Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 71/NQ-CP về một số chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều.
Ảnh minh họa.
Để hộ nghèo thiếu hụt đa chiều tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản bị thiếu hụt, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, Chính phủ quyết nghị một số chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều như sau:
Chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế
Thực hiện theo Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2017.
Chính sách hỗ trợ về giáo dục - đào tạo
Đối với thành viên hộ nghèo đa chiều thiếu hụt ít nhất 01 chỉ số về giáo dục (trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em) được thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo như đối với thành viên hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập.
Đối với thành viên hộ nghèo đa chiều thiếu hụt các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản khác được thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo như đối với thành viên hộ cận nghèo.
Chính sách hỗ trợ về nhà ở
Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan và các địa phương rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.
Chính sách hỗ trợ về nước sinh hoạt
Đối với hộ nghèo đa chiều thiếu hụt chỉ số về nguồn nước sinh hoạt thì được hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020.
Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác
Các chính sách hiện hành khác có quy định hỗ trợ đối với hộ cận nghèo thì hộ nghèo thiếu hụt đa chiều được hưởng chính sách hỗ trợ như đối với hộ cận nghèo.
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ pháp lý và các chính sách khác đối với hộ nghèo là dân tộc thiểu số, vùng miền núi, huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Đối với chính sách hỗ trợ về phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo: thực hiện theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian thực hiện đối với chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế: thực hiện theo Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ.
Đối với các chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, nhà ở, nước sinh hoạt và các chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác thời điểm hưởng chính sách kể từ ngày 31/5/2018.
Đối với các hộ nghèo thiếu hụt đa chiều đã được hưởng các chính sách như đối với hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thì không thực hiện thu hồi kinh phí đã bố trí để thực hiện chính sách.
Trường hợp các địa phương đã thực hiện hỗ trợ hộ nghèo thiếu hụt đa chiều như đối với hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập từ ngày 01/01/2016 đến thời điểm Nghị quyết này ban hành: Kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo. Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương theo nguyên tắc quy định tại Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017-2020.
Chính phủ giao các Bộ, ngành chủ trì quản lý chính sách, theo chức năng, nhiệm vụ rà soát đối tượng, đề xuất kinh phí, phương thức hỗ trợ và hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác, bảo đảm người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản bị thiếu hụt và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí ngân sách địa phương để thực hiện chính sách, nghiên cứu, xây dựng chính sách giảm nghèo tại địa phương; xây dựng giải pháp, mô hình phù hợp với địa bàn; tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách, pháp luật về giảm nghèo; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; phát huy dân chủ, công khai, minh bạch; nâng cao năng lực của chính quyền cơ sở và cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo.
1411 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 71/NQ-CP về một số chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều. Để hộ nghèo thiếu hụt đa chiều tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản bị thiếu hụt, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, Chính phủ quyết nghị một số chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều như sau:
Chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế
Thực hiện theo Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2017.
Chính sách hỗ trợ về giáo dục - đào tạo
Đối với thành viên hộ nghèo đa chiều thiếu hụt ít nhất 01 chỉ số về giáo dục (trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em) được thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo như đối với thành viên hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập.
Đối với thành viên hộ nghèo đa chiều thiếu hụt các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản khác được thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo như đối với thành viên hộ cận nghèo.
Chính sách hỗ trợ về nhà ở
Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan và các địa phương rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.
Chính sách hỗ trợ về nước sinh hoạt
Đối với hộ nghèo đa chiều thiếu hụt chỉ số về nguồn nước sinh hoạt thì được hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020.
Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác
Các chính sách hiện hành khác có quy định hỗ trợ đối với hộ cận nghèo thì hộ nghèo thiếu hụt đa chiều được hưởng chính sách hỗ trợ như đối với hộ cận nghèo.
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ pháp lý và các chính sách khác đối với hộ nghèo là dân tộc thiểu số, vùng miền núi, huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Đối với chính sách hỗ trợ về phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo: thực hiện theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian thực hiện đối với chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế: thực hiện theo Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ.
Đối với các chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, nhà ở, nước sinh hoạt và các chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác thời điểm hưởng chính sách kể từ ngày 31/5/2018.
Đối với các hộ nghèo thiếu hụt đa chiều đã được hưởng các chính sách như đối với hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thì không thực hiện thu hồi kinh phí đã bố trí để thực hiện chính sách.
Trường hợp các địa phương đã thực hiện hỗ trợ hộ nghèo thiếu hụt đa chiều như đối với hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập từ ngày 01/01/2016 đến thời điểm Nghị quyết này ban hành: Kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo. Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương theo nguyên tắc quy định tại Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017-2020.
Chính phủ giao các Bộ, ngành chủ trì quản lý chính sách, theo chức năng, nhiệm vụ rà soát đối tượng, đề xuất kinh phí, phương thức hỗ trợ và hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác, bảo đảm người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản bị thiếu hụt và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí ngân sách địa phương để thực hiện chính sách, nghiên cứu, xây dựng chính sách giảm nghèo tại địa phương; xây dựng giải pháp, mô hình phù hợp với địa bàn; tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách, pháp luật về giảm nghèo; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; phát huy dân chủ, công khai, minh bạch; nâng cao năng lực của chính quyền cơ sở và cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo.