm 2016 đạt 67%, tăng 25% so với năm 2006. Chỉ đạo nhân dân làm tốt công tác quản lý bảo vệ, trồng mới diện tích cây Sơn tra, duy trì diện tích cây Thảo qủa hiện có; phát triển một số loại cây trồng có giá trị khác mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Công tác xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng trên toàn huyện bắt đầu từ năm 2012. Đã thực hiện đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, bộ mặt nông thôn đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Đã thực hiện mở mới 581,3km đường đất kiên cố; xây dựng 22 cầu treo, 5 cầu bê tông cốt thép. Đến nay, đã có 02 xã đạt 11 tiêu chí; 02 xã đạt 10 tiêu chí; 04 xã đạt 9 tiêu chí; 02 xã đạt 8 tiêu chí; 01 xã đạt 07 tiêu chí; 01 xã đạt 5 tiêu chí.
Giai đoạn 2006 - 2016, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn được tập trung đẩy mạnh, góp phần tích cực làm chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế huyện. Hiện nay trên địa bàn huyện có trên 200 cơ sở sản xuất chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tập trung chủ yếu là chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống, khai thác vật liệu xây dựng, đồ dân dụng, sản xuất gạch, điện thương phẩm, khai thác các tiềm năng thế mạnh của huyện để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Triển khai thực hiện hỗ trợ từ Chương trình khuyến công cho nhân dân phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống như: nghề rèn đúc, thổ cẩm và các ngành khác như sản xuất gạch không nung, khai thác vật liệu xây dựng. Trong giai đoạn này đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, tạo điều kiện thu hút và giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội huyện. Thực hiện cải tạo, xây mới hàng trăm công trình cầu, cống, thủy lợi, kiên cố hóa hàng trăm km kênh mương, xây dựng, sửa chữa trường học, công trình cấp nước sinh hoạt. Hệ thống giao thông được nâng cấp, mở rộng phục vụ đi lại và giao lưu hàng hóa. Trong đó 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó 52/72 Km ôtô đi được 4 mùa, 100% các bản đã có đường xe máy, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Về phát triển văn hóa - xã hội, giai đoạn 2006-2016, quy mô mạng lưới trường, lớp được củng cố, phát triển; mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú được triển khai hiệu qủa, công tác quản lý giáo dục, chất lượng đội ngũ nhà giáo, chất lượng dạy học được nâng lên. Chỉ đạo triển khai quyết liệt Đề án rà soát sắp xếp quy mô trường lớp học. Chỉ đạo làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp, duy trì tỷ lệ thường xuyên, chuyên cần. Tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi ước đạt 97%; tỷ lệ học sinh THCS đi học đúng độ tuổi ước đạt 85,5%. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp ước đạt 98,0%. Tiếp tục duy trì, giữ vừng và nâng cao chất lượng công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học, THCS trên địa bàn.
Hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền, thể dục thể thao tiếp tục được đẩy mạnh, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày được nâng lên. Đến nay 100% xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở, tỷ lệ hộ dân cư được nghe Đài TNVN, xem THVN 75%. Tỷ lệ hộ dân được nghe, xem Đài truyền hình Yên Bái 40%. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá (theo tiêu chí mới) năm 2015 đạt 56% (năm 2006 đạt 22%). Tỷ lệ cơ quan đơn vị đạt danh hiệu văn hoá 57,7% (năm 2006 đạt 50%). Tỷ lệ làng, bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa 46% (năm 2006 đạt 15,9%). Thực hiện tốt việc vận động đồng bào dân tộc Mông toàn huyện ăn chung một tết vào dịp Tết Nguyên đán.
Công tác Y tế, dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cổ, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, đội ngũ y, bác sỹ, nhân viên y tế được nâng lên cả về số và chất lượng. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 31,65% năm 2006 còn 22% năm 2016; Tỷ tệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng các năm đều đạt trên 95%.
Công tác lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện chính sách an sinh xã hội được quan tâm. Tổng số lao động được tạo việc làm giai đoạn 2006 - 2016 đạt 7.935 lao động. Triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” giai đoạn 2006 - 2016, thực hiện đào tạo nghề cho 4.554 lao động trong đó đã cấp chứng chỉ 4.208 lao động, số lao động sau học nghề được giải quyết việc làm, tự tạo việc làm 1.928 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng theo từng năm, năm 2016 đạt 27,9%.
Công tác giảm nghèo được chú trọng, thông qua các chương trình, dự án và các nguồn lực đầu tư gắn với tuyên truyền thay đổi nhận thức vươn lên thoát nghèo bền vững. Đến nay đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ đói nghèo năm 2010 đạt 77,57%; năm 2015 là 47,47%, bình quân mỗi năm 5,3% giai đoạn 2006 - 2010 và giảm 6,6% giai đoạn 2011-2015.
Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đảm bảo chế độ cho các đối tượng chính sách, người có công. Đã hỗ trợ làm 1.222 nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167; hỗ trợ tiền điện cho 42.304 lượt hộ nghèo; cấp phát 416.884 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người dân, tỷ lệ dân số được tham gia BHYT hàng năm 90- 98%... Thực hiện tốt các chế độ, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của Đảng, Nhà nước được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng.
Làm tốt công tác quy hoạch, rà soát, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân; hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Quản lý tốt các hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, tài nguyên rừng trên địa bàn. Thực hiện tốt các cơ chế chính sách về hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện. Do vậy, qua 10 năm (2006 - 2016) tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn hiện nay đã đi vào ổn định đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời đóng vai trò quan trọng là cầu nối giữa người nông dân với các thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài huyện, đặc biệt đối với các vùng sâu, vùng xa, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, giúp giảm nghèo bển vững, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, tăng thu nhập bình quân đầu người... Các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực: Khai thác chế biên công nghiệp, xây dựng cơ bản, vận tải, thương mại và dịch vụ... các doanh nghiệp trên địa bàn có những đóng góp rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, chính vì vậy trong những năm tới, huyện sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, tạo ra động lực giúp các ngành kinh tế phát triển.
An ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được duy trì, an ninh nội bộ, an ninh vùng dân tộc được ổn định.
Huyện đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả công tác cải cách các thủ tục hành chính. Rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp. Các thủ tục hành chính được niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của huyện và được niêm yết công khai tại các cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt cơ chế “một cửa” và "một cửa liên thông” tại UBND huyện và 14 xã, thị trấn; tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian, giảm phiền hà cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu giải quyết công việc lại cơ quan hành chính nhà nước, góp phần chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
Trong thời gian tới huyện tiếp tục xác định nhiệm vụ, mục tiêu trọng điểm, các khâu đột phá phù hợp với từng giai đoạn, từng chương trình dự án quan trọng, phát huy nguồn lực,trước hết là nội lực để đầu tư phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và các nhu cầu dân sinh (xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nhà ở cho đối tượng chính sách, hộ nghèo, đồng bào dân tộc…).