An Thịnh là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất của đợt mưa lũ vừa qua trên địa bàn huyện Văn Yên.
Lãnh đạo xã Đại Phác cùng nông dân kiểm tra diện tích ngô ảnh hưởng do ngập lụt.
Theo báo cáo của UBND xã, tổng diện tích cây ngô bị ngập là 33,4 ha; trong đó, diện tích có thể khắc phục gần 2 ha; 31,5 ha lúa bị ngập, vùi lấp và có khoảng 20 ha có thể khôi phục, tập trung nhiều nhất ở thôn Gốc Nụ, Soi Ba Luồng, An Tiến.
Ông Trương Anh Xuân - Chủ tịch UBND xã An Thịnh cho biết: "Ngay sau khi nước rút, xã đã chỉ đạo lực lượng dân quân, đoàn thể cùng nhân dân vệ sinh đồng ruộng, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại về sản xuất nông nghiệp để báo cáo UBND huyện. Do thời gian ngập lâu nên một số diện tích ngô, lúa phải vài hôm nữa mới đánh giá được cụ thể. Một số thôn ven suối có những nơi bị vùi lấp tới gần 50 cm nên việc cải tạo cũng rất khó khăn và nếu cải tạo không được sẽ đề nghị các hộ dân chuyển sang trồng các loại cây rau màu, ngô để đảm bảo an ninh lương thực, nhất quyết không để ruộng bỏ hoang”.
Gốc Nụ là một trong những thôn có diện tích lúa bị vùi lấp nhiều nhất. Cả thôn có trên 17 ha lúa, trên 1 ha ngô thì có tới 12 ha lúa bị ngập, vùi lấp; trong đó, có khoảng 9,4 ha lúa có thể khắc phục, còn hơn 1 ha ngô đã bị vùi lấp hoàn toàn. Toàn bộ diện tích lúa, ngô của thôn đều nằm dọc theo con suối Ngòi Bục từ xã Mỏ Vàng chảy ra, nên cả cánh đồng mênh mông đã bị đất đá bồi lấp với ngổn ngang cây que.
Đại Phác cũng là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của trận lũ vừa qua với diện tích lúa bị ngập khoảng 70 ha, ngô 30 ha, tập trung nhiều nhất ở 2 thôn: Tân Minh, Phúc Thành.
Ông Hoàng Trung Kiên - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Hầu hết những diện tích bị vùi lấp nằm ven dòng suối, sông, nước lại ngập gần 2 ngày. Mặc dù chưa đánh giá chính xác mức độ thiệt hại, song qua kiểm tra thấy nhiều diện tích lúa, ngô không có khả năng khôi phục.
Hiện tại, xã đã chỉ đạo cán bộ địa chính - nông lâm phối hợp với các thôn kiểm đếm, đánh giá diện tích có thể khôi phục thì nhanh chóng khắc phục.
Những diện tích không thể khôi phục thì vận động bà con cải tạo để trồng ngô, còn để kịp cấy lúa thì rất khó. Cũng phải vài ngày nữa mới có con số chính xác đến từng thôn, từng thửa để báo cáo UBND huyện có mức hỗ trợ cụ thể cho bà con nông dân".
Theo báo cáo của UBND huyện Văn Yên, đến hết ngày 24/7, mưa lũ đã làm 650 ha lúa, ngô, hoa màu bị ảnh hưởng, trong đó lúa 506 ha, ngô 140 ha, 4 ha rau màu các loại. UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương nhanh chóng huy động lực lượng hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất.
Ông Vũ Quang Hải - Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn huyện cho biết: "Để ổn định tình hình sản xuất, đảm bảo kế hoạch trồng cây vụ đông, huyện đã ban hành Công điện số 06/CĐ-UBND ngày 22/7/2018 về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ của hoàn lưu cơn bão số 3, chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới. Huyện yêu cầu các địa phương nhanh chóng thống kê, kiểm đếm chính xác những diện tích lúa, ngô, rau màu bị thiệt hại để báo cáo huyện có hỗ trợ kịp thời cho nông dân nhanh chóng ổn định sản xuất”.
Đồng thời, huyện chỉ đạo các địa phương kiểm tra những diện tích nào có thể khôi phục thì chỉ đạo nhân dân nhanh chóng khôi phục, chuẩn bị đủ lượng giống lúa, hướng dẫn gieo cấy lại, bố trí giống lúa ngắn ngày, thời vụ kết thúc trước ngày 10/8.
Những diện tích lúa có thể phục hồi thì khuyến cáo bà con điều chỉnh mực nước tiêu thoát để lúa không bị đổ rạp, tăng cường chăm sóc, sử dụng các loại phân bón kích thích ra rễ, dùng phân bón lá thích hợp giúp cây lúa phục hồi nhanh. Hiện tại, công tác tổng hợp, thống kê và khắc phục thiệt hại mưa lũ trên địa bàn huyện Văn Yên đang được tiến hành khẩn trương, đảm bảo giúp các hộ dân nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.
1248 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
An Thịnh là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất của đợt mưa lũ vừa qua trên địa bàn huyện Văn Yên. Theo báo cáo của UBND xã, tổng diện tích cây ngô bị ngập là 33,4 ha; trong đó, diện tích có thể khắc phục gần 2 ha; 31,5 ha lúa bị ngập, vùi lấp và có khoảng 20 ha có thể khôi phục, tập trung nhiều nhất ở thôn Gốc Nụ, Soi Ba Luồng, An Tiến.
Ông Trương Anh Xuân - Chủ tịch UBND xã An Thịnh cho biết: "Ngay sau khi nước rút, xã đã chỉ đạo lực lượng dân quân, đoàn thể cùng nhân dân vệ sinh đồng ruộng, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại về sản xuất nông nghiệp để báo cáo UBND huyện. Do thời gian ngập lâu nên một số diện tích ngô, lúa phải vài hôm nữa mới đánh giá được cụ thể. Một số thôn ven suối có những nơi bị vùi lấp tới gần 50 cm nên việc cải tạo cũng rất khó khăn và nếu cải tạo không được sẽ đề nghị các hộ dân chuyển sang trồng các loại cây rau màu, ngô để đảm bảo an ninh lương thực, nhất quyết không để ruộng bỏ hoang”.
Gốc Nụ là một trong những thôn có diện tích lúa bị vùi lấp nhiều nhất. Cả thôn có trên 17 ha lúa, trên 1 ha ngô thì có tới 12 ha lúa bị ngập, vùi lấp; trong đó, có khoảng 9,4 ha lúa có thể khắc phục, còn hơn 1 ha ngô đã bị vùi lấp hoàn toàn. Toàn bộ diện tích lúa, ngô của thôn đều nằm dọc theo con suối Ngòi Bục từ xã Mỏ Vàng chảy ra, nên cả cánh đồng mênh mông đã bị đất đá bồi lấp với ngổn ngang cây que.
Đại Phác cũng là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của trận lũ vừa qua với diện tích lúa bị ngập khoảng 70 ha, ngô 30 ha, tập trung nhiều nhất ở 2 thôn: Tân Minh, Phúc Thành.
Ông Hoàng Trung Kiên - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Hầu hết những diện tích bị vùi lấp nằm ven dòng suối, sông, nước lại ngập gần 2 ngày. Mặc dù chưa đánh giá chính xác mức độ thiệt hại, song qua kiểm tra thấy nhiều diện tích lúa, ngô không có khả năng khôi phục.
Hiện tại, xã đã chỉ đạo cán bộ địa chính - nông lâm phối hợp với các thôn kiểm đếm, đánh giá diện tích có thể khôi phục thì nhanh chóng khắc phục.
Những diện tích không thể khôi phục thì vận động bà con cải tạo để trồng ngô, còn để kịp cấy lúa thì rất khó. Cũng phải vài ngày nữa mới có con số chính xác đến từng thôn, từng thửa để báo cáo UBND huyện có mức hỗ trợ cụ thể cho bà con nông dân".
Theo báo cáo của UBND huyện Văn Yên, đến hết ngày 24/7, mưa lũ đã làm 650 ha lúa, ngô, hoa màu bị ảnh hưởng, trong đó lúa 506 ha, ngô 140 ha, 4 ha rau màu các loại. UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương nhanh chóng huy động lực lượng hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất.
Ông Vũ Quang Hải - Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn huyện cho biết: "Để ổn định tình hình sản xuất, đảm bảo kế hoạch trồng cây vụ đông, huyện đã ban hành Công điện số 06/CĐ-UBND ngày 22/7/2018 về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ của hoàn lưu cơn bão số 3, chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới. Huyện yêu cầu các địa phương nhanh chóng thống kê, kiểm đếm chính xác những diện tích lúa, ngô, rau màu bị thiệt hại để báo cáo huyện có hỗ trợ kịp thời cho nông dân nhanh chóng ổn định sản xuất”.
Đồng thời, huyện chỉ đạo các địa phương kiểm tra những diện tích nào có thể khôi phục thì chỉ đạo nhân dân nhanh chóng khôi phục, chuẩn bị đủ lượng giống lúa, hướng dẫn gieo cấy lại, bố trí giống lúa ngắn ngày, thời vụ kết thúc trước ngày 10/8.
Những diện tích lúa có thể phục hồi thì khuyến cáo bà con điều chỉnh mực nước tiêu thoát để lúa không bị đổ rạp, tăng cường chăm sóc, sử dụng các loại phân bón kích thích ra rễ, dùng phân bón lá thích hợp giúp cây lúa phục hồi nhanh. Hiện tại, công tác tổng hợp, thống kê và khắc phục thiệt hại mưa lũ trên địa bàn huyện Văn Yên đang được tiến hành khẩn trương, đảm bảo giúp các hộ dân nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.