Thực hiện Nghị quyết số 45 của HĐND tỉnh Yên Bái về sáp nhập, đổi tên thôn, bản, tổ dân phố, huyện Văn Yên đã tiến hành rà soát lại toàn bộ số thôn, bản và xây dựng đề án.
Người dân xã An Bình, huyện Văn Yên kê khai làm giấy tờ tùy thân
Ông Nguyễn Trọng Thủy - Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Văn Yên cho biết: "Việc rà soát, xây dựng phương án tổ chức thực hiện sáp nhập, kiện toàn thôn, bản, tổ dân phố được thực hiện đảm bảo theo trình tự, quy định, hợp lý, khách quan, phù hợp với điều kiện của từng địa phương và kịp thời nắm bắt, tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc ngay từ cơ sở theo thẩm quyền. Quá trình thực hiện, phát huy trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, thể hiện rõ quyết tâm cao và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở”.
Cùng với đó, huyện Văn Yên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở để phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ được những lợi ích của sáp nhập thôn, bản là để góp phần phát triển kinh tế - xã hội; tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể.
Khó khăn chung trong quá trình sáp nhập thôn, bản ở Văn Yên là ở các xã vùng cao, vùng thượng huyện có diện tích rộng, dân cư thưa thớt, nhiều thôn, bản dưới 100 hộ dân cần phải sáp nhập. Cụ thể như Viễn Sơn là một trong những xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện, có diện tích hơn 4.500 ha, toàn xã có 11 thôn, bản, sau khi sáp nhập dự kiến chỉ còn 6 thôn.
Ông Bàn Kim Vi - Trưởng thôn Khe Lợ cho biết: "Chủ trương sáp nhập thôn, bản đã được tuyên truyền đến từng hộ dân, đa phần nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, khó khăn nhất là sau khi sáp nhập khoảng cách về địa lý giữa các hộ trong thôn là rất lớn, từ đầu thôn đến cuối thôn cách xa tới 6km, mỗi lần báo dân đi họp sẽ rất vất vả. Hiện nay, mỗi lần báo họp tôi vẫn phải đến từng nhà hoặc gọi điện cho từng hộ mới có thể thông báo được nội dung”.
Theo ông Trần Ngọc Trác - Bí thư Đảng ủy xã Viễn Sơn thì sau khi sáp nhập, quy mô tổ chức Đảng và dân số tăng nhưng chế độ phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách vẫn giữ nguyên như trước đây là không hợp lý. Các cấp có thẩm quyền nên phân loại thôn, bản theo quy mô dân số để áp dụng chế độ phụ cấp phù hợp.
Bên cạnh đó, quy mô dân số tăng, các thiết chế văn hóa cũ không còn phù hợp, việc tổ chức sinh hoạt cộng đồng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, rất cần có cơ chế để phát huy hiệu quả cơ sở vật chất của các thôn trước khi sáp nhập.
Với những thôn xa trung tâm xã nên cho đấu giá đất và nhà văn hóa cũ để có kinh phí xây dựng nhà văn hóa mới, đáp ứng quy mô dân số sau sáp nhập.
Đồng thời, cần phải linh hoạt, uyển chuyển trong việc bố trí các chức danh cán bộ ở cấp thôn để hạn chế tăng số lượng cán bộ. Đặc biệt cần đảm bảo chế độ, chính sách cho những người hoạt động không chuyên trách thôi tham gia công tác sau khi sáp nhập.
Việc bổ sung điều chỉnh hương ước, quy ước các thôn sau sáp nhập cũng hết sức cần thiết vì trước đó các thôn cũ đều có quy ước, hương ước riêng, sau sáp nhập cần phải có quy ước, hương ước mới cho phù hợp.
Mặt khác, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong giao dịch các thủ tục hành chính, đề nghị các ngành chức năng có hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư các thôn mới thành lập trong việc làm hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác liên quan đến thủ tục hành chính.
Việc sáp nhập, kiện toàn thôn, bản, tổ dân phố sẽ tiếp tục được triển khai đồng loạt trên toàn tỉnh. Vì vậy, khó khăn, vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đòi hỏi các cấp, các ngành sớm vào cuộc để chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân của tỉnh thực sự đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả cao.
2022 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện Nghị quyết số 45 của HĐND tỉnh Yên Bái về sáp nhập, đổi tên thôn, bản, tổ dân phố, huyện Văn Yên đã tiến hành rà soát lại toàn bộ số thôn, bản và xây dựng đề án.Ông Nguyễn Trọng Thủy - Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Văn Yên cho biết: "Việc rà soát, xây dựng phương án tổ chức thực hiện sáp nhập, kiện toàn thôn, bản, tổ dân phố được thực hiện đảm bảo theo trình tự, quy định, hợp lý, khách quan, phù hợp với điều kiện của từng địa phương và kịp thời nắm bắt, tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc ngay từ cơ sở theo thẩm quyền. Quá trình thực hiện, phát huy trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, thể hiện rõ quyết tâm cao và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở”.
Cùng với đó, huyện Văn Yên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở để phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ được những lợi ích của sáp nhập thôn, bản là để góp phần phát triển kinh tế - xã hội; tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể.
Khó khăn chung trong quá trình sáp nhập thôn, bản ở Văn Yên là ở các xã vùng cao, vùng thượng huyện có diện tích rộng, dân cư thưa thớt, nhiều thôn, bản dưới 100 hộ dân cần phải sáp nhập. Cụ thể như Viễn Sơn là một trong những xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện, có diện tích hơn 4.500 ha, toàn xã có 11 thôn, bản, sau khi sáp nhập dự kiến chỉ còn 6 thôn.
Ông Bàn Kim Vi - Trưởng thôn Khe Lợ cho biết: "Chủ trương sáp nhập thôn, bản đã được tuyên truyền đến từng hộ dân, đa phần nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, khó khăn nhất là sau khi sáp nhập khoảng cách về địa lý giữa các hộ trong thôn là rất lớn, từ đầu thôn đến cuối thôn cách xa tới 6km, mỗi lần báo dân đi họp sẽ rất vất vả. Hiện nay, mỗi lần báo họp tôi vẫn phải đến từng nhà hoặc gọi điện cho từng hộ mới có thể thông báo được nội dung”.
Theo ông Trần Ngọc Trác - Bí thư Đảng ủy xã Viễn Sơn thì sau khi sáp nhập, quy mô tổ chức Đảng và dân số tăng nhưng chế độ phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách vẫn giữ nguyên như trước đây là không hợp lý. Các cấp có thẩm quyền nên phân loại thôn, bản theo quy mô dân số để áp dụng chế độ phụ cấp phù hợp.
Bên cạnh đó, quy mô dân số tăng, các thiết chế văn hóa cũ không còn phù hợp, việc tổ chức sinh hoạt cộng đồng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, rất cần có cơ chế để phát huy hiệu quả cơ sở vật chất của các thôn trước khi sáp nhập.
Với những thôn xa trung tâm xã nên cho đấu giá đất và nhà văn hóa cũ để có kinh phí xây dựng nhà văn hóa mới, đáp ứng quy mô dân số sau sáp nhập.
Đồng thời, cần phải linh hoạt, uyển chuyển trong việc bố trí các chức danh cán bộ ở cấp thôn để hạn chế tăng số lượng cán bộ. Đặc biệt cần đảm bảo chế độ, chính sách cho những người hoạt động không chuyên trách thôi tham gia công tác sau khi sáp nhập.
Việc bổ sung điều chỉnh hương ước, quy ước các thôn sau sáp nhập cũng hết sức cần thiết vì trước đó các thôn cũ đều có quy ước, hương ước riêng, sau sáp nhập cần phải có quy ước, hương ước mới cho phù hợp.
Mặt khác, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong giao dịch các thủ tục hành chính, đề nghị các ngành chức năng có hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư các thôn mới thành lập trong việc làm hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác liên quan đến thủ tục hành chính.
Việc sáp nhập, kiện toàn thôn, bản, tổ dân phố sẽ tiếp tục được triển khai đồng loạt trên toàn tỉnh. Vì vậy, khó khăn, vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đòi hỏi các cấp, các ngành sớm vào cuộc để chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân của tỉnh thực sự đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả cao.