CTTĐT - Không trông chờ, ỷ lại vào chính sách của nhà nước, với phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, không ngại gian khó, nhiều thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công trên địa bàn huyện Văn Yên đã tự vươn lên bằng chính sức lao động của mình. Họ trở thành những tấm gương tiêu biểu và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thương binh hạng ¾ Hoàng Văn Hoàn ở thôn Gốc Đa, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên là một tấm gương tiêu biểu, ông đã mạnh dạn đầu tư vào cơ sở mộc, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, đồng thời luôn hăng hái, nhiệt tình trong công tác xã hội.
Xưởng mộc của thương binh Hoàng Văn Hoàn thu hút gần chục lao động địa phương
Thương binh Hoàng Văn Hoàn, quê ở Lý Nhân- Hà Nam, nhập ngũ tháng 12/1974 đóng quân tại quân khu 9. Năm 1975, ông bị thương trong một trận đánh ở Mỹ Tho. Đến năm 1976, ông xuất ngũ về địa phương, năm 1979 ông cùng gia đình lên xã Đông An huyện Văn Yên làm kinh tế mới. Những năm đầu chuyển lên vùng kinh tế mới, do chỉ làm nghề nông nên cuộc sống của gia đình ông chật vật, thiếu thốn. Không cam chịu đói nghèo, từ năm 1980, ông Hoàn bắt đầu làm nghề mộc với những mặt hàng thủ công phục vụ nhà nông như cày, bừa rồi đóng giường, tủ, bàn ghế… bán cho bà con xung quanh thôn, xã. Các sản phẩm của ông làm ra đến đâu bán được đến đó, từ đó ông đã tích lũy được nguồn vốn.
Có vốn, gia đình ông lại đầu tư cho các sản phẩm khác, mua sắm máy móc, thuê nhân công. Dần dần hình thành xưởng mộc khang trang chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất trên địa bàn xã Đông An. Có nghề trong tay, có xưởng, ông Hoàn thuê thêm người và truyền dạy nghề mộc lại cho các con và những lao động mới. Nhiều người từ thợ phụ được ông đào tạo trở thành thợ chính, tay nghề cao. Có những lao động ông truyền nghề cho cả bố, con. Có thời điểm xưởng gỗ của gia đình ông Hoàn thu hút được trên 10 lao động với thu nhập bình quân từ 2 đến 6 triệu đồng/người/tháng.
Ông Hoàng Văn Hoàn tâm sự: “Là một thương binh, phát huy phẩm chất của người lính Cụ Hồ tàn nhưng không phế, tôi đã mở xưởng mộc vừa giải quyết việc làm cho các con vừa giải quyết việc làm cho những cựu chiến binh không có việc làm của thôn, của xã, cùng với đó tôi cũng đã đào tạo nghề cho những người có nhu cầu để giúp họ thoát nghèo và làm giàu từ nghề mộc”.
Không chỉ làm giàu từ nghề mộc cho gia đình, thương binh Hoàng Văn Hoàn còn là một chi hội trưởng hội cựu chiến binh thôn Gốc Đa, Khe Voi gương mẫu, nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động của hội. Với vai trò là chi hội trưởng hội cựu chiến binh ông đã tích cực vận động các hội viên cựu chiến binh thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước. Ông luôn là người đi đầu trong vận động xây dựng các loại quỹ của thôn, của xã … Với vai trò là chi hội trưởng hội cựu chiến binh, ông luôn đi sâu, đi sát vào cơ sở và luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những hội viên có nhu cầu phát triển kinh tế theo nghề mộc để nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo. Ông được mọi người trong thôn, trong chi hội cựu chiến binh rất tin yêu. Ông Hoàng Văn Cương, thôn Gốc Đa, xã Đông An, huyện Văn Yên cho biết: “Tôi là cựu chiến binh sinh hoạt tại chi hội cựu chiến binh thôn Gốc Đa, Khe Voi, ngày trước tôi chỉ ở nhà làm vườn nên cuộc sống gia đình rất khó khăn, được bác Hoàn động viên, khuyến khích và dạy nghề mộc, tôi đã chăm chỉ học nghề, đến nay tôi làm luôn cho xưởng mộc của nhà bác Hoàn, mỗi tháng tôi được trả công trên 6 triệu đồng, nhờ đó cuộc sống của gia đình tôi đã khấm khá hơn trước rất nhiều”.
Cùng với làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội mà gia đình ông Hoàn còn chăm sóc nuôi dạy các con trưởng thành. Hiện 4 người con của gia đình ông đã có xưởng mộc riêng và rất có uy tín trên địa bàn huyện Văn Yên và các huyện bạn. Đặc biệt ông đã chủ động tham mưu với ban chấp hành hội cựu chiến binh xã Đông An đẩy mạnh phong trào thi đua “Cựu chiến binh đoàn kết, giúp đỡ nhau xoá đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng", coi đây là một trong những việc làm thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đồng chí Bàn Đức Thuận - Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Đông An, huyện Văn Yên cho biết: “Đồng chí Hoàng Văn Hoàn là một thương binh tiêu biểu trong các phong trào của địa phương, đặc biệt là phong trào phát triển kinh tế, đồng chí đã mở xưởng mộc, tạo công ăn việc làm cho những lao động tại địa phương, đồng chí nhiều năm được xã, huyện, các ngành biểu dương khen thưởng, đồng chí Hoàn chính là tấm gương tiêu biểu cho các cựu chiến binh xã Đông An nói riêng, huyện Văn Yên nói chung phải học tập và noi theo”.
Với tinh thần vượt khó, sáng tạo, cần cù say mê lao động, thương binh Hoàng Văn Hoàn xứng đáng là điển hình cựu chiến binh tiêu biểu trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi; được các cấp Hội cựu chiến binh trong huyện Văn Yên biểu dương và nhân rộng, qua đó động viên các hội viên cựu chiến binh phát huy truyền thống tự lực, tự cường gương mẫu đi đầu trong lao động, góp phần tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương./.
1460 lượt xem
CTV: Khánh Chi - Lan Hanh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Không trông chờ, ỷ lại vào chính sách của nhà nước, với phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, không ngại gian khó, nhiều thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công trên địa bàn huyện Văn Yên đã tự vươn lên bằng chính sức lao động của mình. Họ trở thành những tấm gương tiêu biểu và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thương binh hạng ¾ Hoàng Văn Hoàn ở thôn Gốc Đa, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên là một tấm gương tiêu biểu, ông đã mạnh dạn đầu tư vào cơ sở mộc, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, đồng thời luôn hăng hái, nhiệt tình trong công tác xã hội.Thương binh Hoàng Văn Hoàn, quê ở Lý Nhân- Hà Nam, nhập ngũ tháng 12/1974 đóng quân tại quân khu 9. Năm 1975, ông bị thương trong một trận đánh ở Mỹ Tho. Đến năm 1976, ông xuất ngũ về địa phương, năm 1979 ông cùng gia đình lên xã Đông An huyện Văn Yên làm kinh tế mới. Những năm đầu chuyển lên vùng kinh tế mới, do chỉ làm nghề nông nên cuộc sống của gia đình ông chật vật, thiếu thốn. Không cam chịu đói nghèo, từ năm 1980, ông Hoàn bắt đầu làm nghề mộc với những mặt hàng thủ công phục vụ nhà nông như cày, bừa rồi đóng giường, tủ, bàn ghế… bán cho bà con xung quanh thôn, xã. Các sản phẩm của ông làm ra đến đâu bán được đến đó, từ đó ông đã tích lũy được nguồn vốn.
Có vốn, gia đình ông lại đầu tư cho các sản phẩm khác, mua sắm máy móc, thuê nhân công. Dần dần hình thành xưởng mộc khang trang chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất trên địa bàn xã Đông An. Có nghề trong tay, có xưởng, ông Hoàn thuê thêm người và truyền dạy nghề mộc lại cho các con và những lao động mới. Nhiều người từ thợ phụ được ông đào tạo trở thành thợ chính, tay nghề cao. Có những lao động ông truyền nghề cho cả bố, con. Có thời điểm xưởng gỗ của gia đình ông Hoàn thu hút được trên 10 lao động với thu nhập bình quân từ 2 đến 6 triệu đồng/người/tháng.
Ông Hoàng Văn Hoàn tâm sự: “Là một thương binh, phát huy phẩm chất của người lính Cụ Hồ tàn nhưng không phế, tôi đã mở xưởng mộc vừa giải quyết việc làm cho các con vừa giải quyết việc làm cho những cựu chiến binh không có việc làm của thôn, của xã, cùng với đó tôi cũng đã đào tạo nghề cho những người có nhu cầu để giúp họ thoát nghèo và làm giàu từ nghề mộc”.
Không chỉ làm giàu từ nghề mộc cho gia đình, thương binh Hoàng Văn Hoàn còn là một chi hội trưởng hội cựu chiến binh thôn Gốc Đa, Khe Voi gương mẫu, nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động của hội. Với vai trò là chi hội trưởng hội cựu chiến binh ông đã tích cực vận động các hội viên cựu chiến binh thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước. Ông luôn là người đi đầu trong vận động xây dựng các loại quỹ của thôn, của xã … Với vai trò là chi hội trưởng hội cựu chiến binh, ông luôn đi sâu, đi sát vào cơ sở và luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những hội viên có nhu cầu phát triển kinh tế theo nghề mộc để nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo. Ông được mọi người trong thôn, trong chi hội cựu chiến binh rất tin yêu. Ông Hoàng Văn Cương, thôn Gốc Đa, xã Đông An, huyện Văn Yên cho biết: “Tôi là cựu chiến binh sinh hoạt tại chi hội cựu chiến binh thôn Gốc Đa, Khe Voi, ngày trước tôi chỉ ở nhà làm vườn nên cuộc sống gia đình rất khó khăn, được bác Hoàn động viên, khuyến khích và dạy nghề mộc, tôi đã chăm chỉ học nghề, đến nay tôi làm luôn cho xưởng mộc của nhà bác Hoàn, mỗi tháng tôi được trả công trên 6 triệu đồng, nhờ đó cuộc sống của gia đình tôi đã khấm khá hơn trước rất nhiều”.
Cùng với làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội mà gia đình ông Hoàn còn chăm sóc nuôi dạy các con trưởng thành. Hiện 4 người con của gia đình ông đã có xưởng mộc riêng và rất có uy tín trên địa bàn huyện Văn Yên và các huyện bạn. Đặc biệt ông đã chủ động tham mưu với ban chấp hành hội cựu chiến binh xã Đông An đẩy mạnh phong trào thi đua “Cựu chiến binh đoàn kết, giúp đỡ nhau xoá đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng", coi đây là một trong những việc làm thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đồng chí Bàn Đức Thuận - Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Đông An, huyện Văn Yên cho biết: “Đồng chí Hoàng Văn Hoàn là một thương binh tiêu biểu trong các phong trào của địa phương, đặc biệt là phong trào phát triển kinh tế, đồng chí đã mở xưởng mộc, tạo công ăn việc làm cho những lao động tại địa phương, đồng chí nhiều năm được xã, huyện, các ngành biểu dương khen thưởng, đồng chí Hoàn chính là tấm gương tiêu biểu cho các cựu chiến binh xã Đông An nói riêng, huyện Văn Yên nói chung phải học tập và noi theo”.
Với tinh thần vượt khó, sáng tạo, cần cù say mê lao động, thương binh Hoàng Văn Hoàn xứng đáng là điển hình cựu chiến binh tiêu biểu trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi; được các cấp Hội cựu chiến binh trong huyện Văn Yên biểu dương và nhân rộng, qua đó động viên các hội viên cựu chiến binh phát huy truyền thống tự lực, tự cường gương mẫu đi đầu trong lao động, góp phần tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương./.