Chính phủ vừa ban hành Nghị định 32/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Ảnh minh họa
Về sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Nghị định 32/2020/NĐ-CP bổ sung quy định về cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Theo đó, cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật được huy động để tham gia hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin; điều tra, khảo sát; tham gia ý kiến về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Các tổ chức (Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nghiên cứu, đào tạo) được huy động tham gia làm cộng tác viên phải có lĩnh vực hoạt động phù hợp với lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Cá nhân được huy động tham gia làm cộng tác viên phải am hiểu lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo chế độ hợp đồng theo từng vụ việc cụ thể, trừ trường hợp cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Đánh giá tác động của việc thi hành pháp luật đối với đời sống kinh tế, xã hội
Nghị định 32/2020/NĐ-CP cũng bổ sung Điều 10a quy định về xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật. Cụ thể, trên cơ sở kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước được giao.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, đánh giá tác động tích cực, tác động tiêu cực của việc thi hành các quy định của pháp luật đối với đời sống kinh tế, xã hội.
Kịp thời xử lý văn bản trái luật
Ngoài ra, Nghị định 32/2020/NĐ-CP cũng bổ sung quy định về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Theo đó, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc kịp thời xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tổng hợp việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong báo cáo hằng năm gửi Bộ Tư pháp.
Trong trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc quyết định áp dụng pháp luật chưa bảo đảm tính chính xác, vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, ban hành mới văn bản theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật theo thẩm quyền được quy định tại Điều 118, Điều 119 và Điều 120 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
859 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 32/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.Về sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Nghị định 32/2020/NĐ-CP bổ sung quy định về cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Theo đó, cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật được huy động để tham gia hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin; điều tra, khảo sát; tham gia ý kiến về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Các tổ chức (Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nghiên cứu, đào tạo) được huy động tham gia làm cộng tác viên phải có lĩnh vực hoạt động phù hợp với lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Cá nhân được huy động tham gia làm cộng tác viên phải am hiểu lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo chế độ hợp đồng theo từng vụ việc cụ thể, trừ trường hợp cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Đánh giá tác động của việc thi hành pháp luật đối với đời sống kinh tế, xã hội
Nghị định 32/2020/NĐ-CP cũng bổ sung Điều 10a quy định về xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật. Cụ thể, trên cơ sở kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước được giao.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, đánh giá tác động tích cực, tác động tiêu cực của việc thi hành các quy định của pháp luật đối với đời sống kinh tế, xã hội.
Kịp thời xử lý văn bản trái luật
Ngoài ra, Nghị định 32/2020/NĐ-CP cũng bổ sung quy định về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Theo đó, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc kịp thời xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tổng hợp việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong báo cáo hằng năm gửi Bộ Tư pháp.
Trong trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc quyết định áp dụng pháp luật chưa bảo đảm tính chính xác, vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, ban hành mới văn bản theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật theo thẩm quyền được quy định tại Điều 118, Điều 119 và Điều 120 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.